Khó khăn trong KCB BHYT bằng y học cổ truyền   

Cập nhật 09/3/2018, 09:03:00

Bệnh viện Y dược cổ truyền – Phục hồi chức năng tỉnh Gia Lai là tuyến khám bệnh chữa bệnh bằng y học cổ truyền cao nhất của tỉnh. Với chức năng thực hiện khám, chữa bệnh đa khoa, phục hồi chức năng kết hợp với y học cổ truyền và y học hiện đại. Ngoài công tác khám chữa bệnh thường xuyên, Bệnh viện còn tập trung nghiên cứu khoa học, bảo tồn, phát triển y dược cổ truyền của tỉnh. Thế nhưng hiện nay, số lượng bệnh nhân đến khám bệnh và điều trị tại bệnh viện rất ít, nhất là đối với bệnh nhân có thẻ BHYT đăng kí khám chữa bệnh ban đầu. Đây chính là nguyên nhân khiến bệnh viện đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động.

Bệnh nhân Lê Huy Việt – huyện Chư Pah bị tai biến mạch máu não cách đây nửa tháng đang được các bác sĩ của Bệnh viện Y dược cổ truyền – Phục hồi chức năng tỉnh Gia Lai tích cực điều trị. Đến nay sức khỏe của bệnh nhân tiến triển tốt và phục hồi nhanh.

Bà Bùi Thị Thu, Người nhà bệnh nhân cho biết: “Người nhà của tôi bị tai biến được cấp cứu kịp thời tại bệnh viện tỉnh, chụp Citi vỡ mạch máu não, chảy máu não nhưng 18 ngày bên bệnh viện tỉnh điều trị đỡ rồi chuyển sang bệnh viện này châm cứu. Sang đây được tấm lòng của bác sĩ, y sĩ rất nhiệt tình nên chồng tôi đã đứng được và đang tập đi dần. Nói chung ở đây các bác sĩ nhiệt tình lắm, chăm sóc tất cả các bệnh nhân chứ không riêng gì chồng nhà tôi”.

Không chỉ làm tốt công tác điều trị cho những bệnh nhân đang trong tình trạng cấp cứu, mà Bệnh viện Y dược cổ truyền – Phục hồi chức năng Gia Lai còn là địa chỉ quen thuộc để cho các bệnh nhân bị bệnh mãn tính đến điều trị thường xuyên và lâu dài.

Ông Trần Ngọc Tu – bệnh nhân nói: “Tôi bị thoái hóa cột sống dẫn đến bị thần kinh tọa dẫn đến bị tê tay, tê chân. Tôi nằm ở bệnh viện từ năm 2014. Tôi thấy y, bác sĩ rất là nhiệt tình chăm sóc bệnh nhân rất là chu đáo. Là một bệnh nhân tôi thấy y bác  sĩ ở bệnh viện y dược cổ truyền đúng như lời bác hồ dạy “Lương y như từ mẫu”.

Mặc dù được đánh giá là một bệnh viện kết hợp tốt giữa y học cổ truyền và y học hiện đại, trang thiết bị y tế được trang bị đầy đủ. Thế nhưng số lượng bệnh nhân đến khám bệnh mỗi ngày chỉ khoảng 50 bệnh nhân, còn bệnh nhân có thẻ BHYT đăng kí khám chữa bệnh ban đầu chưa tới 1000 thẻ mỗi năm, chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với các cơ sở khám chữa bệnh khác trên địa bàn toàn tỉnh.

BS CKI Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc Bệnh viện Y dược cổ truyền – PHCN tỉnh Gia Lai cho biết: “Bệnh viện cũng có mạnh dạn đề nghị các ngành chức năng, các ban ngành của tỉnh đặc biệt là UBND tỉnh, Sở Y tế có kế hoạch làm thế nào để phân bổ số lượng thẻ BHYT cho bệnh viện để bệnh viện có thể tổ chức KCB ban đầu cho có hiệu quả. Bởi vì đây là một cơ sở có đầy đủ các thiết bị, là một bệnh viện hạng 3 ngang tầm các tuyến huyện tôi nghĩ rằng có thể chữa trị các bệnh cấp tính, các bệnh mãn tính, đặc biệt các bệnh về phục hồi chức năng chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cho người bệnh và làm hài lòng cho người bệnh trong thời gian tới”.

Bên cạnh bệnh viện có rất ít bệnh nhân để điều trị thì những bất cập trong quy định về đăng kí khám chữa bệnh ban đầu về BHYT đối với bệnh viện y dược cổ truyền như không cho phép bác sĩ kê đơn thuốc dưới 7 ngày đối với bệnh cấp tính, không được cấp chứng chỉ hành nghề cho các chuyên khoa khác như phục hồi chức năng hay chẩn đoán hình ảnh là những vướng mắc mà bệnh viện đang gặp phải hiện nay. Và nếu không có giải pháp tháo gỡ thì Bệnh viện Y dược cổ truyền – Phục hồi chức năng tỉnh Gia Lai sẽ không thể đảm bảo công tác hoạt động và dần hướng đến tự chủ hoàn toàn về tài chính theo đúng lộ trình mà Bộ Y tế đã đề ra./.

Lệ Xuân, Minh Trí


Lượt xem: 297

1 thought on “Khó khăn trong KCB BHYT bằng y học cổ truyền   ”

  1. -Phát triển tuyến y tế cơ sở sao cho phù hợp với tình hình thực tế ( khả năng tài chính, trình độ kỹ thuật của đội ngũ cán bộ nhân viên, mặt bệnh phổ biến của dân cư trên địa bàn)
    – Chuyên khoa y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại- Phục hồi chức năng là giải pháp đầu tư thông minh, hiệu quả để phát triển năng lực các tổ chức Y tế địa phương, mô hình bác sỹ gia đình..
    I/ Những lý do để lựa chọn:
    1. Thực tế cho thấy rằng ở các địa phương, tỉ lệ người bị tàn tật, khuyết tật, mắc các bệnh mãn tình về thần kinh cơ, xương, khớp…ngày càng gia tăng, là gánh nặng đối với gia đình, xã hội. chuyên khoa y học cổ truyền – phục hồi chức năng giúp các bệnh nhân hồi phục toàn diện chức năng vận động, giảm tỷ lệ tàn tật, tăng khả năng tái hội nhập cộng đồng – nâng cao chất lượng cuộc sống.
    2. Y tế tuyến cơ sở tuy đã được đầu tư về mặt bằng và tổ chức biên chể nhưng không thu hút được người bệnh vì năng lực khám chữa bệnh còn hạn chế. Đầu tư Trang thiết bị dàn trải không phù hợp với trình độ đội ngũ chuyên môn kỹ thuật…. Người bệnh thường vượt tuyến kể cả khi mắc các bệnh thông thường do vậy Bác sỹ ở cơ sở không phát triển được tay nghề, cuộc sống khó khăn, không chăm lo xây dựng đơn vị. Phát triển Chuyên khoa chẩn trị y học cổ truyền – Phục hồi chức năng trong tuyến Y tế cơ sở sẽ trực tiếp chăm sóc sức khỏe cho người bệnh tại địa phương. xây dựng niềm tin trong cộng đồng dân cư – Y tế cơ sở có người bệnh, cán bộ có việc làm, tăng thu nhập, tay nghề nâng cao, thu hút cán bộ có trình độ về làm việc tại cơ sở, thuận lợi cho việc đầu tư pt các kỹ thuật khác.
    3. Thực tế đã chứng minh – Thầy thuốc y học Cổ truyền hòa nhập và phát huy năng lực của mình rất tốt khi họ nhận thức đúng tầm quan trọng của sự kết hơp giữa nền y học hiện đại và Y học cổ truyền cả trong chẩn đoán và trong điều trị. đây là điều kiện kiên quyết để phát huy cao nhất năng lực của thấy thuốc Y học cổ truyền.
    4. Hoạt động này ở Việt Nam chưa phát triển, do vậy đây là một mảnh đất trống, màu mỡ, có thể đầu tư khai thác nó một cách hiệu quả.
    5. Việc đầu tư trang thiết bị cũng như điều kiện để mở một phòng khám không ngặt nghèo như các lĩnh vực y tế khác, Kỹ thuật thực hiện đơn giản – Thuận lợi cho người thấy thuốc tự mở một phòng khám cho riêng mình, phát huy hiệu quả trong bảo vệ sức khỏe cộng đồng và tăng trưởng kinh tế một cách ổn định và trắc chắn.
    6. Chẩn trị Y học cổ truyền – PHCN là hoạt động rất phù hợp với tuyến y tế cơ sở ( vùng sâu, vùng xa, biên giới biển đảo, các bệnh xá quân dân y kết hợp ..) cả vể trình độ cán bộ kỹ thuât, nhu cầu điều trị ban đầu, khả năng đáp ứng trong đầu tư về tổ chức, nhân sự, cơ sở hạ tầng, Trang thiệt bị… Làm tốt hoạt động này sẽ phát huy cao nhất năng lực của cán bộ y tế cơ sở, thúc đẩy sự phát triển Y tế cộng đồng và y tế dự phòng, giảm tải đáng kể cho các tổ chức y tế tuyến trên, tạo điều kiện để y tế tuyến trên phát triển những công nghệ mới, hiên đại, hiêu quả trong chẩn đoán và điều trị.
    Nhữn điều nêu trên đủ để thấy rằng việc Phát triển hoạt động điều trị chuyên khoa chẩn trị Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng với sự hỗ trợ của các thiệt bị Vật lý trị liệu hiện đại ở mọi tổ chức y tế trong và ngoài công lập là nhu cầu cấp bách rất thực tế và khách quan.
    II/ Giải pháp hữu ích khi đầu tư cho phòng khám.
    1/ Lựa chọn Trang thiết bị phục vụ cho cơ sở Y tế:
    – Chủ đầu tư cần phải nhận thức một cách nghiêm túc và đúng đắn rằng: Xu hướng hiện nay, Người bệnh đánh giá năng lực của cơ sở điều trị dựa vào các trang thiết bị hiện có chứ chưa phải uy tín của người thầy thuốc, do vậy ứng dụng công nghệ hiện đại (Đầu tư thiết bị vật lý trị liệu) là định hướng quan trọng nhất.
    – Nhìn chung các thiết bị vật lý trị liệu sản xuất trong nước và ngoài nước đều có các thông số kỹ thuật cơ bản nằm trong phạm vi tiêu chuẩn cho phép, do vậy Việc sử dụng các thiết bị VLTL trong nước sản suất đã được Bộ y tế cấp phép lưu hành sẽ là sự lựa chọn thông minh của cá nhân và tổ chức là chủ đầu tư.

Trả lời Vũ Ngọc Tuấn Hủy