Viện BVTV: Mở đợt cao điểm tuyên truyền giải pháp cấp bách  phòng chống bệnh chết nhanh, chết chậm  trong mùa mưa 2016

Cập nhật 10/8/2016, 07:08:30

Tại Gia Lai, Viện Bảo vệ thực vật vừa tổ chức đợt truyền thông cao điểm, hướng dẫn bà con các giải pháp cấp bách phòng chống bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây hồ tiêu với sự tham gia tình nguyện của các nhà khoa học, chuyên viên nghiên cứu đến từ Viện BVTV và Chi cục trồng trọt- BVTV Gia Lai.

Tại Gia Lai, Viện Bảo vệ thực vật ( BVTV) vừa  tổ chức đợt truyền thông cao điểm, hướng dẫn bà con  các giải pháp cấp bách  phòng chống bệnh chết nhanh, chết chậm  trên cây hồ tiêu với sự tham gia tình nguyện  của các nhà khoa học, chuyên viên nghiên cứu đến từ Viện BVTV và  Chi cục trồng trọt- BVTV Gia Lai.

10.8 modotcaodiem

Bà con nông dân được  hướng dẫn thực hiện  một số giải pháp cấp bách  phòng trừ  bệnh chết nhanh, chết chậm  trên cây hồ tiêu trong mùa  mưa năm 2016 và đầu mùa khô 2016-2017.

Chương trình được thực hiện tại 30 xã của  3 huyện  trồng tiêu trọng điểm của tỉnh Gia Lai,  đó là huyện Chư Sê, Chư Pưh và Chư Prông. Tại đây  bà con được  hướng dẫn thực hiện  một số giải pháp cấp bách  phòng trừ  bệnh chết nhanh, chết chậm  trên cây hồ tiêu trong mùa  mưa năm 2016 và đầu mùa khô 2016-2017.

Thạc sỹ  Lê Thị Hiền, nghiên cứu viên chính , Viện  BVTV cho biết: “Xuất phát từ tình hình thực tế bệnh hại trên vườn tiêu , Viện BVTV  đã triển khai chiến dịch truyền thông, chúng tôi là những người tình nguyện  tham gia tập huấn kỹ thuật  và hướng  dẫn bà con nông dân  tại các vùng trồng tiêu trọng điểm trong tỉnh thực hiện các giải pháp tổng hợp”.

Theo Viện BVTV, triệu chứng dễ nhận thấy nhất khi tiêu bị bệnh hại là  cây không còn rễ tơ hoặc còn rất ít , trên rễ hình thành nhiều nốt sưng. Lá vàng, rụng đốt và còi cọc. Sau một vài vụ  cây có thể bị chết . Trong trường hợp bị nấm gây hại trong mùa mưa, rễ  có thể bị thối đen , cây bị  chết nhanh chóng trong vòng 7 đến 10 ngày.  Nguyên nhân gây  bệnh chết  nhanh, chết chậm do  sự tấn công của tuyến trùng, rệp sáp và nấm Phy top to ra cùng một số loại nấm khác trong đất gây ra….làm  giảm năng suất, chất lượng và thậm chí làm chết hàng loạt vườn tiêu.

Anh Đinh Tim, xã  Kông H Tốc  – Chư Sê – Gia Lai cho biết: “Nhà  tôi trồng  tiêu nhưng bị bệnh nhiều lắm. bây giờ đi học tập tập để biết để về chăm sóc vườn tiêu được tốt hơn”.

Thực tế  canh tác của bà con  trong những năm qua cho thấy bệnh hại trên tiêu luôn tồn tại và tiềm ẩn trên đồng ruộng, nếu có điều kiện thuận lợi chúng có thể phát sinh gây hại mạnh, nhất là sau thời gian có mưa liên tục, ẩm độ cao. Đến thời điểm này  Gia Lai  mới đang vào giữa mùa mưa  nhưng ở hầu hết các vùng trồng tiêu tỷ lệ cây bị bệnh đang có chiều hướng gia tăng. Theo dự báo thời gian tới khi mùa mưa kết thúc, cây tiêu bị bệnh sẽ bị mất cân bằng nước do bộ rễ cây tiêu đã bị hủy hoại một phần hoặc cả bộ rễ đã bị hủy hoại, lượng nước do cây hấp thu được không thể bù đắp nổi lượng thoát hơi nước qua lá và các bộ phận trên mặt đất dẫn đến cây tiêu bị chết rất nhanh. Chính vì vậy  bà con phải thường xuyên thăm đồng , phát hiện và xử lý kịp thời các nguy cơ gây bệnh hại theo đúng các  giải pháp  và quy trình  canh tác hồ tiêu  tổng hợp như  các nhà chuyên  môn đã hướng dẫn. /.

Mai Loan, K Sor Tuối


Lượt xem: 75

Trả lời