Khai thác mật ong rừng ở Kbang

Cập nhật 10/8/2016, 08:08:37

Bài toán giữ rừng ở Kbang có lẽ chưa bao giờ hết tính thời sự. Bên cạnh sự nỗ lực của các ngành chức năng, phát huy vai trò của người dân bản địa trong công tác này được đánh giá là một trong giải pháp hiệu quả để bảo tồn và phát triển rừng.

Không phụ công những người gắn bó với rừng, thiên nhiên Kbang đã ưu đãi cho họ nhiều sản vật từ rừng. Và mật ong là một trong số đó. Hãy cùng chúng tôi tận mục sở thị một chuyến đi rừng với người dân ở xã Sơn Lang để tìm hiểu về một nghề độc đáo ở làng Điện Biên, làm nên thương hiệu của mật ong rừng Kbang.

Bài toán giữ rừng ở Kbang có lẽ chưa bao giờ hết tính thời sự. Bên cạnh sự nỗ lực của các ngành chức năng, phát huy vai trò của người dân bản địa trong công tác này được đánh giá là một trong giải pháp hiệu quả để bảo tồn và phát triển rừng.

Không phụ công những người gắn bó với rừng, thiên nhiên Kbang đã ưu đãi cho họ nhiều sản vật từ rừng. Và mật ong là một trong số đó. Hãy cùng chúng tôi tận mục sở thị một chuyến đi rừng với người dân ở xã Sơn Lang để tìm hiểu về một nghề độc đáo ở làng Điện Biên, làm nên thương hiệu của mật ong rừng Kbang.

10.8matong

Nhìn cái cách mà những người dân làng Điện Biên, xã Sơn Lang thông thuộc đường lối dễ làm cho mọi người nghĩ rằng nguyên một cánh rừng hàng chục ngàn ha ở Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, huyện Kbang này không có chỗ nào là chưa từng có dấu chân họ.

Bản tính cần cù, chịu khó, cộng thêm sự am hiểu tập tính của các sinh vật trong rừng có thể xem là những ưu điểm giúp cho dân làng Điện Biên luôn tìm được những tổ ong to và mật chất lượng tốt. Có thể ví đây là những chuyên gia trong việc khai thác mật ong rừng.

Một tổ ong đã được phát hiện, nhưng tổ này chưa đến thời điểm thu hoạch, cứ đánh dấu ở đó, lần sau sẽ tới. Kinh nghiệm đi rừng giúp cho những chuyên gia lấy mật này có những đánh giá chính xác về chất lượng mật ở các tổ dù không cần phải leo lên đến nơi. Nhóm phóng viên chúng tôi đành hụt mất cảnh quay lấy mật trong chuyến công tác đầu tiên.

Quyết tâm tận mục sở thị khai thác mật ong rừng dẫn chúng tôi theo chân ông Đinh Tin – một trong những người khai thác mật ong giỏi nhất ở khu vực xã Sơn Làng này. Vào mùa lấy mật, tức là từ tháng 3 đến tháng 8 hàng năm, trung bình mỗi ngày ông có thể lấy được trên dưới 20 lít mật.

Câu chuyện còn đang dang dở thì tổ ong đầu tiên đã được phát hiện. Thao tác làm đuốc để hun khói xua ong đi còn nhanh hơn thế.

Phải tận mắt chứng kiến mới hiểu hết giá trị của mỗi lít mật ong rừng chính hiệu được lấy từ rừng, nhất là rừng ở khu vực huyện Kbang này.

Mật ong không còn là thực phẩm xa lạ đối với nhiều gia đình. Nhưng được tận mắt chứng kiến cảnh khai thác mật, đặc biệt là thưởng thức ngay tại rừng thì quả thật là một trải nghiệm thú vị.

Những người dân làm nghề khai thác mật trong làng ngày một nhiều, nhưng rủi ro từ những lần trèo cây hái mật cũng không ít, khiến cho mật ong rừng vẫn rất giá trị. Và vì giá trị nên tình trạng trà trộn mật ong nuôi cũng không phải hiếm. Nhiều cách giúp phân biệt mật ong rừng được chia sẻ nhưng chính xác nhất là phải nếm, thưởng thức và mua từ chính tay những người đi lấy mật tại những cánh rừng này.

Bây giờ thì tôi mới hiểu vì sao mật ong rừng lại trở thành một sản vật mang thương hiệu Kbang.

Cũng cần mẫn như chính những chú ong, người dân làng H’Lâm đang mang lại cho Kbang nói riêng và Gia Lai nói chung một sản vật giá trị từ rừng và xây dựng được thương hiệu riêng không chỉ cho mật ong rừng Kbang.

Gắn bó và hưởng lợi từ rừng theo cách này giúp người dân bản địa thêm quyết tâm để giữ nguyên màu xanh cho những cánh rừng nguyên sinh ở Kbang./.

Hoà Giang- Phan Nguyên – Minh Vũ

 


Lượt xem: 1198

Trả lời