Hiệu quả mô hình trồng Nén ở xã Tơ Tung

Cập nhật 31/10/2022, 14:10:33

Những năm gần đây, nhiều người dân ở xã Tơ Tung (huyện Kbang) đã đầu tư trồng cây Nén. Đây là loại cây dễ trồng, mức đầu không lớn, nhưng đem lại hiệu quả kinh tế khá cao trên cùng một diện tích canh tác. 

Sau hơn 6 tháng trồng và chăm sóc, người trồng Nén ở xã Tơ Tung rất phấn khởi khi bước vào mùa thu hoạch. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Nén không khó lắm. Trước khi chuẩn bị vào vụ trồng nên tiến hành cày, xử lý cỏ dại, các mầm bệnh trong đất và chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác. Khi trồng nên bón lót phân chuồng hoặc phân NPK, sau đó san bằng đất, rồi đánh luống rộng 1,2 đến 1,3 m/luống, rạch hàng cách hàng 40 cm, trồng cây cách cây từ 2 đến 4 cm; cuối cùng lấp đất, phủ rơm rạ hoặc lá mía khô lên mặt luống. Làm như vậy vừa giữ độ ẩm, hạn chế cỏ dại mọc, vừa tạo độ tơi xốp cho đất, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.

Ông Ngụy Văn Trường, Làng Đồng Tâm, xã Tơ Tung, huyện Kbang  cho biết: “Gia đình tôi bắt đầu trồng cây Nén từ năm 2018 và giá trị của nó thì đạt cao hơn so với các loại cây trồng khác, như: Cây bắp, cây đậu,… So với mọi năm trước thì vụ Nén năm nay đạt hơn các năm trước rất nhiều. Hiện giá đang được các thương lái thu mua dao động từ 100.000 đồng đến 110.000 đồng/kg và cao hơn so với cùng kỳ năm 2021 khoảng 20.000 đồng đến 30.000 đồng/kg. Năng suất bình quân đạt khoảng 7 tạ/sào, còn những hộ gia đình nào vượt trội thì năng suất sẽ cao hơn”.

Hiện trên địa bàn xã Tơ Tung có trên 15 ha Nén và đây cũng là địa phương có diện tích cây Nén được trồng nhiều nhất ở huyện Kbang. Mỗi kg Nén đang được các thương lái thu mua tại ruộng dao động từ  100.000 đồng đến 110.000/kg, có thời điểm lên đến 120.000 đồng/kg. Mỗi sào Nén cho thu nhập từ 45 đến 50 triệu đồng, sau khi trừ chi phí.

Thực tế cho thấy, việc chuyển đổi diện tích kém hiệu quả sang trồng Nén có thể nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân, nhất là đối với những hộ không có nhiều đất canh tác.
Cũng ở làng Đồng Tâm (xã Tơ Tung, huyện Kbang) gia đình bà Ma Thị Chinh mới chuyển đổi trồng thí điểm hơn 2 sào Nén trong vụ này và đã mang lại hiệu quả cao hơn so với các loại cây trồng khác.
Bà Ma Thị Chinh,  Làng Đồng Tâm, xã Tơ Tung, huyện Kbang  nói: “Tôi thấy trồng cây Nén này thì cho thu nhập cao hơn so với các loại cây trồng khác, nếu tính trên cùng một diện tích đất canh tác”.

Bà Trần Thị Nghĩa,  Làng Đồng Tâm, xã Tơ Tung, huyện Kbang cho biết: ” Nói chung cây Nén thì tôi thấy giá cả tương đối ổn định và cho thu nhập cao, mấy năm trước thì gia đình tôi không có trồng nhưng năm nay gia đình tôi cũng có trồng 50kg Nén giống và dự tính sẽ thu được khoảng 7 tạ và giá được thu mua hiện tại đang dao động từ 100.000 đồng đến 110.000 đồng/kg, sang năm nếu thuê được đất thì tôi cũng muốn trồng thêm khoản 1 tạ đến 1,5 tạ Nén giống, diện tích thì  cở khoảng 2 đến 3 sào đất gì đó”.

Hiện trên địa bàn xã Tơ Tung có trên 15 ha Nén và đây cũng là địa phương có diện tích cây Nén được trồng nhiều nhất ở huyện Kbang. Mỗi kg Nén đang được các thương lái thu mua tại ruộng dao động từ  100.000 đồng đến 110.000/kg, có thời điểm lên đến 120.000 đồng/kg. Mỗi sào Nén cho thu nhập từ 45 đến 50 triệu đồng, sau khi trừ chi phí.

Thực tế cho thấy, việc chuyển đổi diện tích kém hiệu quả sang trồng Nén có thể nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân, nhất là đối với những hộ không có nhiều đất canh tác.
Bà Trần Thị Thơ, Phó Chủ tịch UBND xã Tơ Tung, huyện Kbang   cho biết  : “Đối với cây Nén trên địa bàn xã thì trong vài năm trở lại đây thì bà con nông dân trên địa bàn xã không ngừng mở rộng diện tích trồng đối với loại cây trồng này, với giá cả như năm 2021 và 2022 này thì tương đối ổn định và mang lại thu nhập tương đối cao cho người nông dân và việc người dân trồng cây Nén cũng đã góp phần đa dạng hóa cây trồng trên địa bàn xã. Trong thời gian tới thì chính quyền địa phương sẽ tiếp tục khuyến cáo người dân mở rộng thêm diện tích cây Nén; đồng thời, phối hợp với Hội Nông dân xã để thành lập các nhóm chung sở thích, các tổ, nhóm, Hội để người dân có thể trao đổi kinh nghiệm trong việc canh tác cây Nén”.

Nhóm PVTS


Lượt xem: 3

Trả lời