Dang dở ở buôn tái định canh, định cư Hlang

Cập nhật 15/6/2016, 14:06:21

Định canh, định cư và tái định canh, định cư là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, với mục tiêu bố trí, sắp xếp lại dân cư, đồng thời cũng là giải pháp để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng… Trong đó, việc bố trí dân cư phải tập trung, có trọng điểm, điều kiện sống nơi ở mới phải bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ…

 Tuy vậy, tại buôn định canh, định cư Hlang, xã Chư Căm, huyện Krông Pa, dù dự án đã thực hiện được 5 năm nay nhưng mới chỉ có 36 hộ dân tới ở. Vì sao các hộ người DTTS ở đây không mấy mặn mà với ngôi làng mới?! Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.

 

Những ngôi nhà được làm tạm bợ, có căn thì đang xây dang dở, còn điểm trường làng thì đã xây xong, thế nhưng mấy năm nay cửa đóng, then cài, vì không có trò thì cũng chẳng có thầy

Gia đình chị Rah Lan H Miên, buôn HLang là một trong những hộ chuyển ra ở khu tái định cư mới từ khá sớm, ngay sau thời điểm dự án hoàn thành việc xây dựng kết cấu hạ tầng và bố trí đất ở cho các hộ dân. Thế nhưng 4 năm nay, ngôi nhà mới của gia đình làm vẫn chưa xong, 2 vợ chồng và 4 đứa con phải chen chúc sống trong ngôi nhà cũ tạm bợ chuyển từ làng cũ ra. Vì thiếu đất sản xuất, hàng ngày chồng chị phải đi làm thuê kiếm tiền trang trải nuôi cả 6 miệng ăn…

Chị Rah Lan H Miên, buôn Hlang, xã Chư Căm, huyện Krông Pa, Gia Lai cho biết: Chị đã chuyển ra đây 4 năm rồi.  và cuộc sống chưa có gì  khác; không có nước để dùng chị phải dùng nước ; ở đây cũng chưa có trường học , trẻ con  phải học nhờ buôn Nay Lan. Nhà chị  đang làm dang dở không có tiền để làm tiếp, đất sản xuất chỉ có , 5 sào, một năm chỉ thu được 15 triệu đồng.

Hộ đến, hộ đi, hộ thì chưa tới. Những ngôi nhà được làm tạm bợ, có căn thì đang xây dang dở, còn điểm trường làng thì đã xây xong, thế nhưng mấy năm nay cửa đóng, then cài, vì không có trò thì cũng chẳng có thầy… Đó là những hình ảnh về cuộc sống tạm bợ của những cư dân tái định canh, định cư  ở buôn Hlang…

Dự án định canh, định cư buôn Hlang được thực hiện từ năm 2011 theo Quyết định 33 của Thủ tướng Chính phủ, mục tiêu bố trí, sắp xếp nơi ở mới cho 85 hộ sống du canh, du cư… Theo đó, mỗi hộ được bố trí 1.000 m2 đất ở, 17 triệu đồng kinh phí di dời, làm nhà và lương thực ăn trong 3 tháng đối với 65 hộ tập trung và 18 triệu đồng đối với 20 hộ xen ghép. Đến nay 85 hộ đã nhận đất, 75 hộ đã và đang làm nhà ở. Tuy nhiên, do điện mới có từ đầu năm nay và hiện tại cũng chưa có nước sinh hoạt nên mới chỉ có 36 hộ tới ở…

Ông Tạ Chí Khanh, Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Pa, Gia Lai cho biết: “Chúng tôi triển khai thực hiện Dự án này đã đầu tư cơ sở vật chất, san ủi mặt bằng, làm hệ thống điện, nhưng điều kiện của bà con chúng ta khó khăn và chính sách hỗ trợ thấp, bà con phải làm dần dần vậy. Dự án định canh, định cư buôn Hlang, Chư Căm đến nay vẫn thiếu vốn, mới năm 2016 này, tỉnh mới bổ sung vốn để đầu tư xây dựng hệ thống nước và nhà sinh hoạt cộng đồng, chúng tôi đang triển khai vấn đề này để đưa bà con tiếp tục ra ở”.

Đi đôi với ổn định chỗ ở, việc phát triển sản xuất của người dân phải được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu… Bên cạnh nguyên nhân thiếu đất sản xuất do địa phương không bố trí được quỹ đất, cũng cần phải nói thêm, tại những vùng tái định canh, định cư như buôn Hlang, đất đai khô cằn, bạc màu và toàn đá bên dưới nên không cây trồng nào có thể sinh trưởng và phát triển được… Và một khi những bất cập này vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng thì sẽ còn kéo theo nhiều hệ lụy sau này…/.

Song Nguyễn-Mạnh Hà


Lượt xem: 104

Trả lời