Tin tức xuân 2023

RSS

Kbang phát huy tiềm năng du lịch

20/1/2023

Để đạt được những thành quả đáng khích lệ trong phát triển kinh tế – xã hội, góp phần mang đến cuộc sống ấm no, hạnh phúc và Tết cổ truyền đủ đầy, vui tươi cho người dân, các địa phương trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã chọn triển khai những giải pháp phù hợp. Đối với huyện Kbang là địa phương có nhiều cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, có lịch sử cách mạng đầy tự hào và có nền văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc nên thời gian qua, Kbang tập trung khai thác để phát triển du lịch, qua đó mang lại giá trị to lớn cho cộng đồng.

Đak Đoa nỗ lực bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống

20/1/2023

Xác định văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực và là mục tiêu của sự phát triển kinh tế tế xã hội, du lịch và góp phần tăng cường sự đoàn kết giữa các dân tộc, tạo sức mạnh nội sinh để phát triển bền vững, những năm qua, huyện Đak Đoa đã triển khai nhiều giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc .

Đầu xuân nghe nông dân Mang Yang kể chuyện làm giàu

20/1/2023

Từ sức lan tỏa và hiệu ứng thiết thực của phong trào Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Mang Yang đã thay đổi tư duy làm kinh tế, tích cực nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; vượt khó, vươn lên làm giàu trên quê hương. Chào đón năm mới Quý Mão 2023, mời quý vị và các bạn cùng gặp gỡ và tìm hiểu câu chuyện làm giàu của những nông dân sản xuất kinh doanh giỏi trên địa bàn huyện Mang Yang.

Xuân ấm no trên vùng biên giới Chư Prông

20/1/2023

Với sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước; vùng biên giới Chư Prông hôm nay đã khoác lên mình chiếc áo mới của sự đổi thay, phát triển. Với người dân trên vùng biên giới Chư Prông, xuân năm nay càng nhân lên những niềm vui mới khi cuộc sống ngày càng ấm no, đủ đầy.

Nuôi cá lồng bè hướng đến câu chuyện du lịch

20/1/2023

Mùa Xuân mới đến mang bao niềm vui cho mọi người, mọi nhà. Nông dân nuôi thuỷ sản trên các sông hồ tại Gia Lai cũng phấn khởi khi chuyện làm ăn ngày càng thuận lợi. Với 02 hệ thống sông lớn là sông Ba và sông Sê San và thượng lưu sông Sêrêpôk cùng trên 15 nghìn ha mặt nước hồ, 139 hồ chứa thủy lợi, 48 hồ chứa thủy điện, Gia Lai có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi thủy sản, đặc biệt là mô hình nuôi cá lồng bè. Người nuôi trồng thủy sản nâng cao thu nhập, đồng thời gắn với bảo vệ môi trường và phát triển du lịch.

Những “báu vật nhân văn sống” ở Gia Lai

20/1/2023

“Dòng sông văn hóa” Việt Nam không ngừng tuôn chảy, tiếp biến, phát triển cùng thời gian; ở đó ghi nhận, tôn vinh sự đóng góp lớn lao của nhiều người luôn nặng lòng với văn hóa dân tộc. Được xem là những “báu vật nhân văn sống”, các nghệ nhân ở lĩnh vực di sản phi vật thể đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc lưu giữ cũng như trao truyền các giá trị văn hóa. Ðã có nhiều câu chuyện kể về những nghệ nhân tâm huyết với nghề, trải dài theo thời gian, để rồi làm nên một lớp người sáng tạo và cống hiến, hy sinh hết mình vì truyền thống văn hóa của dân tộc. Họ chính là mạch nguồn lưu truyền những giá trị văn hóa dân gian qua các thế hệ. Trong không khí của mùa xuân mới, mời quý vị và các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu câu chuyện về những nghệ nhân đặc biệt này.

Nâng tầm sản phẩm OCOP

20/1/2023

Nhằm khai thác tiềm năng và lợi thế của địa phương, thời gian qua, huyện Chư Păh đã quan tâm đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, quảng bá các sản phẩm của Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Qua đó nâng tầm giá trị sản phẩm địa phương, mở rộng thị trường, đưa sản phẩm đến đông đảo người tiêu dùng.

Tết ở vùng biên

20/1/2023

Tết đến, Xuân về càng mang hơi ấm của sự sẻ chia, yêu thương tới mọi nhà, mọi người ở khắp các vùng quê của Tổ quốc thân yêu. Tết của đoàn viên, sum họp; Tết của đoàn kết, yêu thương và Tết của cả những hy sinh thầm lặng từ những người đang làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới cho chúng ta có trọn niềm vui.

Đồng bào dân tộc phía Bắc ấm no trên quê hương mới Gia Lai

20/1/2023

Gia Lai là vùng đất giàu tiềm năng về kinh tế và bản sắc văn hóa truyền thống với 34 dân tộc anh em cùng sinh sống. Bên cạnh 2 dân tộc bản địa là Jrai và Bahnar, nhiều năm qua các dân tộc thiểu số từ các tỉnh miền núi phía Bắc như Tày, Nùng, Thái, Dao, Mông… đã chọn Gia Lai làm quê hương thứ hai để sinh cơ lập nghiệp, phát triển kinh tế, góp phần làm giàu đẹp cho vùng đất Bắc Tây Nguyên.

Phát triển kinh tế hợp tác xã – Từ những tư duy đột phá

20/1/2023

Năm 2022 dù phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng kinh tế Gia Lai vẫn cho thấy sự trỗi dậy mạnh mẽ, đạt được mức tăng trưởng ấn tượng. Trong thành quả chung này, có sự đóng góp không nhỏ của lĩnh vực kinh tế tập thể, HTX. Với vai trò là 1 trong 4 thành phần quan trọng của nền kinh tế, kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã đã thể hiện được vai trò của tổ chức kinh tế có tính cộng đồng cao nhất và thể hiện rõ nét nhất yếu tố định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đặc biệt, năm 2022 cũng là năm đầu tiên tỉnh Gia Lai cùng cả nước triển khai thực hiện Nghị quyết số 20 – NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về “Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới”. Với những quan điểm chỉ đạo mới, cùng nhiều nội dung cụ thể hơn về kinh tế tập thể được đề cập, các ngành, địa phương của tỉnh đã nhanh chóng đưa Nghị quyết vào thực tiễn cuộc sống. Qua đó, thổi thêm làn gió mới vào hoạt động của các mô hình kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh. Chúng ta cùng nhìn lại sự phát triển của mô hình hợp tác xã kiểu mới trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong năm 2022 qua phóng sự sau.