Trở lại vùng căn cứ cách mạng KôngChro.

Cập nhật 16/3/2014, 09:03:26

Bài 1: Vùng căn cứ cách mạng KôngChro ngày ấy

 

Sau 39 năm sau ngày giải phóng tỉnh Gia Lai (17/3/1975-17/3/2014), cùng với nhiều địa phương trong tỉnh, vùng căn cứ cách mạng KôngChro đã hồi sinh và đổi thay, phát triển nhanh chóng. Những tên đất, tên làng ở huyện KôngChro gắn liền với những chiến công oanh liệt của nhân dân ta bị chiến tranh tàn phá nặng nề, giờ đã mang nhiều sắc màu tươi sáng với cuộc sống của đồng bào các dân tộc nơi đây ngày càng cải thiện, nâng cao. Nhân kỷ niệm 39 năm ngày giải phóng tỉnh Gia Lai, chúng tôi xin chuyển đến quí vị và các bạn loạt bài phản ánh về vùng căn cứ cách mạng KrôngChro anh dũng kiên cường năm xưa và đổi thay, phát triển ngày nay. 

Vùng căn cứ cách mạng KôngChro ngày ấy

 

Huyện KôngChro, một phần của khu 7 trong giai đoạn kháng chiến là một trong những cái nôi cách mạng của tỉnh. Trong dòng chảy lịch sử cách mạng của quê hương Gia Lai, ở vùng căn cứ cách mạng KôngChro có nhiều thế hệ cán bộ, nhân dân một lòng sắc son, thủy chung với Đảng, với cách mạng, cùng “nếm mật nằm gai”, “đồng cam cọng khổ”, anh dũng chiến đấu, chống quân thù để giữ làng, giữ đất; và có nhiều người đã xả thân hy sinh, yên nghĩ trong lòng đất mẹ yêu thương để KôngChro vượt qua những năm tháng ác liệt của chiến tranh và vươn mình như ngày nay.

 

Ông Đinh Ớt- nguyên Chính trị viên Ban Chỉ huy quân sự huyện 7 năm xưa là một trong những người trực tiếp chỉ huy nhiều trận đánh địch trong những năm kháng chiến chống Mỹ trên địa bàn huyện KôngChro nói riêng, huyện 7 nói chung. Khi ấy, mặc dù quân địch rất mạnh, càn phá nhiều thôn, làng nhưng cán bộ và nhân dân nơi đây luôn kiên cường bám trụ, đoàn kết, chiến đấu anh dũng, dồn sức lực, vật chất để phục vụ kháng chiến với niềm tin chiến thắng.

 

Ông Ớt kể: Khi đó địch càn quét đánh phá dữ dội nhưng cán bộ và nhân dân luôn đoàn kết; ai có bò, ai có lúa, ai có gạo cũng đều đem phục vụ cách mạng… Bà con và lực lượng dân quân và bộ đội chủ lực chia ra làm nhiều mũi tấn công đánh địch để bảo vệ đất, bảo vệ làng…

 

Từ “cái nôi cách mạng” KôngChro đã nuôi nấng, bồi dưỡng nhiều thế hệ cán bộ khôn lớn, trưởng thành rồi phục vụ quê hương và có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng. Như ông Đinh Tiêk- nguyên Chủ tịch UBND huyện KôngChro, dù trong mọi hoàn cảnh ông đều giữ vững lý tưởng cách mạng, luôn kiên trung với Đảng. Ngày 30/5/1988, huyện KôngChro được thành lập trên cơ sở chia tách từ huyện An Khê(cũ). Ông Đinh Tiêk là một trong những cán bộ trong Ban cán sự được cấp trên phân công trực tiếp lãnh đạo, điều hành huyện KrôngChro từ những ngày đầu thành lập. Đã 26 năm trôi qua nhưng ông vẫn còn nhớ như in những ngày đầu thành lập huyện KôngChro với bao khó khăn và gian khổ không thể kể hết được, nhưng ông cùng với các cán bộ trong Ban cán sự tập trung lãnh đạo địa phương từng bước vượt qua với khát vọng dựng xây quê hương phát triển.

 

Trò chuyện cùng chúng tôi ông Đinh Tiêk- nguyên Chủ tịch UBND huyện KôngChro lể lại: Tôi là một trong 3 đồng chí trong Ban cán sự được phân công phụ trách huyện KôngChro. Ngày ấy huyện KôngChro khó khăn lắm nhưng anh em luôn cố gắng, quyết tâm; dù đói khổ nhưng chúng tôi luôn quyết tâm, dựa vào dân, tuyên truyền vận động nhân dân phát triển kinh tế, ổn định tư tưởng, từng bước, từng bước khắc phục khó khăn…

                                                                                              

Là người con của quê hương Quảng Ngãi nhưng ông Trần Cao Nguyên- Bí thư Huyện ủy KôngChro đã gắn bó với vùng đất này từ những ngày đầu thành lập huyện đến nay như là duyên nợ. Cũng như ông Đinh Tiêk, ông Trần Cao Nguyên không thể nào quên được biết bao khó khăn, gian khổ trong những ngày đầu thành lập huyện, càng nhớ để càng trân trọng hơn giá trị của những thành tựu quan trọng mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong huyện đã đoàn kết, chung sức chung lòng dựng xây quê hương phát triển như ngày hôm nay.

 

Ông Trần Cao Nguyên- Bí thư Huyện ủy KôngChro nhớ lại: Tôi là một trong những người có mặt ở huyện KôngChro từ những ngày đầu thành lập. Khi ấy cũng vào mùa khô, ở đây chỉ có một cái nhà làm việc tạm của Ban cán sự, đường sá đi lại rất khó khăn. Khu trung tâm huyện bây giờ là một bãi cỏ, cơ sở hạ tầng hầu như không có gì, cuộc sống nhân dân rất khó khăn và gian khổ nhưng trải qua 26 năm thành lập, huyện KôngChro có sự phát triển rất đáng phấn khởi…                                                                              

 

Vùng đất KôngChro in đậm những chiến công vẻ vang trong những năm kháng chiến ác liệt với những con người sống nhân nghĩa, thủy chung, luôn son sắc với cách mạng. Nơi ấy còn chứa đựng những trầm tích văn hóa đặc sắc và tinh thần đoàn kết vững bền của các dân tộc anh em… tất cả đã tạo nên sức mạnh nội lực không gì lay chuyển trong hành trình xây dựng quê hương cách mạng KôngChro ngày càng phát triển.

 

Từ một vùng đất nghèo nàn và lạc hậu nhưng vùng căn cứ cách mạng Kông Chro đã không ngừng đổi thay và phát triển. Đời sống của đại bộ phận nhân dân trong huyện từng bước được cải thiện và nâng cao. Sự phát triển của huyện Krông Chro là nội dung của bài phản anhstieeps theo mời các bạn quan tâm theo dõi./.   

Hà Đức-Duy Linh


Lượt xem: 129

Trả lời