Thông báo Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc  tại cuộc họp về công tác phòng, chống, thiên tai và xử lý một số vận đề cấp bách phát sinh

Cập nhật 23/9/2020, 09:09:23

Văn phòng Chính phủ vừa Thông báo Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp ngày 1/9/2020 về công tác phòng, chống, thiên tai và xử lý một số vận đề cấp bách phát sinh.

Theo thông báo Kết luận, Việt Nam thuộc nhóm những quốc gia chịu tác động của nhiều loại thiên tai. Từ đầu năm 2020 đến nay, hạn hán, xâm nhập mặn, cháy rừng, bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, giông lốc, sét, mưa đá, động đất liên tiếp xảy ra, gây thiệt hại, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân tại nhiều địa phương. Trước dự báo, tình hình thiên tai, bão, lũ còn diễn biến phức tạp, khó lường, những tháng cuối năm có thể xảy ra lũ muộn ở Bắc Bộ, lũ lớn tại khu vực Nam Trung Bộ, bão mạnh trên biển, trong đó một số cơn bão và áp thấp nhiệt đới có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai; Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp, ngành, địa phương không được lơ là, chủ quan, cần nêu cao cảnh giác, tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, làm tốt công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai với mục tiêu giảm thiệt hại về tính mạng và tài sản của nhân dân, Nhà nước.

Thủ tướng Chính phủ đã đặt ra các nhiệm vụ trọng tâm cho công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian tới. Trong đó, yêu cầu Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai; Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, các bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền các cấp ở địa phương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Ban Bí thư, của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng chống thiên tai. Theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai, kịp thời chỉ đạo, triển khai công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai theo phương châm “bốn tại chỗ”; phòng, chống thiên tai bắt đầu từ cộng đồng, từ cơ sở là chính. Bảo đảm an toàn các hồ đập thủy lợi, thủy điện; tổ chức giám sát, vận hành an toàn, hiệu quả các hồ chứa nước; chỉ đạo, đôn đốc bổ sung, cập nhật các phương án cứu hộ, cứu nạn, đặc biệt là phương án ứng phó với tình huống mưa lũ lớn kéo dài, diện rộng, thiên tai, sự cố xảy ra tại vùng sâu, vùng xa. Rà soát, kiểm tra các khu vực nguy hiểm, nhất là các khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét ảnh hưởng trực tiếp đến dân cư để chủ động tổ chức di dời, sơ tán, bảo đảm an toàn khi có thiên tai. Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, ngành liên quan và các địa phương tập trung khắc phục nhanh hậu quả thiên tai, ưu tiên đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, công trình phòng, chống thiên tai để chủ động ứng phó, giảm thiệt hại do thiên tai….

BT: Lê Thư


Lượt xem: 23

Trả lời