PV: Ông Nguyễn Hồng Hải-Phó Vụ trưởng Vụ pháp luật dân sự-kinh tế, Bộ Tư pháp về một số điểm mới của Bộ Luật Dân sự

Cập nhật 12/8/2016, 08:08:42

Bộ luật Dân sự năm 2015 với rất nhiều điểm mới đáng quan tâm. Việc giải quyết các hợp đồng vô hiệu và thời hiệu chia tài sản thừa kế được quy định cụ thể như thế nào trong Bộ luật Dân sự năm 2015? Câu hỏi sẽ được giải đáp qua cuộc trao đổi giữa PV Đài PT-TH Gia Lai với ông Nguyễn Hồng Hải-Phó Vụ trưởng Vụ pháp luật dân sự-kinh tế, Bộ Tư pháp.

Bộ luật Dân sự năm 2015 với rất nhiều điểm mới đáng quan tâm. Việc giải quyết các hợp đồng vô hiệu và thời hiệu chia tài sản thừa kế được quy định cụ thể như thế nào trong Bộ luật Dân sự năm 2015? Câu hỏi sẽ được giải đáp qua cuộc trao đổi giữa PV Đài PT-TH Gia Lai với  ông Nguyễn Hồng Hải-Phó Vụ trưởng Vụ pháp luật dân sự-kinh tế, Bộ Tư pháp.

PV: Thưa ông, theo quy định của Bộ Luật dân sự năm 2015 thì việc giải quyết các hợp đồng vô hiệu được quy định cụ thể như thế nào?

Ông Nguyễn Hồng Hải: Về mặt hợp đồng hiện nay chúng ta quy định tiếp cận rất nhiều sửa đổi, bổ sung, tiếp cận với thông lệ quốc tế, hội nhập quốc tế, đảm bảo quyền tự do định đoạt của chủ thể trong hợp đồng, nâng cao tự do ý chí, tự chịu trách nhiệm của chủ thể. Trong giao dịch hợp đồng 1 bên biết thông tin mà bên kia biết thông tin đó ảnh hưởng đến quyết định thì có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận giao kết, mà một bên có thông tin, không cung cấp cho bên kia thì bên không được cung cấp thông tin có quyền tuyên bố giao dịch không có hiệu lực. Ngoài ra còn có quy định thay đổi hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi hay liên quan đến vấn đề về hủy hợp đồng hay đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Bộ luật dân sự mới quy định một cách mềm mại hơn là trong trường hợp các bên không theo hình thức hợp đồng nhất định. Ví dụ luật quy định phải công chứng, chứng thực nhưng các bên không công chứng, chứng thực mà chỉ có các giấy tờ viết tay với nhau, các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ  trong quan hệ giao dịch rồi thì tòa vẫn công nhận giao dịch đó. Các bên không tuân thủ hình thức giao dịch nhưng bản thân giao dịch đó đã có thời điểm giao kết đã quá 2 năm rồi mà các bên không có yêu cầu về giao dịch vô hiệu  thì có nghĩa là giao dịch đã có hiệu lực.

Trước kia chúng ta tuyên bố giao dịch vô hiệu do một bên không đủ năng lực hành vi dân sự là 2 năm chẳng hạn nhưng hết 2 năm đó người ta không yêu cầu giao dịch có hiệu lực không? Bộ luật chúng ta không quy định cụ thể nhưng hiện nay quy định một bên không đủ năng lực hành vi dân sự hết 2 năm rồi kể từ thời điểm ta biết về giao dịch vô hiệu thì giao dịch được mặc hiểu là có hiệu lực.

PV: Theo quy định của Bộ Luật dân sự thì thời hiệu chia tài sản thừa kế được quy định cụ thể như thế nào và có những điểm gì mới so với trước đây?

Ông Nguyễn Hồng Hải: Thừa kế cũng quy định cụ thể rất nhiều. Ví dụ chúng ta quy định về thời hiệu chia tài sản thừa kế hiện nay quy định rất cụ thể. Thời hiệu quy định chia tài sản thừa kế đối với bất động sản là 30 năm, động sản là 10 năm và kèm theo đó chúng ta quy định hậu quả của việc hết thời hiệu. Ví dụ thời điểm thừa kế 30 năm mà hết 30 năm đó đối với bất động sản mà hết 30 năm đó không có người thừa kế yêu cầu chia tài sản thừa kế thì chúng ta giải quyết theo nguyên tắc người thừa kế nào đang tiếp quản, quản lý di sản đó tại thời điểm hết 30 năm thì người ta trở thành chủ sở hữu tài sản. Trong trường hợp người quản lý tài sản không phải là người thừa kế nhưng người quản lý di sản này cũng được 30 năm rồi thì cũng công nhận người quản lý này là chủ sở hữu tài sản. Trong trường hợp người quản lý tài sản không phải là người thừa kế, người quản lý di sản không đủ 30 năm thì khi đó di sản mới thuộc về nhà nước.

PV: Cảm ơn ông về cuộc trao đổi./.

Thiên Thanh-Duy Linh

 


Lượt xem: 938

1 thought on “PV: Ông Nguyễn Hồng Hải-Phó Vụ trưởng Vụ pháp luật dân sự-kinh tế, Bộ Tư pháp về một số điểm mới của Bộ Luật Dân sự”

  1. Kinh thua qui luật sư .hợp tác Xây dựng , chuyển giao tài sản nhưng không hoàn thiện đưa vào hoạt động lại chuyển nhượng cho bên thứ 3. Như vậy có bị bồi thường thiệt hai không ?
    Và có xác lập vi bằng và những chứng cứ có trong hồ sơ vụ giải quyết như thế nào ?

Trả lời