Phỏng vấn ông Đặng Quang Tấn-Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng

Cập nhật 04/8/2016, 08:08:16

Từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận trên 44.800 ca mắc sốt xuất huyết, có 14 trường hợp tử vong. Gia Lai đã ghi nhận gần 3.800 trường hợp sốt xuất huyết và 1 trường hợp tử vong. Hơn 2/3 số xã, phường, thị trấn của tất cả 17 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã có bệnh nhân SXH. Đáng chú ý, đây là năm thứ hai liên tiếp bệnh sốt xuất huyết bùng phát tại Gia Lai, không còn theo quy luật 3 đến 5 năm như trước đây.

Từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận trên 44.800 ca mắc sốt xuất huyết, có 14 trường hợp tử vong. Gia Lai đã ghi nhận gần 3.800 trường hợp sốt xuất huyết  và 1 trường hợp tử vong. Hơn 2/3 số xã, phường, thị trấn của tất cả 17 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã có bệnh nhân SXH. Đáng chú ý, đây là năm thứ hai liên tiếp bệnh sốt xuất huyết bùng phát tại Gia Lai, không còn theo quy luật 3 đến 5 năm như trước đây. Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai – ông Võ Ngọc Thành – đã phải gửi công điện khẩn đến ngành y tế yêu cầu tập trung phòng chống cao độ. Không chỉ Gia Lai, các tỉnh Tây Nguyên như Kon Tum, Đak Lak, Đak Nông cũng ghi nhận sự gia tăng đột biến của sốt xuất huyết.  Bình quân mỗi ngày có khoảng 30 ca nhập viện điều trị sốt xuất huyết. Điều này đã dẫn đến tình trạng quá tải ở các bệnh viện. Trước tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp tại các tỉnh Tây Nguyên,  bắt đầu từ ngày 1/8, Cục Y tế dự phòng thuộc Bộ Y tế đã tổ chức 8 đoàn công tác đi kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết tại 18 tỉnh trọng điểm. Lý giải về nguyên nhân gia tăng sốt xuất huyết trên địa bàn Gia Lai, phóng viên chương trình đã cuộc phỏng vấn ông Đặng Quang Tấn-Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, sau khi đoàn công tác của Cục y tế dự phòng đi thị sát một số địa bàn trọng điểm về sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh.

4.8 phongvan

PV: Ông đánh giá như thế nào về tình hình bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh Gia Lai?

Ông Đặng Quang Tấn-Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng trả lời: Tại Việt Nam số ca sốt xuất huyết ghi nhận tập trung tại một số tỉnh, trong đó có khu vực Tây Nguyên. Từ đầu năm đến nay số ca sốt xuất huyết tăng, chiếm 14% so với số ca trên toàn quốc. Riêng đối với Gia Lai ghi nhận trên 3000 trường hợp. Phải nói rằng số ca SXH ở Gia Lai năm 2016 so với những năm trước gia tăng đột biến.

PV: Năm nay bệnh sốt xuất huyết tăng đột biến và diễn biến phức tạp so với mọi năm, vậy đâu là nguyên nhân thưa ông?

Ông Đặng Quang Tấn-Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng trả lời: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng sốt xuất huyết, nhưng tựu trung lại qua chuyến kiểm tra giám sát chúng tôi thấy một số nguyên nhân chính:  biến đổi khí hậu ảnh hưởng rất nhiều đến việc phát triển của muỗi, bọ gậy hoặc liên quan đến thói quen tập quán của người dân. Thời gian vừa rồi hạn hán ở khu vực Tây Nguyên, người dân có thói quen trữ nước vào lu, bình. Qua kiểm tra chúng tôi thấy có nhiều hộ dùng thùng phuy để trữ nước, kiểm tra tại 5 hộ thì có tới 3 hộ  phuy chứa nước có lăng quăng. Hiện tại Gia Lai đang có mưa, cơn mưa lúc to lúc nhỏ không thành cơn, chính vì vậy tạo thành những chỗ chứa nước, nếu mưa to thì trôi hết lăng quăng bọ gậy thì dễ cho công tác phòng chống bọ gậy.

Một vấn đề nữa liên quan đến việc miễn dịch từ cộng đồng, khu vực Tây Nguyên những năm trước tỷ lệ mắc sốt xuất huyết thấp, chính vì vậy sức miễn dịch trong cộng đồng thấp nên khi có bệnh thì sốt xuất gia tăng rất nhanh. Tính chủ động của người dân, cộng đồng cũng là điều đáng quan tâm. Khi đi kiểm tra hỏi thì người dân biết tác nhân gây bệnh do muỗi, lăng quăng nhưng việc chủ động loại bỏ lăng quăng trong gia đình thì lại không có.

PV: Điều quan trọng nhất để phòng bệnh sốt xuất huyết một cách hiệu quả là gì thưa ông?

Ông Đặng Quang Tấn-Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng trả lời: Vai trò truyền thông để người dân hiểu và chủ động tự diệt lăng quăng trong gia đình hết sức quan trọng.Việc có dịch thì phải xử lý. Bộ Y tế đã có hướng dẫn xử lý sốt xuất huyết, chúng ta có thể phun thuốc, phun theo đúng chỉ định. Người dân phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn của cơ quan y tế. Chúng tôi thấy nhiều hộ không cho cán bộ vào xử lý làm sao diệt được hết đàn muỗi đang có trong nhà người dân. Đấy chính là nguồn để lây lan, do đó chính quyền, ban ngành đoàn thể ở địa phương phải chú trọng công tác tuyên truyền để người dân hợp tác với cơ quan y tế trong công tác phòng bệnh một cách có hiệu quả

PV: Xin cảm ơn ông.

                                                                                                                             Vân Anh,Kim Châu,Thanh Sáng

 


Lượt xem: 569

Trả lời