Mô hình sản xuất hỗ trợ người dân thoát nghèo

Cập nhật 29/8/2016, 15:08:16

Mô hình trồng cây ngắn ngày được triển khai ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh  trong thời gian qua đã tạo cơ hội cho người dân vươn lên thoát nghèo. PS được thực hiện tại xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.

29.8 huvong

Sau hơn 02 tháng trồng, đến nay những diện tích gừng của gia đình anh Myơ ở làng Dơ Nâu-xã Kon Thụp-huyện Mang Yang đã phát triển xanh tốt, anh rất phấn khởi và hi vọng đến khi thu hoạch sẽ cho kết quả cũng như nguồn thu khá.

Anh Myơ  cho biết: ‘Mình với các hộ nữa ở làng trồng được 4 sào này. Bà con phấn khởi lắm, được đầu tư, bà con cố gắng chăm sóc để cây phát triển tốt và mong dự án sẽ tiếp tục đầu tư thêm nữa”.

Theo bà con địa phương, trồng gừng thật ra không khó nhưng trước đây do một số hộ dân trồng gừng chưa áp dụng các kỹ thuật trong quá trình trồng và chăm sóc, nên năng suất và hiệu quả kinh tế không cao.  Nhưng nay nhờ có sự hỗ trợ của Nhà nước bà con không chỉ được biết thêm một loại cây trồng mới mà còn được tiếp cận với kỹ thuật trồng mới nên dù triển khai được 1/3 khoảng thời gian mới đến kỳ thu hoạch nhưng người dân rất yên tâm.

Anh Ưng – xã Kon Thụp, huyện Mang Yang, Gia Lai cho biết: “Trước đây nhà mình chỉ trồng mỳ, không khá lắm. Giờ được đầu tư trồng gừng thấy cũng phát triển tốt. Mong sẽ có thu nhập cao để phát triển kinh tế gia đình”.

Theo tính toán của ngành chức năng, chi phí đầu tư cho mỗi hecta gừng vào khoảng 214 triệu đồng. Nếu trồng, chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật, ước tính sau 9 tháng, 01ha gừng sẽ cho thu hoạch 25 tấn. Với giá bình quân khoảng 15.000đồng/kg, sau khi thu hoạch người dân cùng có khoản thu nhập không nhỏ. Như vậy, xem ra một loại cây ngắn ngày như cây gừng có thể mang lại hiệu quả cao hơn một số loại cây trồng khác. Bên cạnh đó, cây gừng được đánh giá là phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của huyện Mang Yang nên đây được xem là cây trồng sẽ giúp người dân nâng cao thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống ./.

Mỹ Tiến – Thu Thủy-R’Piên


Lượt xem: 341

Trả lời