Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất cà phê

Cập nhật 01/8/2016, 16:08:22

Những năm qua cây tiêu, cà phê được xem là cây trồng chủ lực của người dân Gia Lai, đem lại hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên thời gian gần đây giá cả các loại cây này không ổn định, nhất là nhiều diện tích cà phê đã già cỗi, năng suất thấp cần tái canh, trong khi đó người dân lại gặp khó khăn về vốn. Trước tình hình này nhiều nông dân đã chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng và kết hợp trồng xen canh cây ngắn ngày để duy trì sản xuất, phát triển kinh tế gia đình. Phóng sự được thực hiện tại xã Đăk Djrăng, huyện Mang Yang.

Những năm qua cây tiêu, cà phê được xem là cây trồng chủ lực của người dân Gia Lai, đem lại hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên thời gian gần đây giá cả các loại cây này không ổn định, nhất là nhiều diện tích cà phê đã già cỗi, năng suất thấp cần tái canh, trong khi đó người dân lại gặp khó khăn về vốn. Trước tình hình này nhiều nông dân đã chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng và kết hợp trồng xen canh cây ngắn ngày để duy trì sản xuất, phát triển kinh tế gia đình. Phóng sự được thực hiện tại xã Đăk Djrăng, huyện Mang Yang.

1.8 chuyendoicaytrong

Trước đây, với diện tích trên 5ha, gia đình ông Lê Văn Dũng ở thôn Đê Gơ, xã Đăk Djrăng, huyện Mang Yang chủ yếu trồng cà phê và tiêu, đây được xem là nguồn thu chính của gia đình. Thực hiện chủ trương tái canh cây cà phê, gia đình ông đã phá hơn 1 ha cà phê già cỗi, kém năng suất. Tuy nhiên, để trồng mới và chờ đến ngày thu hoạch được phải mất ít nhất là 3 năm, trong khi đó nguồn vốn để tái canh lại cây cà phê là không nhỏ. Vì vậy, trong thời gian chờ đợi nguồn vốn gia đình ông quyết định chuyển đổi sang trồng chanh dây và một số loại cây trồng khác.

Ông  Dũng cho biết: Cà phê xấu, lâu năm rồi, 1 năm chỉ được 2-3 tấn thôi giờ mình chuyển sang cây chanh để cải tạo đất hoặc cây ăn quả lâu năm như cây bơ và nếu vốn ổn định thì mình tái canh lại cây cà phê.

Cũng chuyển đổi cây trồng trên diện tích cà phê già cỗi lâu năm, nhưng ngoài việc chuyển đổi gần 2ha cà phê sang trồng tiêu, gia đình ông Hứa Duy Nghĩa ở thôn Brếp, xã Đăk DJrăng đang phát triển mô hình xen canh theo hướng trồng chanh dây xen cà phê, tiêu hoặc kết hợp trồng tiêu, cà phê và đinh lăng trên cùng một diện tích đất. Với mô hình này gia đình ông vừa tận dụng được quỹ đất, tiết kiệm vốn, lấy ngắn nuôi dài vừa có thể tận dụng giàn chanh dây để che nắng cho tiêu, cà phê trong giai đoạn cây con. Hiện mô hình đã bước đầu đem lại hiệu quả.

Ông  Nghĩa  cũng cho biết:  “Xác định cây tiêu và cây cà phê là cây bền vững mà thu nhập cao nên nếu không kết hợp thì cuộc sống rất khó khăn. Như cây tiêu của gia đình mới trồng, 2 -3 năm nữa mới cho bói và cũng chỉ đủ quay vòng vốn thôi nên bắt buộc phải trồng xen canh các loại cây khác để ổn định sản xuất”.

Có thể nói, trong khi chờ nguồn vốn để tái canh cây cà phê theo chủ trương của Đảng và Nhà nước thì việc người dân chủ động chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng theo hướng xen canh, lấy ngắn nuôi dài là hướng đi thích hợp. Đây không chỉ là giải pháp giúp người dân giải quyết khó khăn trước mắt mà còn giúp họ yên tâm bám đất để đầu tư lâu dài, làm giàu và phát triển kinh tế.

Lê Thư-Kim Châu- Thanh Sáng


Lượt xem: 624

Trả lời