5 giải pháp cần thiết để Gia Lai phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Cập nhật 06/1/2017, 07:01:54

Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng có nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC). Tuy nhiên, hiện nay đầu tư vào nông nghiệp ở vùng Tây Nguyên vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng, và việc phát triển NNCNC còn gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh những cơ hội và thuận lợi trong hợp tác nghiên cứu, tiếp cận khoa học công nghệ tiên tiến về giống, công nghệ cao trong canh tác, chế biến, bảo quản và mở rộng thị trường tiêu thụ cho các mặt hàng nông sản chủ lực có lợi thế của tỉnh như cà phê, cao su, hồ tiêu… khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thì nông sản hàng hóa cây trồng của Gia Lai cũng  phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Vì vậy, yêu cầu phát triển NNCNC đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Điều đó không chỉ nhằm mục đích lâu dài là gia tăng năng suất, chất lượng, giá trị cho ngành nông nghiệp của tỉnh mà còn để đối phó với thời tiết đang ngày càng có những diễn biến cực đoan và bất thường. Theo đó, 5 nhóm giải pháp tỉnh Gia Lai tập trung thực hiện để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của địa phương đó là: Quy hoạch đất đai; khoa học công nghệ; cơ chế chính sách, nguồn vốn; đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; và giải pháp phát triển thị trường, dịch vụ hỗ trợ hoạt động công nghệ cao trong nông nghiệp. Theo mục tiêu đặt ra, giai đoạn 2016-2020, tỉnh sẽ xây dựng 05 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cấp tỉnh với tổng diện tích 230,2 ha tại các địa phương là huyện Đak Đoa, huyện Chư Sê, thị xã An Khê, thị xã Ayun Pa và thành phố Pleiku ./.

Mỹ Tiến, Thanh Sáng

 


Lượt xem: 55

Trả lời