Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không – Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam

Cập nhật 29/12/2022, 20:12:39

Cách đây đúng 50 năm, đêm 29/12/1972 những quả tên lửa của Tiểu đoàn 79 bắn trúng B-52 thứ 25 trên bầu trời Hà Nội. Cuộc tập kích mà người Mỹ “mang nhiều hy vọng” đã thất bại.

Cụm từ đầy ý nghĩa “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” lần đầu tiên được đăng trên báo Nhân dân và ngay lập tức được các hãng thông tấn, báo chí phương Tây và Mỹ sử dụng để ca ngợi chiến thắng vĩ đại của Việt Nam.

Thắng lợi của Chiến dịch Phòng không Hà Nội – Hải Phòng 1972 đã buộc Mỹ phải quay trở lại bàn đám phán và ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Chiến thắng ấy được kết tinh từ bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam.

Ông Đinh Thế Văn luôn thấy bóng của đồng đội mình trong lưới lửa phòng không bảo vệ Thủ đô. Chính đơn vị của ông là một trong hai tiểu đoàn tên lửa bắn rơi nhiều máy bay B-52 nhất trong chiến dịch phòng không Hà Nội- Hải Phòng.

Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Đinh Thế Văn, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 77, Sư đoàn 361 (năm 1972): ”Chúng ta bắn nhiều B52 như thế do lực lượng của chúng ta bố trí dày đặc. F11 loại A-6A là loại máy bay thấp nhất là 200 mét cũng có súng trường; cao hơn nữa là có pháo 100 và còn tên lửa khắp Hà Nội có 12 tiểu đoàn. Nó vào khu vực nào? chỗ nào? vào tầng thấp hay tầng cao đều có hỏa lực của chúng ta đánh”.

Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không - Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam - Ảnh 1.

Ở một trận chiến khác, lặng lẽ nhưng quyết liệt để có những thông tin chính xác về thời điểm B-52 sẽ vào Hà Nội. Những thông tin giúp Hà Nội không bị bất ngờ và chủ động đáp trả B-52.

Đại tá Trần Văn Tụng, Đại đội trưởng Đại đội 2 Trinh sát kỹ thuật, Cục 2 (năm 1972) nhớ lại: ”’3h sáng 16/10, tàu chiến Mỹ đã mới vào, có nghĩa là trên biển Việt Nam đang có 500-600 máy bay. Sáng ngày 17/10, một bức điện của tư lệnh Thái Bình Dương gửi cho tư lệnh không quân rằng hoãn tất cả cuộc đi phép của phi công. Mọi phi công ở tại trại chờ lệnh. Tôi nhận định là sắp có đánh lớn. Ngày 18/12, chúng báo cất cánh. Trình độ thu tin viên rất giỏi”.

Khi vận mệnh dân tộc bị thách thức, trí tuệ và tầm vóc Việt Nam đã làm nên kỳ tích. Trí tuệ ấy tiềm ẩn trong từng con người cụ thể. Còn với nhà văn Nguyễn Thị Minh Thái, ấn tượng nhất khi chọn ở lại Hà Nội vào cuối năm 1972 chính là sự nhân văn của người Việt, kể cả với kẻ thù.

Sau đêm 29/12, Hà Nội ngưng hẳn tiếng còi báo động. Ngày 30/12, Tổng thống Mỹ tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc. Phía Mỹ chủ động nối lại cho cuộc đàm phán bí mật ở Paris. Hoà bình thực sự đã đến gần hơn với người dân Việt Nam.

Theo VTV


Lượt xem: 1

Trả lời