Tình trạng tảo hôn ở Mang Yang  

Cập nhật 22/5/2018, 09:05:37

Kinh tế ngày càng phát triển, đời sống người dân cũng ngày càng được nâng lên; tuy nhiên có một thực tế vẫn còn tồn tại hiện nay ở không ít các làng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói chung, huyện Mang Yang nói riêng đó là tình trạng tảo hôn vẫn còn chiếm tỷ lệ cao và thậm chí có dấu hiệu tăng lên qua từng năm. Thực tế này đòi hỏi cần những giải pháp cụ thể để giảm thiểu tình trạng tảo hôn trong đồng bào DTTS; nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và giống nòi. PS được thực hiện ở xã Ayun – một trong những xã mà tình trạng tảo hôn nhiều nhất huyện Mang Yang.

Mặc dù người vợ chỉ mới bước sang tuổi 18 nhưng đã là mẹ của những đứa con 01 tuổi và thậm chí là hơn. Điều này có nghĩa khi lập gia đình, những bà mẹ trẻ  chưa đủ tuổi kết hôn. Kết hôn khi chưa đủ tuổi đồng nghĩa với tảo hôn, và dù biết là trái quy định pháp luật cho phép, nhưng với những tập tục còn không ít lạc hậu của bà con DTTS, tình trạng tảo hôn ở xã Ayun, huyện Mang Yang trong những năm gần đây vẫn còn diễn ra.

Em Det – làng Groi, xã Ayun, huyện Mang Yang, Gia Lai  nói: “Hồi đó cưới, em 22  tuổi, vợ em 17  tuổi. Để vài tuổi nữa cưới làm ăn cũng vẫn khó khăn”.

Thống kê của xã Ayun, trong năm 2017, trên địa bàn xã có 41 cặp tảo hôn (chiếm 32% trong tổng số 128 cặp kết hôn của xã). Trong đó 14 cặp cả vợ và chồng đều chưa đến tuổi kết hôn; 07 cặp chồng chưa đến tuổi kết hôn và 20 cặp người vợ chưa đủ tuổi kết hôn. Đáng nói trong tổng số 41 cặp tảo hôn của xã trong năm 2017 thì 6 tháng đầu năm chỉ có 07 cặp; nhưng 6 tháng cuối năm tại tăng thêm đến 34 cặp; trong đó có 3 cặp cả vợ và chồng đều là dân tộc Kinh. Báo động tảo hôn tăng lên và tăng một cách đột biến, thế nhưng vấn đề là các đối tượng tảo hôn này lại không nhận thức được tác hại cũng như những ảnh hưởng đến các vấn đề về sức khỏe sinh sản của mẹ, sức khỏe của trẻ khi được sinh ra, hay chất lượng dân số về sau. Trong khi đó, ngành chức năng và chính quyền địa phương lại đang gặp khó trong công tác tuyên truyền, vận động cũng như tìm ra các giải pháp để kéo giảm tình trạng tảo hôn.

Ông Lê Văn Lắm – Chủ tịch UBND xã Ayun, huyện Mang Yang, Gia Lai  cho biết:Một năm thì xã chỉ tuyên truyền từ 1 đến 2 đợt thôi. Bên cạnh đó thì các hội phụ nữ, rồi cán bộ DS-KHHGĐ cũng lồng ghép trong các buổi họp dân để tuyên truyền, nhưng thực tế ra thì 1 ngày nó một tăng lên; thì cái đó cũng là khó khăn và là nỗi lo của xã. UBND xã cũng có kế hoạch, thứ nhất là tăng cường công tác tuyên truyền; thứ 2 là làm việc với các già làng đưa nội dung này vào hương ước. Hương ước trước đây thì chế tài của hương ước rất là thấp, giờ làm việc với các già làng để đưa chế tài này cao hơn để hiệu quả có thể nó giảm bớt đi trong thời gian tới”.

Những đứa trẻ rồi sẽ lớn lên, thế nhưng sự phát triển của trẻ có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi hệ lụy từ việc tảo hôn của cha mẹ chúng. Thực tế cho thấy, cái đói, cái nghèo cũng là một trong những hệ lụy của việc sinh đông con, mà nguyên nhân trong đó cũng có phần xuất phát từ việc tảo hôn. Câu chuyện tảo hôn không phải là mới, thế nhưng lời giải cho bài toán này vẫn đang là trăn trở và khó khăn của xã Ayun, huyện Mang Yang cũng như nhiều địa phương khác hiện nay./.

Mỹ Tiến, Cao Duy

 


Lượt xem: 175

Trả lời