Con xanh xao, vàng vọt, ốm bệnh liên miên, hóa ra là vì thiếu chất này!

Cập nhật 28/3/2024, 08:03:10

Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng trẻ xanh xao, thiếu máu, mệt mỏi, uể oải. Thế nhưng, chắc hẳn nhiều cha mẹ chưa biết, thiếu sắt còn là một trong những nguyên nhân khiến miễn dịch của trẻ bị “khiếm khuyết”, dẫn đến việc trẻ dễ ốm bệnh liên miên.

Trẻ nhỏ dễ ốm bệnh như thế nào khi thiếu sắt?

Cha mẹ đều biết trẻ dưới 5 tuổi dễ ốm do đang trong giai đoạn “khoảng trống miễn dịch”, đề kháng non yếu nên chưa chống lại được các tác nhân gây bệnh. Do đó, cha mẹ cần nâng cao đề kháng nội tại cho con, để con có thể tự “chiến đấu” với các mầm bệnh.

Để làm được điều này, cha mẹ cần chú ý đến những yếu tố hỗ trợ tăng đề kháng. Điển hình là yếu tố dinh dưỡng, bởi đây là nguồn cung cấp các dưỡng chất trực tiếp tham gia vào việc xây dựng hệ miễn dịch. Trong đó, sắt là một “mắt xích” quan trọng của hệ miễn dịch.

Con xanh xao, vàng vọt, ốm bệnh liên miên, hóa ra là vì thiếu chất này! - 1

Sắt là một “mắt xích” quan trọng của hệ miễn dịch

Sắt có vai trò rất quan trọng trong việc sản sinh các tế bào miễn dịch giúp chống lại sự tấn công của virus, vi khuẩn như Lympho T. Bởi vậy, khi cơ thể trẻ bị thiếu sắt, hệ miễn dịch sẽ xuất hiện “lỗ hổng” lớn, khiến hàng rào bảo vệ cơ thể vốn chưa hoàn thiện lại càng lỏng lẻo và tạo cơ hội cho virus, vi khuẩn gây bệnh liên tục.

Theo nghiên cứu của TS. Vishal Kumar (Khoa Nhi, BV Chacha Nehru Bal Chikitsalya, Delhi, Ấn Độ), thiếu sắt có liên quan đến suy giảm khả năng miễn dịch tự nhiên và miễn dịch qua trung gian tế bào, từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ở trẻ.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, tỷ lệ thiếu sắt ở trẻ dưới 5 tuổi vẫn còn rất cao, cứ 3 trẻ lại có 1 trẻ bị thiếu sắt. Tỷ lệ trẻ thiếu sắt còn cao, trong khi đó, trẻ nhỏ lại là đối tượng có miễn dịch còn non yếu, hơn nữa, giai đoạn này, nhiều dịch bệnh bùng phát. Từ đó, dẫn đến tình trạng trẻ ho, sốt, sổ mũi, viêm họng, viêm phổi… liên tục.

Con xanh xao, vàng vọt, ốm bệnh liên miên, hóa ra là vì thiếu chất này! - 2

Tỷ lệ thiếu sắt ở Việt Nam còn khá cao, cứ 3 trẻ thì có 1 trẻ bị thiếu sắt

Thêm nữa, các chuyên gia khuyến cáo không nên bổ sung sắt cho trẻ khi con đang bị ốm, bởi cơ thể trẻ lúc này bị bệnh nhiễm trùng cấp tính, không thể hấp thu sắt. Do đó, cần chờ qua giai đoạn cấp tính hoặc khi con đã khỏi bệnh thì mới được bổ sung sắt. Điều này lại vô tình tạo ra vòng luẩn quẩn thiếu sắt – dễ mắc bệnh nhiễm trùng – không được bổ sung sắt – thiếu sắt. Từ đó, dẫn đến tình trạng trẻ cứ bệnh mãi không dứt, bệnh này chưa khỏi hẳn lại mắc bệnh khác, khiến trẻ luôn ở trong trạng thái mệt mỏi, chán ăn, kém hấp thụ, chậm tăng cân.

Vậy, làm sao để đảm bảo con đủ sắt, miễn dịch khỏe, giảm ốm bệnh?

Trước hết, cha mẹ cần đảm bảo cung cấp đủ sắt cho trẻ, để giúp hệ miễn dịch kiên cố hơn. Sắt có mặt trong rất nhiều thực phẩm hàng ngày. Điển hình như thịt bò, cá, trứng, rau chân vịt, cải soong, cần tây, đậu đũa, củ cải, cà chua, đu đủ chín… Đồng thời, cho trẻ ăn và uống hoặc xay sinh tố các loại quả chín chứa nhiều vitamin C (cam, quýt, bưởi, xoài nhãn…) để tăng hấp thu sắt.

Con xanh xao, vàng vọt, ốm bệnh liên miên, hóa ra là vì thiếu chất này! - 3

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của cuộc điều tra đinh dưỡng Đông Nam Á (Seanuts), bữa ăn hàng ngày của trẻ em Việt Nam thiếu đến 50% nhu cầu sắt. Thêm nữa, sắt là một chất khó hấp thu, tỷ lệ hấp thu sắt từ thức ăn cực kỳ thấp, chỉ có 5-15%. Điều này có nghĩa là dù trẻ ăn uống tốt, chế độ dinh dưỡng giàu sắt, thì lượng sắt cần thiết cho trẻ vẫn chưa được đảm bảo. Do đó, cha mẹ cần bổ sung các chế phẩm sắt để đáp ứng nhu cầu cơ thể trẻ.

Các chuyên gia khuyến cáo nên lựa chọn các sản phẩm sắt hữu cơ để đem lại khả năng hấp thụ tối ưu cho cơ thể, hạn chế sự lắng cặn ở đường ruột và các cơ quan khác. Từ đó, ít gây tác dụng phụ liên quan hệ đường ruột, tiêu hóa, ít gây táo bón.

24h.


Lượt xem: 3

Trả lời