Ngừng khoan ở cửa xả vì sợ nước ngập thiết bị điện

Cập nhật 19/12/2014, 05:12:26

3g00 ngày 19/12. Ban chỉ huy cứu hộ đã tạm ngưng khoan ở khu vực hầm xả vì bùn và nước tuôn ra quá nhanh, không bảo đảm an toàn cho các thiết bị điện. Chỉ còn 5m nữa là đã khoan qua lớp đất đá.

3g00. Tạm ngưng khoan ở khu vực hầm xả

 

Khoảng 3g00 ngày 19-12, ban chỉ huy cứu hộ tại khu vực hầm xả thủy điện ra lệnh ngừng khoan để tìm phương án di dời các thiết bị điện tránh bị nước làm ngập.

Đại diện ban chỉ huy cứu hộ cho biết, khi khoan được chùng 54m còn khoảng 6m nữa là xuyên thủng hết lớp đất đá, nước và bùn từ bên trong chảy ra rất mạnh. Lực lượng cứu hộ phải điều động xe múc vào hiện trường để xúc bớt bùn đất đồng thời tìm cách tháo gỡ hệ thống dây điện đang mắc trên thành hầm ra vị trí an toàn trước khi khoan tiếp.

Xe múc dọn bùn đất ra khỏi hầm - Ảnh chụp lúc 3g00 - Ảnh LÂM THIÊN
Xe múc dọn bùn đất ra khỏi hầm – Ảnh chụp lúc 3g00 – Ảnh LÂM THIÊN
Khoảng 3g00 ngày 19-12, khi khoan được chừng 52 – 54m, ban chỉ huy cứu hộ tại khu vực hầm xả thủy điện ĐạDâng – Đachomo ra lệnh ngừng khoan để tìm phương án di dời các thiết bị điện tránh bị nước làm ngập. Đại diện ban chỉ huy cứu hộ cho biết, khi khoan được chùng 54m còn khoảng 6m nữa là xuyên thủng hết lớp đất đá, nước và bùn từ bên trong chảy ra rất mạnh. Lực lượng cứu hộ phải điều động xe múc vào hiện trường để xúc bớt bùn đất đồng thời tìm cách tháo gỡ hệ thống dây điện đang mắc trên thành hầm ra vị trí an toàn trước khi khoan tiếp - Ảnh LÂM THIÊN.
Lực lượng cứu hộ tìm cách di dời các thiết bị điện tránh bị ngập nước – Ảnh LÂM THIÊN.

 

2g40. Lo ngại hầm cứu nạn thứ hai sẽ gặp đá

 

 Hình ảnh chụp từ hai hầm cứu nạn đang được đào hai.bên.hầm thủy điện Đạ Dâng. Các hầm cứu nạn này nằm sâu trong lòng hầm thủy điện Đạ Dâng hơn 500m. Ảnh chụp lúc 3g30 sáng. Ảnh VIỄN SỰ
Hình ảnh chụp từ hai hầm cứu nạn đang được đào hai.bên.hầm thủy điện Đạ Dâng. Các hầm cứu nạn này nằm sâu trong lòng hầm thủy điện Đạ Dâng hơn 500m. Ảnh chụp lúc 3g30 sáng. Ảnh VIỄN SỰ

 

Đại tá Phạm Hữu Tuấn, trưởng phòng tác chiến Bộ Tư lệnh Công binh chính thức xác nhận sau 9 giờ miệt mài, hầm cứu nạn bên trái đã đào sâu được 5m. Vấn đề lớn nhất mà đại tá Tuấn quan ngai là hầm cứu nạn này vẫn có thể gặp đá, phải đào hầm hình chữ U rất tốn thời gian.

Bữa ăn vôi của lực lượng công binh lúc 3g sáng để chuẩn bị tiếp tục công việc đào hầm cứu hộ - Ảnh VIỄN SỰ
Bữa ăn vôi của lực lượng công binh lúc 3g sáng để chuẩn bị tiếp tục công việc đào hầm cứu hộ – Ảnh VIỄN SỰ
2g30 sáng, các công việc phục vụ cho cứu hộ vẫn cấp tập diến ra tại hiện trường - Ảnh VIỄN SỰ
2g30 sáng, các công việc phục vụ cho cứu hộ vẫn cấp tập diến ra tại hiện trường – Ảnh VIỄN SỰ

 

2g20. Tốc độ đào hầm cứu nạn rất hạn chế

 

Bên ngoài cưa hầm, lực lượng công binh vẫn đang làm việc cấp tập, hàn các giàn chống cho hầm cứu nạn. Tuy nhiên, một sĩ quan công binh Quân khu 7 vừa từ hầm cứu nạn trở ra cho hay, tốc độ đào hầm cứu nạn khá hạn chế, hầm bên phải đào được hơn 10m, bên trái hơn 4m. Như vậy, sau bốn tiéng, cả hai hầm đào thêm được khoảng 2m.

Một xe tải nhỏ cũng đã chở các ống nước đưa vào hầm cho công việc rút nước đang rỉ từ các khe và vách hầm.

 

1g40. Bạn đọc đề nghị: Hãy cho 12 người một sứ mệnh

 

Bạn đọc Toi Ma Tien tìm kiếm từ internet đã đề nghị chúng tôi chuyển đến nhóm cứu hộ kinh nghiệm để củng cố tâm lý và sức khoẻ cho các nạn nhân từ vụ sập hầm ở Chi Lê. Theo bạn đọc Toi Ma Tien, việc phải thuyết phục các nạn nhân ngủ đúng và đủ giấc là rất quan trọng do trong hầm tối không phân biệt được thời gian.

Đồng thời, phải có một chuyên gia tâm lý trò chuyện với các nạn nhân, trao cho 12 người một nhiệm vụ nào đó để họ tích cực vận động, tâm lý không bị ì và chùng xuống bi quan.

 

1g10. Thư đã vào nhưng chưa thấy trả lời

 

Một tốp công binh và lực lượng PCCC của TP.HCM đã vào thay ca cho lực lượng bên trong hầm. Các chién sĩ công binh lữ đoàn 293 cho biết bức thư của lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng đã được chuyển vào cho các nạn nhân nhưng vẫn chưa thấy hồi âm.

Mì gói và bánh để sẵn bên ngoài phục vụ cho lực lượng cứu hộ - Ảnh Lâm Thiên
Mì gói và bánh để sẵn bên ngoài phục vụ cho lực lượng cứu hộ – Ảnh Lâm Thiên

 

0g45. Chuyên gia góp ý

Chuyên gia Nguyễn Ngọc Thiệp, Khoa môi trường – Đại học Tài Nguyên & Môi Trường TP.HCM theo dõi xuyên suốt quá trình cứu hộ đã gửi cho chúng tôi những góp ý sau:

Xem hình và kiểm tra tin tức thường xuyên thấy ống 10 cm đã xuyên vào ngăn hầm nhưng bị nghẹt chụp ở đầu bên trong.

Cần tập trung vào việc xử lý chụp nghẹt này từ bên ngoài bằng ống thép và con đội thủy lực để làm bung nấp bên trong ra.

Hay có thể đưa một dụng cụ nhỏ là 1 đoạn thép đặc (vuông hay tròn) và 1 đục sắc nhỏ theo ống 6cm vào cho anh em bên trong phá nắp chụp này ra.

Đường ống 10cm này thông là rất quan trọng:

Chuyền thức ăn, nylon dù chống lạnh, chuyền vào trong 1 máy bơm hỏa tiễn bơm nước ra nhanh hơn, đặc biệc là chuyền những thanh thép 34 hay 42 để anh em chống tạo sự an toàn hơn, cung cấp khí ấm vào trong hầm…

Vừa đọc tin là nước trong hầm dâng lên, bơm thoát chậm, nếu mà mưa diễn ra thì vài giờ nước lại dâng lên tiếp tục, NÊN DÙNG BƠM CHÂN KHÔNG HÚT NƯỚC RA bằng cách đưa đường ống nhựa HDPE D 32mm vào trong lòng ống 6cm vào trong hầm, viết giấy cho anh em biết là ống hút nước để anh em bên trong phối hợp bơm nước.

Cần đưa 1 đèn laser nhỏ vào trong cho anh em, bên trong và bên ngoài trước khi gọi nhau thì nên dùng tín hiệu đèn laser trước, tránh gây việc va đập ảnh hưởng tâm lý bên trong. Khi dùng thuốc nổ cũng nên báo trước anh em biết là sẽ có tiếng động lớn, không nên nói nổ mìn.

Cần có 1 chuyên gia không khí (thông gió và cấp nhiệt) tham gia để cấp khí ấm vào bên trong và khí ấm cho bên ngoài khu vực đào – khoan trong hầm có điều kiện làm việc tốt hơn.

Xem hình mô tả và hình chụp anh em đào 2 ngách này thấy rất không an toàn cho người đào vì công tác gia cố 3 mặt quá sơ sài, có thể tai nạn khác lại xảy ra. 

Phương pháp đào thủ công và chuyển đất ra như vậy rất lâu, nhất là khâu chuyển đất vụn ra miệng ngách, cần dùng máy hút khí chân không để hút đất vụn ra khi đào, tốc độ đào nhanh hơn, đặc biệt là khi đào sâu vô trong. 

Dùng tia nước khoan theo phương thẳng đứng từ trên xuống thì rất nguy hiểm cho kết cấu hầm vì khi đó đất ngậm nước tăng khối lượng và nhão ra sẽ có thể gây sập thêm. Nếu dùng tia nước thì khoan tiếp vào lổ bên kia hầm nhưng phải tạo dộ dốc ngược ra để nước thoát ra bên ngoài, giảm ngấp vô đất.

Trên khu vực đồi của hầm cần tạo một số hố “dụ” nước bề mặt chảy vào, và tại hố này phải lắp bơm công suất lớn để dự phòng trường hợp mưa diễn ra sẽ thoát nước mưa trên bề mặt, giảm tối đa tác động do nước mưa đến sự an toàn của hầm.

 

0g25 phút ngày 19-12: Mũi khoan từ phía cửa xả đang tiến rất nhanh

Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Văn Yên cho biết từ 21 giờ ngày 18 – 12, mũi khoan từ phía cửa xả thủy điện Đạ Dâng đã tiến kha nhanh. Đến thời điểm nói trên đã khoan được gần 55m, như vậy chỉ còn hơn 10m nữa mũi khoan này sẽ đến được vị trí các nạn nhân.

Đây là mũi khoan có đường kính 6cm, sẽ làm thông hơi và thoát nước tốt hơn cho các nạn nhân. Ông Yên đánh giá: “Đây là mũi khoan đầy hy vọng, có thể sẽ sớm đưa ra được nhiều phương án giải cứu cho 12 nạn nhân”. 

xe của lực lượng cứu hộ vận chuyển bình oxy vào bên trong đường hầm - Ảnh Lâm Thiên
xe của lực lượng cứu hộ vận chuyển bình oxy vào bên trong đường hầm – Ảnh Lâm Thiên
Ông Nguyễn Văn Yên viết thư tại cửa hầm - Ảnh: Viễn Sự
Ông Nguyễn Văn Yên viết thư tại cửa hầm – Ảnh: Viễn Sự

22g00 ngày 18-12:

Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng – Nguyễn Văn Yên đã viết một lá thư gửi cho 12 nạn nhân đang mắc kẹt trong hầm.

Lá thư được ông Yên viết rất nhanh ngay tại cửa hầm thủy điện Đạ Dâng. Sau đó, ông Yên gọi nhân viên đội cứu nạn đến trao thư và một cuộn dây nhựa cứng dài hơn 60m rồi hướng dẫn cách chuyển thư vào cho các nạn nhân.

Ông Yên yêu cầu đội cứu nạn trao đổi với các nạn nhân, chuyển giấy và bút vào để các nạn nhân có thể viết thư ra bên ngoài.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Yên cho biết bức thư này được viết theo yêu cầu của Bí thư tỉnh ủy Lâm Đồng, nhằm động viên tinh thần của các nạn nhân, trong khi chờ đợi đội cứu nạn tiếp cứu thành công.

Lá thư được ông Nguyễn Văn Yên viết gửi lúc 22g ngày 18-12 – Ảnh: Viễn Sự

Toàn văn nội dung bức thư đang được chuyển vào cho 12 nạn nhân vụ sập hầm thủy điện Đạ Dâng

Thân gửi 12 anh chị em trong hầm!

Ban chỉ đạo phòng chống  cứu nạn đang tập trung toàn lực để giải cứu các anh chị, với lực lượng máy móc để giải cứu các anh chị; với lực lượng máy móc thiết bị hiện đại nhất và hang trăm nhân lực của Bộ Quốc phòng,  Bộ Công an, Bộ y tế, Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam và tỉnh Lâm Đồng.

Anh chị em yên tâm, bằng mọi cách bảo vệ sức khỏe và thông tin kịp thời ra ngoài những yêu cầu của mình để được đáp ứng

Ở ngoài này mọi người làm việc 24/24 giờ với tinh thần nhanh nhất để cứu các anh chị.

Lực lượng cứu hộ chuẩn bị tiếp tục khoan sau khi khắc phục xong sự cố máy khoan bị hỏng lúc 21g ngày 18-12. Ảnh: Lâm Thiên
Lực lượng cứu hộ chuẩn bị tiếp tục khoan sau khi khắc phục xong sự cố máy khoan bị hỏng lúc 21g ngày 18-12. Ảnh: Lâm Thiên

21g02 ngày 18-12

Lực lượng cứu hộ đã khắc phục xong sự cố máy khoan bị hỏng tại vị trí cửa xả của Thủy điện Đạ Dâng – Đachomo.

Theo ban chỉ huy cứu nạn, lực lượng cứu hộ đang huy động thêm 50 ống khoan với chiều dài 90cm, đường kính 6cm để chuẩn bị khoan xuyên đêm.

Lực lượng cứu hộ bắt đầu khoan những mũi đầu tiên.

theo Tuổi Trẻ Online


Lượt xem: 41

Trả lời