Tình trạng vay nợ với lãi suất cao trong các hộ người dân tộc thiểu số

Cập nhật 08/8/2016, 08:08:57

Vì nhiều nguyên nhân thời gian qua, không ít hộ người dân tộc thiểu số ở các địa phương trong tỉnh Gia Lai đã vay vốn bên ngoài với lãi suất cao để đầu tư cho sản xuất, sinh hoạt. Khi lãi suất vay đã cao, đến vụ thu hoạch bà con được mùa thì đỡ, mất mùa rớt giá thì coi như nợ gốc chồng thêm nợ lãi và rơi vào vòng lẩn quẩn nghèo khó, kéo theo nhiều hệ lụy khó lường. Chúng ta cùng tìm hiểu thực tế đáng lo ngại trên tại huyện Ia Pa-Một trong những huyện nghèo, có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống của tỉnh Gia Lai.

Vì nhiều nguyên nhân thời gian qua, không ít hộ người dân tộc thiểu số ở các địa phương trong tỉnh Gia Lai đã vay vốn bên ngoài với lãi suất cao để đầu tư cho sản xuất, sinh hoạt. Khi lãi suất vay đã cao, đến vụ thu hoạch bà con được mùa thì đỡ, mất mùa rớt giá thì coi như nợ gốc chồng thêm nợ lãi và rơi vào vòng lẩn quẩn nghèo khó, kéo theo nhiều hệ lụy khó lường. Chúng ta cùng tìm hiểu thực tế đáng lo ngại trên tại huyện Ia Pa-Một trong những huyện nghèo, có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống của tỉnh Gia Lai.

8.82vaynolai

7 năm trước, bà RMah H’Bông ở thôn Ma Ring 2, xã Ia Ma Rơn đã vay tư thương 30 triệu đồng để đầu tư làm mì, mía, lúa và chăn nuôi bò. Với số tiền vay 30 triệu đồng, hàng tháng bà phải đóng 900.000 đồng tiền lãi. Đến nay, số lãi đã trả gấp hơn 2 lần số tiền vay nhưng bà H’Bông vẫn còn nợ tiền gốc.

Bà H’Bông nói: “Vay con buôn, không có tiền, 1 năm vay 10 triệu làm cỏ mì, mía, 1 triệu lãi 30.000 đồng/tháng, 30 triệu thì trả 900.000. Tới mùa vụ trả gốc, lãi ít thôi chứ không đủ. Vay 7 năm rồi 30 triệu”.

Không chỉ gia đình bà H’Bông mà vì nhiều nguyên nhân, nhiều hộ ở xã Ia Ma Rơn đã chấp nhận, thậm chí là liều mình vay vốn bên ngoài với lãi suất cao để đầu tư làm mì, mía. Nắm bắt tâm lý này của người dân cộng với điều kiện kinh tế của các gia đình, nhất là đất đai, nhà cửa…, nhiều hộ người dân tộc thiểu số ở đây dễ dàng được các đối tượng cho vay với mức 1 triệu đồng trả lãi 30.000 đồng/ tháng và tới vụ thu hoạch thì lấy lãi một lần.

Chị Ksor Ble-Xã Ia Ma Rơn, huyện Ia Pa cho biết: “Khi đưa tiền thì con buôn đưa dễ, muốn lấy chiều thì lấy, lấy sáng thì lấy. Không phải thế chấp giấy tờ gì ,ở đây nhà nào cũng đi vay hết, để sang năm trả cũng được”. Khi được hỏi: Nếu không có tiền trả thì làm sao? Chị Ble nói: “Thì mình bán đất”.

Chị H’Bom-Xã Ia Ma Rơn, huyện Ia Pacũng cho biết: “Mình vay 20 triệu đồng,  3 năm rồi”. Phóng viên hỏi tại sao không vay ngân hàng? Chị trả lời: “Vì làm giấy tờ lâu quá, vay đây nhanh hơn”.

Theo tìm hiểu của phóng viên, một số hộ trên địa bàn muốn trả hết nợ gốc cũng khó vì nếu trả hết nợ gốc thì khi có chuyện gì cần vay tiền, đối tượng cho vay sẽ không cho vay nữa. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến một số gia đình luôn là con nợ. Và điều này cũng phần nào trả lời cho câu hỏi vì sao, nhiều hộ người dân tộc thiểu số ở huyện nghèo Ia Pa cứ luôn trong vòng lẩn quẩn nghèo đói, thậm chí là đến một lúc nào đó phải bán đất đai hay tài sản có giá trị để trả lãi vay chui, khi ấy sẽ kéo theo nhiều hệ lụy khó lường. Vì vậy đề nghị chính quyền địa phương và cơ quan chức năng cần lưu tâm đến vấn đề này./.


Lượt xem: 583

Trả lời