Thông báo Kết luận của đồng chí Trương Hải Long – Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính tỉnh tại Hội nghị trực tuyến đánh giá, rút kinh nghiệm Chỉ số CCHC, Chỉ số SIPAS năm 2022 tổ chức ngày 11/7/2023

Cập nhật 24/7/2023, 10:07:14

UBND tỉnh vừa có văn bản Thông báo Kết luận của đồng chí Trương Hải Long – Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính (CCHC) tỉnh tại Hội nghị trực tuyến tổ chức ngày 11/7/2023 để đánh giá, rút kinh nghiệm Chỉ số CCHC, Chỉ số SIPAS năm 2022.

Theo đó, đồng chí Trương Hải Long yêu cầu các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong thời gian tới chủ động, tích cực đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ CCHC; quan tâm bố trí đủ nguồn lực để triển khai các nhiệm vụ CCHC; chủ động nghiên cứu, thí điểm hoặc nhân rộng các mô hình cải cách mới có hiệu quả; thực hiện hiệu quả nhóm nhiệm vụ về cải cách thể chế. Về cải cách thủ tục hành chính, phải thường xuyên theo dõi việc công khai các quyết định công bố TTHC của Bộ, ngành trên Cổng Dịch vụ công (DVC) quốc gia hoặc Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC để chủ động tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh công bố danh mục TTHC và công khai TTHC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC đúng thời gian quy định. Tổ chức công khai đầy đủ các TTHC. Về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước: Sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy của các cơ quan, đơn vị theo quy định; rà soát, sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập; sử dụng đúng số lượng biên chế hành chính và số người làm việc được giao; thực hiện đầy đủ, đúng quy định các nhiệm vụ về phân cấp quản lý nhà nước theo đúng quy định; kiểm tra, giám sát các nhiệm vụ quản lý nhà nước đã phân cấp cho cấp huyện, cấp xã theo quy  định. Về cải cách chế độ công vụ: Xây dựng kế hoạch và thường xuyên kiểm tra công vụ trong việc thi hành kỷ luật, kỷ cương hành chính và văn hóa công sở tại cơ quan và các đơn vị. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển đội ngũ cán bộ cấp xã cho từng năm và cả nhiệm kỳ.

Về cải cách tài chính công, việc lập dự toán phải trên cơ sở chính sách, chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước (NSNN). Các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách phải thực hiện chi theo đúng dự toán được giao, chế độ tiêu chuẩn, định mức quy định và quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị, bảo đảm sử dụng kinh phí hiệu quả, tiết kiệm. Các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL) thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính phải tổ chức rà soát lại quy chế chi tiêu nội bộ theo đúng quy định để thực hiện chi tiêu, bảo đảm quy chế phải quy định rõ các nội dung chi theo chế độ, mức chi của từng nội dung chi. Rà soát, hoàn thành thủ tục đầu tư, công tác lựa chọn nhà thầu đối với các dự án mới giao vốn để sớm triển khai thi công công trình. Đối với các công trình đã hoàn thành thủ tục đầu tư đang triển khai thi công, các công trình chuyển tiếp cần tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn để hoàn thành đảm bảo tiến độ. Xử lý nghiêm các trường hợp chậm tiến độ, tập trung đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành dự án quan trọng, dự án cấp thiết đang đầu tư dở dang. Đề cao kỷ luật, kỷ cương đầu tư công, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, cản trở làm chậm tiến độ giao vốn, giải ngân vốn; cá thể hóa trách nhiệm người đứng đầu trong trường hợp giải ngân chậm, gắn kết quả giải ngân với đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao. Thực hiện tốt công tác thu ngân sách Nhà nước; đẩy mạnh xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số…


Lượt xem: 5

Trả lời