Quốc hội thảo luận về Dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (Sửa đổi)

Cập nhật 14/6/2022, 17:06:22

Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 3, chiều nay (14/6), dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành thảo luận về dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi).

Để góp phần hoàn thiện dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), theo ý kiến của các đại biểu thì công tác hòa giải có ý nghĩa hết sức quan trọng giúp cho các bên có thể hòa giải tự nguyện, giải quyết với các nhận với nhau các mâu thuẫn, tránh các xung đột. Tuy nhiên, quy định về hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình cần quan tâm một số vấn đề như sau:

Thứ nhất, hòa giải có thể chỉ hiệu quả đối với các mâu thuẫn nhỏ nhưng không áp dụng đối với các trường hợp bạo lực diễn ra trầm trọng và kéo dài; Thứ hai, cần quy định rõ hơn mối quan hệ giữa hòa giải với việc xử lý người có hành vi bạo lực gia đình. Tuy nhiên, có những trường hợp nạn nhân của bạo lực gia đình sau khi tham dự hòa giải, nhất là hòa giải do gia đình, dòng họ tiến hành thì vì nhiều nguyên nhân họ có thể bỏ qua những chuyện đã xảy ra. Điều này ảnh hưởng đến việc xác minh, xử lý người có hành vi bạo lực gia đình. Do đó, cần cân nhắc thời điểm tiến hành hòa giải; Thứ ba, cần làm rõ giá trị pháp lý của kết quả hòa giải theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Các đại biểu cũng đề nghị cần bổ sung các quy định đảm bảo việc hòa giải không bị lợi dụng để ngăn cản các bên liên quan bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật hoặc trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính, xử lý về vi vi phạm hình sự.

 Sáng nay, Quốc hội khóa XV đã tiến hành biểu quyết thông qua 2 nghị quyết về việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2023 gồm: Chuyên đề “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng” và Chuyên đề “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030”./.

BT: Lệ Xuân, Trần Thi


Lượt xem: 2

Trả lời