PV: Tiến sỹ Nguyễn Huy Dũng – Phó Viện trưởng Viện Điều tra và Quy hoạch rừng về những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý rừng ở Tây Nguyên

Cập nhật 01/8/2016, 16:08:51

Mất rừng cũng chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng khô hạn, lũ lụt bất thường xảy ra hiện nay. Kiên quyết đóng cửa rừng tự nhiên và không cho chuyển đổi đất rừng nghèo sang trồng cây công nghiệp- chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chính là giải pháp khẩn cấp để cứu rừng hiện nay. Liên quan đến câu chuyện giữ rừng, Phóng viên Đài PT-TH Gia Lai đã phỏng vấn Tiến sỹ Nguyễn Huy Dũng – Phó Viện trưởng Viện Điều tra và Quy hoạch rừng về những vấn đề đặt ra trước tình trạng suy giảm rừng nghiêm trọng ở Tây Nguyên.

Mất rừng cũng chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng khô hạn, lũ lụt bất thường xảy ra hiện nay. Kiên quyết đóng cửa rừng tự nhiên và không cho chuyển đổi đất rừng nghèo sang trồng cây công nghiệp- chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chính là giải pháp khẩn cấp để cứu rừng hiện nay. Liên quan đến câu chuyện giữ rừng, Phóng viên Đài PT-TH Gia Lai đã phỏng vấn Tiến sỹ Nguyễn Huy Dũng – Phó Viện trưởng Viện Điều tra và Quy hoạch rừng về những vấn đề đặt ra trước tình trạng suy giảm rừng nghiêm trọng ở Tây Nguyên.

1.8 phong van chau

PV: Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về việc suy giảm nguồn tài nguyên rừng ở Tây Nguyên trong giai đoạn vừa rồi?

TS Nguyễn Huy Dũng: Rừng Tây Nguyên giảm tương đối nhiều. Có thể so sánh số liệu từ năm 1992-2015 giảm hơn 1 triệu ha. Theo các giai đoạn khác nhau: từ năm 1992-2000 bình quân giảm 50. 000 ha, giai đoạn 2000-2005 giảm 10. 000 ha, sau đó tiếp tục tăng lên ở giai đoạn 2010-2015 mức giảm trung bình 54. 000 ha/năm, những con số trên cho thấy tốc độ giảm rừng rất nhanh. Đối với rừng Tây Nguyên diện tích rừng bị suy giảm cả về chất lượng, trữ lượng và số lượng, mất rừng lại tập trung nhiều ở kiểu rừng giữ nước điều hòa tốt. Chúng ta có thể thấy loại trừ yếu tố khí hậu toàn cầu, tình trạng biến đổi khí hậu cục bộ ở Tây Nguyên một trong những nguyên nhân chính vẫn là mất rừng.

PV: Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định về việc đóng cửa rừng tự nhiên, vậy theo ông trong thời gian tới cần có những giải pháp đồng bộ kèm theo như thế nào để bảo vệ diện tích rừng hiện có ở Tây Nguyên?

TS Nguyễn Huy Dũng: Chúng ta cũng không thể nói sau quyết định đóng cửa rừng thì rừng sẽ phát triển thêm nếu như chúng ta không có các chính sách đồng bộ kèm theo. Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thực hiện chương trình tái cơ cấu ngành lâm nghiệp , trong đó có các tỉnh Tây Nguyên. Đây là chương trình lớn của Bộ và cũng đã tính toán đưa vào rất nhiều vấn đề lớn. Tây Nguyên là vùng rất quan trọng về an ninh nước, an ninh môi trường.. Ở đây công tác quản lý rừng có rất nhiều chủ thể tham gia, trong đó vai trò cộng đồng rất quan trọng. Ngoài việc củng cố thêm lực lượng bảo vệ rừng thì cần có chính sách đối với các chủ thể tham gia bảo vệ rừng phù hợp: ví dụ cộng đồng, người dân ở địa phương gắn bó với rừng, sát rừng thì quyền lợi của họ như thế nào khi tham gia quản lý bảo vệ rừng. Ngay cả chính sách trồng rừng cũng phải xem lại như thế nào để thu hút nhiều nguồn lực cho Tây Nguyên. Hiện nay việc trồng rừng ở Tây Nguyên chủ yếu tập trung vào những cây mọc nhanh và nếu như phát triển theo hướng này thì khả năng bảo vệ môi trường, nguồn nước của cây trồng này rất kém so với các loài cây từ tự nhiên.

PV: Xin cảm ơn ông./.

 Kim Châu, R’Piên


Lượt xem: 403

Trả lời