Nông dân An Khê nỗ lực chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi

Cập nhật 16/7/2016, 09:07:13

 Những năm gần đây, nhiều hộ nông dân trên địa bàn thị xã An Khê đã mạnh dạn chuyển đổi sản xuất theo hướng đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, vật nuôi cùng với việc ứng dụng khoa học kỹ thuật hiệu quả đã góp phần thúc đẩy kinh tế gia đình, địa phương từng bước phát triển.

 

 

     

Trước đây, với diện tích 3,7 ha này gia đình ông Trương Công Đẩu chủ yếu trồng mía, lúa và mỳ nhưng năng suất và hiệu quả kinh tế đem lại cũng chẳng đáng là bao. Với mong muốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm phát triển kinh tế gia đình, năm 2015, sau khi được ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã hỗ trợ cho vay 220 triệu đồng, gia đình ông đã mạnh dạn đầu tư 7 sào cây ăn quả với một số loại cây phù hợp với thổ nhưỡng đại phương như: Chanh, na, chuối…Đồng thời, đầu tư chuồng trại nuôi bò sinh sản và trồng cỏ với lợi nhuận kinh tế cao hơn nhiều.

Ông Trương Công Đẩu-Thôn Tú Thủy 4-Xã Tú An-Thị xã An Khê cho biết: “Gia đình tôi vay nhỏ lẻ từ 30 triêu đến 100 triệu thì thấy kinh tế gia đình từ dạo ấy thì cũng tường đối cơ bản. Trước đây trồng mía lúa, mỳ, bây giờ thì mở rộng trang trại chăn nuôi bò sinh sản và các loại cây ăn trái, qua hàng năm gia đình cũng có thu nhập, trừ chi phí xong cũng được khoảng 100 triệu trở lên, có nghĩa là đời sống gia đình tạp ổn so với trước kia.

   Là địa địa phương thuần nông, đời sống của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trong đó, cây lúa, mía, mỳ là những loại cây trồng chủ lực. Tuy nhiên, những năm trở lại đây do sự biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, đồng thời, đầu ra của cây mỳ, cây mía phụ thuộc nhiều vào giá cả thị trường nên nguồn thu nhập của người dân rất bấp bênh.

 Ông Nguyễn Văn Công-Thôn Tú Thủy 4-Xã Tú An-Thị xã An Khê cũng cho biết: “Nói chung người dân chúng tôi từ xưa cho tới giờ chủ yếu trồng cây mỳ, cây mía. Mà cây mỳ, cây mía với điều kiện hiện nay thì trồng để kinh tế phát triển thì không đủ, chỉ đủ ăn, đủ sống thôi chứ là giàu thì khó. Nên cũng nhờ ở trên đầu tư thay đổi cơ cấu cây trồng khác để làm giàu chứ cây mía thì không ăn thua”.

   Để việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng thực sự mang lại hiệu quả, ngoài sự nỗ lực của người dân thì rất cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị ở địa phương, tuy nhiên với sự mạnh dạn đầu tư, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi bước đầu đã mở ra hướng đi mới giúp người dân An Khê nâng cao thu nhập, từng bước vươn lên làm giàu. 

Lê Thư-Hồng Uyên – Thanh Sáng


Lượt xem: 104

Trả lời