Hỗ trợ sinh kế – Cơ hội để các nạn nhân chất độc da cam vươn lên trong cuộc sống

Cập nhật 10/8/2016, 08:08:18

Nạn nhân chất độc da cam – “Người đau khổ nhất trong những người đau khổ; người nghèo nhất trong những người nghèo”, và trên thực tế, cuộc sống của nhiều nạn nhân chất độc da cam hiện nay còn đang vô cùng khó khăn. Chính vì vậy mà ngoài hỗ trợ học nghề và tạo việc làm thì hỗ trợ cho họ về các mặt khác, trong đó có việc hỗ trợ sinh kế được xem là cơ hội để các nạn nhân chất độc da cam có thêm điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên trong cuộc sống.

Nạn nhân chất độc da cam – “Người đau khổ nhất trong những người đau khổ; người nghèo nhất trong những người nghèo”, và trên thực tế, cuộc sống của nhiều nạn nhân chất độc da cam hiện nay còn đang vô cùng khó khăn. Chính vì vậy mà ngoài hỗ trợ học nghề và tạo việc làm thì hỗ trợ cho họ về các mặt khác, trong đó có việc hỗ trợ sinh kế được xem là cơ hội để các nạn nhân chất độc da cam có thêm điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên trong cuộc sống.

10.8hotro

Những cặp bò được Hội Nạn nhân chất độc da cam/điôxin tỉnh Gia Lai hỗ trợ cho các đối tượng ở vùng khó Kông Chro – địa phương mà hiện chỉ có 12 đối tượng nạn nhân chất độc da cam được hưởng chế độ trong tổng số 131 trường hợp của toàn huyện, có lẽ sẽ giúp các gia đình nạn nhân thêm cơ hội để thoát khỏi cái nghèo. Và ở vùng đất mà cái nghèo khó vẫn còn đeo bám bà con dân làng như Kông Chro, thì với những nạn nhân chất độc da cam, những hỗ trợ về mặt sinh kế với các đối tượng là điều có ý nghĩa rất lớn.

Ông Trần Vũ Thanh – Chủ tịch Hội NNCĐDC/điôxin huyện KôngChRo, Gia Lai  cho biết: “Qua các chương trình này thì Hội NNCĐDC nhận thấy rằng đây là cơ hội tạo điều kiện cho các gia đình nạn nhân vượt khó vươn lên hòa nhập với cộng đồng, và cùng với nhân dân địa phương có 1 cuộc sống ổn định hơn”.

Những nạn nhân chất độc da cam vẫn đang rất cần sự chung tay hỗ trợ của cộng đồng xã hội, và hiểu những khó khăn đó của các đối tượng, từ nguồn quỹ vận động được, nhiều hoạt động thiết thực đã được Hội NNCĐDC/điôxin tỉnh triển khai hỗ trợ các đối tượng nạn nhân chất độc da cam trên địa bàn. Việc phát triển kinh tế với các nạn nhân chất độc da cam chắc chắn sẽ khó hơn những người bình thường khác, nhưng với họ, đó là niềm vui, niềm hạnh phúc vì sự sẻ chia của cộng đồng.

Anh Đinh Bìm – Làng ĐêChơGang, xã Phú An, huyện Đak Pơ, Gia Lai nói: “ Xưa giờ cũng khó khăn. Làm rẫy, làm nương, làm gì kinh tế được như người ta, rồi bệnh tật nữa. Có bò thì giờ mình sẽ cố gắng nuôi”.

Bà H’Nghia – Chủ tịch Hội NNCĐDC/điôxin tỉnh Gia Lai cho biết: “Nói chung là tạo điều kiện vốn cho nạn nhân vay sản xuất, chăm sóc vườn cây hoặc chăn nuôi, dịch vụ thì phải nói thẳng là nhiều gia đình có sự duy trì vốn và phát triển vốn vay mình được hỗ trợ, nói chung là nhiều gia đình có kết quả. Chúng tôi muốn làm thế nào đó dù số quỹ mình ít nhưng mà mình hỗ trợ cái gì đó cho nạn nhân, có thể mỗi năm hỗ trợ từ 5-10 con bò hoặc vay vốn, nhưng mà các gia đình được mình hỗ trợ đó thì cuộc sống được duy trì, phát triển”.

Có thể không nhiều về giá trị vật chất, nhưng mỗi sự hỗ trợ sinh kế chính là một niềm hi vọng được trao cho các đối tượng nạn nhân chất độc da cam, tiếp thêm cho họ động lực để phát triển kinh tế gia đình, và có cuộc sống ngày càng ổn định hơn ./.

Mỹ Tiến, Huy Toàn

 


Lượt xem: 93

Trả lời