Đẩy mạnh cơ giới hóa, một trong những giải pháp thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Cập nhật 02/8/2016, 07:08:18

Trong kế hoạch hành động thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Gia Lai, giai đoạn 2016-2020, xác định đẩy mạnh cơ giới hóa vào sản xuất là một trong những giải pháp quan trọng góp phần gia tăng giá trị gia tăng và phát triển nền nông nghiệp mang tính bền vững. Thực tế thời gian qua nhiều đồng ruộng khi đưa cơ giới hóa vào sản xuất đều mang lại hiệu quả rất cao. Phóng sự ghi nhận tại một số cánh đồng mía thuộc vùng nguyên liệu mía của Nhà máy đường An Khê khi thực hiện cơ giới hóa trong khâu làm đất.

Trong kế hoạch hành động thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Gia Lai, giai đoạn 2016-2020, xác định đẩy mạnh cơ giới hóa vào sản xuất là một trong những giải pháp quan trọng góp phần gia tăng giá trị gia tăng và phát triển nền nông nghiệp mang tính bền vững. Thực tế thời gian qua nhiều đồng ruộng khi đưa cơ giới hóa vào sản xuất đều mang lại hiệu quả rất cao. Phóng sự ghi nhận tại một số cánh đồng mía thuộc vùng nguyên liệu mía của Nhà máy đường An Khê khi thực hiện cơ giới hóa trong khâu làm đất.

2.8 daymanhcogioi

Cánh đồng mía tại thị trấn Đăk Pơ vốn là vùng đất trũng, khô cằn nên hiệu quả sản xuất không mấy hiệu quả. Thửa nào khá lắm thì cũng chỉ được khoảng chừng 30 tấn/ha nhưng với điều kiện thời tiết thuận lợi, còn nắng hạn, thiếu nước thì không riêng gì cây mía mà không cây trồng nào sống nổi. Thế nhưng, từ khi Nhà máy đường An Khê đưa cơ giới hóa vào khâu làm đất đã tạo nên sự bức phá mới. Xuống giống đúng vào thời điểm xảy ra đại hạn trong lịch sử hàng chục năm qua, trong khi một số nơi, hàng trăm ha mía trồng mới bị chết cháy thì cánh đồng mía này vẫn phát triển tốt, bà con cho biết tỷ lệ cây sống đạt hơn 95%.

Ông Nguyễn Ngọc Tưởng, thị trấn Đăk Pơ, huyện Đăk Pơ cho biết: “Bà con chúng tôi rất phấn khởi khi thực hiện cánh đồng mẫu lớn, đưa cơ giới hóa vào khâu làm đất, trồng và chăm sóc. Trước đây vùng này bị trũng, trồng mía, mì, bắp…năng suất rất thấp. Vậy mà bây giờ khi thực hiện cánh đồng mẫu lớn, áp dụng cơ giới hóa, trong điều kiện thời tiết nắng hạn, cây mía vẫn phát triển tốt. Nếu như đợt nắng hạn vừa qua, nếu là các cây trồng khác chắc là bị thiệt hại rồi chứ không thể được như thế này”.

Trên cánh đồng mía hơn 40 ha ở thôn Tân Hội, xã Tân An, huyện Đăk Pơ. Trong số 40 ha này có một số diện tích là đất nà thồ, trước đây không sản xuất được, bỏ trống. Thế nhưng, sau 3 năm thực hiện cơ giới hóa trong khâu làm đất năng suất mía đạt được ngoài mong đợi của người dân.

Ông Trần Quang Tới,  Thôn Tân Hội, xã Tân An, huyện Đăk Pơ cho biết: “Đất của tôi , trước kia khi mà chưa làm cánh đồng mẫu lớn là để đất trống, không trồng được gì cả. Nhưng khi nhà máy đưa cơ giới hóa vào khâu làm đất, năng suất mang lại rất cao. 3 năm vừa rồi, như cánh đồng nhà tôi đây năng suất phải đạt từ 120-130 tấn/ha, sau khi trừ chi phí cũng còn lãi được 65-70 triệu đồng trong khi trước đó đất thì bỏ không”.

Đánh giá về hiệu quả mang lại từ chương trình cơ giới hóa của Nhà máy đường An Khê, sản lượng tăng bình quân 40% trong khi chi phí sản xuất giảm khoảng 30% so với sản xuất đại trà. Đặc biệt, trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt, nguy cơ xảy ra hạn nặng rất cao, cơ giới còn giúp chống hạn hiệu quả khi đồng ruộng được cày sâu,  tạo độ  tơi xốp cũng như giữ ẩm tốt, từ đó  giúp bộ rễ phát triển khỏe hơn. Với nền sản xuất nông nghiệp còn manh mún, nhỏ lẻ, thủ công như Gia Lai hiện nay, muốn gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp, tạo ra những sản phẩm hàng hóa chất lượng cao thì việc đẩy mạnh cơ giới hóa vào sản xuất là điều cần thiết và phải sớm được triển khai trên diện rộng./.

Hồng Uyên, Thanh Sáng


Lượt xem: 393

Trả lời