Bão số 4 giật trên cấp 17; Thủ tướng triệu tập cuộc họp ứng phó khẩn cấp

Cập nhật 27/9/2022, 09:09:59

Hồi 7h ngày 27/9, cách đất liền khu vực Đà Nẵng-Quảng Ngãi khoảng 360km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14-15, giật trên cấp 17.

Thủ tướng: Tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trong bất cứ hoàn cảnh nào

Phát biểu kết luận cuộc họp ứng phó khẩn cấp bão số 4, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, theo dự báo của các cơ quan chức năng, cơn bão số 4 diễn biến phức tạp, tăng 2 cấp so với ngày hôm qua, cường độ mạnh, di chuyển nhanh trong khi khả năng ứng phó còn có những hạn chế.

undefined - Ảnh 1.

Thủ tướng yêu cầu Ban chỉ đạo, các bộ ngành, địa phương tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù thời tiết thế nào – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng nhất trí với quan điểm công tác phòng chống bão phải chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống “cao hơn 1 cấp” để có sự chủ động chuẩn bị, nếu chuẩn bị tốt thì khi cơn bão đổ bộ với cường độ mạnh hơn dự kiến thì vẫn bảo đảm an toàn, ngược lại nếu bão đổ bộ mạnh hơn dự kiến mà không chuẩn bị tốt thì thiệt hại sẽ lớn.

Những ngày qua, các địa phương đã hướng dẫn gần 58.000 tàu thuyền với khoảng 300.000 lao động di chuyển, tránh trú; gia cố, di dời 4.500 lồng bè thủy sản; lên kế hoạch và tiến hành sơ tán trên 100.000 hộ với gần 400.000 dân tại các vùng nguy cơ cao.

Thủ tướng hoan nghênh tinh thần của các tỉnh, thành phố, các thành viên Ban Chỉ đạo. Thủ tướng yêu cầu Ban chỉ đạo, các bộ ngành, địa phương tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù thời tiết thế nào, như khi trước bão thì có thể trời quang, mây tạnh. Đồng thời cũng không để bị động, bất ngờ, gây thiệt hại tính mạng và tài sản người dân, không hốt hoảng, lo sợ, mất bình tĩnh.

Thủ tướng nhấn mạnh, cần tập trung chỉ đạo khẩn trương, quyết liệt nhất, đặt mục tiêu bảo đảm an toàn, tính mạng người dân lên trên hết, trước hết. Vừa phòng tốt, vừa chống đỡ có hiệu quả với phương châm 4 tại chỗ; chuẩn bị tốt nhất để kịp thời ứng phó diễn biến xấu có thể xảy ra, hạn chế thấp nhất thiệt hại. Mục tiêu cao nhất là bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, đặc biệt là bảo vệ tính mạng người dân, cương quyết di dời người dân ra khỏi nơi nguy hiểm; trong đó hết sức chú ý bảo vệ các đối tượng yếu thế, học sinh, người già, phụ nữ mang thai, trẻ em, người tàn tật, khách du lịch phải ở lại do bão…

09:05 ngày 27/09/2022

Theo cập nhật của phóng viên Văn Minh, lúc 8 giờ sáng nay tại Đảo Lý Sơn đã có mưa to và rất to gió mạnh cấp 6-7 giật cấp 8. Biển động dữ dội, sóng biển cao từ 1 -1,5 m. Hiện bây gió bão đang tăng dần kèm theo mưa to, trước diễn biến phức tạp của thời tiểt tỉnh Quảng Ngãi đã có văn bản nghiêm cấm tất cả người tại Lý Sơn không đc ra khỏi nhà sau 10 giờ trưa nay để đảm bảo an toàn. Phân công lực lượng trực 24/24 để xử lý tình huống xảy ra khi bão đổ bộ vào Lý Sơn vào chiều và tối nay.

08:56 ngày 27/09/2022

Bão cách đất liền khu vực Đà Nẵng-Quảng Ngãi khoảng 360km

Hồi 07 giờ ngày 27/9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,5 độ Vĩ Bắc; 112,1 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Nam quần đảo Hoàng Sa, cách đất liền khu vực Đà Nẵng-Quảng Ngãi khoảng 360km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14-15 (150-183km/giờ), giật trên cấp 17. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 300km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 150km tính từ tâm bão.

undefined - Ảnh 1.

Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 25km và có khả năng mạnh thêm. Đến 19 giờ ngày 27/9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,6 độ Vĩ Bắc; 109,7 độ Kinh Đông, cách Đà Nẵng khoảng 170km về phía Đông Nam, Quảng Nam, Quảng Ngãi khoảng 120km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15 (167-183km/giờ), giật trên cấp 17.

08:00 ngày 27/09/2022

Tại đảo Lý Sơn lúc 7 giờ sáng nay do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4 nên đã có mưa to, gió mạnh cấp 6-7, biển động mạnh và sức gió đang dần tăng. Để phòng chống bão số 4 có khả năng đổ bộ vào địa phương vào chiều tối nay với cấp gió mạnh. BCH PCTT-TKCN huyện phối hợp với các ngành chức năng tuyên truyền vận động người dân khẩn trương chằng chống nhà cửa thì hoạch hoá màu, đồng thời hướng dẫn các chủ phương tiện tàu thuyền vào nơi tránh trú an toàn, lai dắt 51 lồng bè nuôi trồng thủy sản vào bờ để đảm bảo an toàn. Nghiêm cấm tất cả tàu thuyền không được ra khơi trong điều kiện gió to sóng lớn. Đến thời điểm này toàn bộ tàu thuyền của ngư dân đã vào nơi tránh trú an toàn.

undefined - Ảnh 1.
undefined - Ảnh 2.
undefined - Ảnh 3.

07:57 ngày 27/09/2022

Thủ tướng triệu tập cuộc họp ứng phó khẩn cấp bão số 4

Sáng ngày 27/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp trực tuyến về ứng phó khẩn cấp với bão số 4 (bão Noru) – một trong những cơn bão lớn nhất ảnh hưởng tới nước ta những năm qua.

undefined - Ảnh 1.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, chủ trì cuộc họp khẩn ứng phó với bão số 4 sáng 27/9 – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cuộc họp được kết nối trực tuyến tới 8 địa phương khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có khả năng chịu ảnh hưởng của bão: Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai, Kon Tum; 88 quận, huyện, thị xã; 1.155 xã, phường, thị trấn.

Phát biểu đầu cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, các tỉnh, thành phố đã triển khai các giải pháp, nhiệm vụ được giao nhưng Thủ tướng vẫn tiếp tục triệu tập cuộc hộp để rà soát lại công tác chuẩn bị ứng phó bão và ứng phó với các diễn biến sau bão…

“Nhân dân ở xã phường, nên cuộc họp được tổ chức trực tuyến tới cấp xã phường. Phải có phương án giảm thiểu tối đa thiệt hại về người, tài sản, di sản, điều kiện, sinh kế của người dân; phải bảo vệ tính mạng, tài sản người dân ngay từ khi bão chưa đổ bộ bởi “phòng hơn chống””, Thủ tướng phát biểu.

Trong đó, Thủ tướng nhấn mạnh một số nhiệm vụ như: Khẩn trương rà soát, kêu gọi tàu thuyền, ngư dân nằm trong vùng nguy hiểm tìm nơi tránh trú, kêu gọi ngư dân không đánh bắt trong những ngày này; rà soát kiên quyết sơ tán người dân tại những nơi nguy hiểm; bảo đảm an toàn hồ đập, lồng bè nuôi trồng thủy sản; bảo vệ học sinh, khách du lịch; bảo vệ di sản, nhất là phố cổ Hội An; ứng phó với áp thấp nhiệt đới, hoàn lưu bão, nguy cơ sạt lở đất, lũ lụt sau bão…

Dự kiến từ chiều 27/9, bão số 4 (Noru) ảnh hưởng trực tiếp tới nước ta.

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia, khi bão số 4 đổ bộ, có 5 tỉnh ở miền Trung chịu rủi ro thiên tai cấp độ 4 – cấp độ rất nguy hiểm gồm: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Còn tại Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Kon Tum, Gia Lai, rủi ro thiên tai đang ở cấp độ 3.

Dự kiến 7h sáng mai (28/9) bão sẽ đổ bộ

Theo thông tin từ Trung tâm Khí tượng Thủy văn, dự kiến 7h sáng mai (28/9) bão sẽ đổ bộ vào khu vực từ Đà nẵng đến Quảng Ngãi. Từ 7h tối nay trong đất liền bắt đầu có gió mạnh cấp 8, sau tăng dần. Phần phía Bắc cơn bão sẽ là nơi có gió mạnh nhất từ Bắc Quảng Ngãi đến Thừa thiên Huế.

 07:41 ngày 27/09/2022

Cơn bão mạnh nhất trong vòng 20 năm trở lại đây ảnh hưởng đến Trung Bộ

Báo cáo Thủ tướng sáng 27/9, Tổng cục khí tượng thủy văn dự báo bão số 4 có thể mạnh thêm trong 12h tới lên cấp 14-15, giật cấp 17. Khi đổ bôộ gió mạnh cấp 12-13, giật 15. Ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh miền Trung, Bắc Tây Nguyên từ khoảng tối ngày hôm nay (27/9).

Đây là một cơn bão rất mạnh, dự báo là cơn bão mạnh nhất trong vòng 20 năm trở lại đây ảnh hưởng đến Trung Bộ, mức độ ảnh hưởng có khả năng tương đương đến cao hơn cơn bão Xangsane năm 2006 đổ bộ vào Đà Nẵng, Quảng Nam.

Phạm vi ảnh hưởng của bão số 4 này là rất rộng; 9/14 tỉnh thành phố miền Trung, chịu ảnh hưởng trực tiếp; trong đó Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định là 5 tỉnh/thành phố được dự báo chịu tác động của bão mạnh nhất, gió vùng ven biển gần tâm bão có thể lên tới cấp 12-13, giật cấp 15. Từ tối và đêm nay, ở đất liền bắt đầu chịu tác động của gió bão, thời gian nguy hiểm nhất của gió mạnh là từ đêm nay đến sáng ngày mai.

Dự báo bão số 4 sẽ gây ra đợt mưa lớn diện rộng ở các tỉnh miền Trung và bắc Tây nguyên, với lượng mưa dự báo đến 300-400mm gây ra một đợt lũ, ngập lụt diện rộng tại khu vực đồng bằng, ven biển các tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Định, đặc biệt là các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi có nguy cơ ngập lụt: Tại Thừa Thiên Huế có 4/8 huyện với 58 xã; Quảng Nam có 6/18 huyện với 75 xã, Quảng Ngãi có 6/11 huyện với 74 xã có nguy cơ ngập lụt với độ sâu trung bình từ 0,3-0,6m. Mưa lớn, tập trung trong thời gian ngắn là mối nguy đặc biệt về lũ quét, sạt lở đất, tập trung tại vùng núi của các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Định. Cần đặc biệt lưu ý các huyện có nguy cơ rất cao: Phong Điền, Nam Đông, Hương Trà (Thừa Thiên Huế); Bắc Trà My, Nam Trà My, Phước Sơn (Quảng Nam); Sơn Tây, Tây Trà, Ba Tơ, Sơn Hà (Quảng Ngãi); Đăklei, Kon Rẫy, Tu Mơ Rông (Kon Tum).

Công tác dự báo phục vụ cơn bão số 4 đã được triển khải rất sớm và nhận được sự quan tâm của toàn thể hệ thống chính trị. Thủ tướng Chính phủ, Phó thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về PCTT, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có những chỉ đạo sát sao đối với các đơn vị dự báo KTTV.

Toàn bộ hệ thống các trạm quan trắc KTTV của Tổng cục KTTV, đặc biệt là các radar thời tiết ven biển tại khu vực bị ảnh hưởng trực tiếp của bão số 4 đang hoạt động ổn định và sẵn sàng quan trắc tăng cường, bổ sung phục vụ dự báo bão số 4.

Bộ TNMT đã xây dựng và vận hành các hệ thống giám sát vận hành 11 quy trình liên hồ chứa và Hệ thống giám sát tài nguyên nước, trong đó với hơn 130 hồ chứa, đập dâng quan trọng trong 11 quy trình được cập nhật hàng giờ và khoảng trên 450 hồ chứa, đập dâng lớn nhỏ đã kết nối và truyền dữ liệu tự động, liên tục tối thiểu 15phút/lần phục vụ công tác dự báo, cảnh báo thiên tai.

 

07:40 ngày 27/09/2022

Dự báo cơn bão mạnh nhất trong vòng 20 năm qua ở Trung Bộ

Báo cáo Thủ tướng sáng 27/9, Tổng cục khí tượng thủy văn dự báo bão số 4 có thể mạnh thêm trong 12h tới lên cấp 14-15, Giật 17. Khi đổ bổ gió mạnh cấp 12-13, giật 15. Ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh miền Trung, Bắc Tây Nguyên từ khoảng tối ngày hôm nay (27/9).

Đây là một cơn bão rất mạnh, dự báo là cơn bão mạnh nhất trong vòng 20 năm trở lại đây ảnh hưởng đến Trung Bộ, mức độ ảnh hưởng có khả năng tương đương đến cao hơn cơn bão Xangsane năm 2006 đổ bộ vào Đà Nẵng, Quảng Nam.

Phạm vi ảnh hưởng của bão số 4 này là rất rộng; 9/14 tỉnh thành phố miền Trung, chịu ảnh hưởng trực tiếp; trong đó Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định là 5 tỉnh/thành phố được dự báo chịu tác động của bão mạnh nhất, gió vùng ven biển gần tâm bão có thể lên tới cấp 12-13, giật cấp 15.- Từ tối và đêm nay, ở đất liền bắt đầu chịu tác động của gió bão, thời gian nguy hiểm nhất của gió mạnh là từ đêm nay đến sáng ngày mai.

Dự báo bão số 4 sẽ gây ra đợt mưa lớn diện rộng ở các tỉnh miền Trung và bắc Tây nguyên, với lượng mưa dự báo đến 300-400mm gây ra một đợt lũ, ngập lụt diện rộng tại khu vực đồng bằng, ven biển các tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Định, đặc biệt là các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi có nguy cơ ngập lụt: Tại Thừa Thiên Huế có 4/8 huyện với 58 xã; Quảng Nam có 6/18 huyện với 75 xã, Quảng Ngãi có 6/11 huyện với 74 xã có nguy cơ ngập lụt với độ sâu trung bình từ 0,3-0,6m.Mưa lớn, tập trung trong thời gian ngắn là mối nguy đặc biệt về lũ quét, sạt lở đất, tập trung tại vùng núi của các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Định. Cần đặc biệt lưu ý các huyện có nguy cơ rất cao: Phong Điền, Nam Đông, Hương Trà (Thừa Thiên Huế); Bắc Trà My, Nam Trà My, Phước Sơn (Quảng Nam); Sơn Tây, Tây Trà, Ba Tơ, Sơn Hà (Quảng Ngãi); Đăklei, Kon Rẫy, Tu Mơ Rông (Kon Tum).

Công tác dự báo phục vụ cơn bão số 4 đã được triển khải rất sớm và nhận được sự quan tâm của toàn thể hệ thống chính trị. Thủ tướng Chính phủ, Phó thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về PCTT, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có những chỉ đạo sát sao đối với các đơn vị dự báo KTTV.

Toàn bộ hệ thống các trạm quan trắc KTTV của Tổng cục KTTV, đặc biệt là các radar thời tiết ven biển tại khu vực bị ảnh hưởng trực tiếp của bão số 4 đang hoạt động ổn định và sẵn sàng quan trắc tăng cường, bổ sung phục vụ dự báo bão số 4.

Bộ TNMT đã xây dựng và vận hành các hệ thống giám sát vận hành 11 quy trình liên hồ chứa và Hệ thống giám sát tài nguyên nước, trong đó với hơn 130 hồ chứa, đập dâng quan trọng trong 11 quy trình được cập nhật hàng giờ và khoảng trên 450 hồ chứa, đập dâng lớn nhỏ đã kết nối và truyền dữ liệu tự động, liên tục tối thiểu 15phút/lần phục vụ công tác dự báo, cảnh báo thiên tai.

 

06:50 ngày 27/09/2022

Đường sắt tạm dừng chạy tàu khách Bắc – Nam

Từ hôm nay (27/9), đường sắt tạm dừng đôi tàu khách Thống Nhất SE5 xuất phát tại ga Hà Nội và SE6 xuất phát ga Sài Gòn để đảm bảo an toàn chạy tàu do ảnh hưởng bão số 4.

 

06:50 ngày 27/09/2022

Đưa 14 thuyền viên tàu gặp nạn trên biển vào bờ an toàn trước bão số 4

Tàu SAR 412 đã đưa 14 thuyền viên (gồm 5 người Việt Nam, 9 người Trung Quốc) trên tàu China Board 1 gặp nạn ở vùng biển Thừa Thiên Huế cập cảng Chân Mây an toàn ngày 26/9.

06:45 ngày 27/09/2022

Theo Tổng cục Thủy sản, tính đến thời điểm hiện nay chưa ghi nhận thông tin sự cố tàu cá bị ảnh hưởng do bão số 4.

Tổng số tàu cá từ Thanh Hóa đến Bình Thuận là 52.525 tàu cá: Tàu 6m-12m là 25.060 tàu cá, tàu 12m-15m là 11.189 tàu cá, tàu từ 15m trở lên là 16.276 tàu cá, tàu 24m trở lên là 846 tàu cá (Trong đó Từ Quảng Trị đến Bình Thuận là 36.359 tàu cá:Tàu 6m-12m là 15.440 tàu cá, tàu 12m-15m là 8.297 tàu cá, tàu từ 15m trở lên là 12.164 tàu cá, tàu 24m trở lên là 458 tàu cá).

Thông qua hệ thống Giám sát tàu cá tại Tổng cục Thủy sản:

– Có 16 tàu các họat động trên biển trong khu vực ảnh hưởng đường đi của bão số 4, cụ thể: Bình Định 03 chiếc, Hà Tĩnh 01 chiếc, Phú Yên 01 chiếc, Quảng Ngãi 11 chiếc

– Có 14 tàu đang neo đậu tại đảo Lý Sơn.

Ngoài ra, các tàu cá tắt thiết bị VMS sẽ không quan sát được trên hệ thống giám sát hành trình VMS.

 

06:35 ngày 27/09/2022

Dự báo thời tiết ngày 27/9

Phía Tây Bắc Bộ ngày nắng, đêm không mưa. Nhiệt độ thấp nhất: 21-24 độ C, có nơi dưới 21 độ C. Nhiệt độ cao nhất: 31-34 độ C.

Phía Đông Bắc Bộ ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió Bắc đến Tây Bắc cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất: 23-26 độ C, vùng núi có nơi dưới 23 độ C. Nhiệt độ cao nhất: 31-34 độ C, có nơi trên 34 độ C.

Thủ đô Hà Nội ngày nắng, đêm không mưa. Gió Bắc đến Tây Bắc cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất: 24-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất: 32-34 độ C, có nơi trên 34 độ C.

Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên – Huế phía Bắc có mây, có mưa rào và dông vài nơi; phía Nam nhiều mây, có mưa to đến rất to và dông, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Gió Tây Bắc cấp 3, riêng phía Nam đêm gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, giật cấp 9-10, khu vực ven biển Thừa Thiên-Huế gió mạnh cấp 9-10, vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13, giật cấp 14-15. Nhiệt độ thấp nhất: 22-25 độ C. Nhiệt độ cao nhất: phía Bắc 30-33 độ C; phía Nam 27-30 độ C.

Các tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng đến Bình Thuận nhiều mây, phía Bắc có mưa to đến rất to và dông; phía Nam có mưa rào và dông vài nơi, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh; riêng chiều và tối có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa to. Gió Tây Bắc đến Tây cấp 3-4, riêng phía Bắc đêm gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, giật cấp 9-10. Khu vực ven biển từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi gió mạnh cấp 9-10, vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13, giật cấp 14-15. Nhiệt độ thấp nhất: 23-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất: phía Bắc 26-29 độ C; phía Nam 30-32 độ C.

Khu vực Tây Nguyên nhiều mây, phía Bắc có mưa to đến rất to và dông; phía Nam có mưa rào và dông vài nơi, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh; riêng chiều và tối có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa to. Gió Tây đến Tây Nam cấp 3. Riêng khu vực Kon Tum, Gia Lai từ gần sáng mai có gió mạnh dần lên cấp 6, sau tăng lên cấp 8-9, có nơi cấp 9, giật cấp 11. Nhiệt độ thấp nhất: 19-22 độ C. Nhiệt độ cao nhất: 26-29 độ C.

Nam Bộ có mưa rào và dông vài nơi. Riêng chiều và tối có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa to; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Gió Tây Nam cấp 3. Nhiệt độ thấp nhất: 23-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất: 29-32 độ C.

 

06:30 ngày 27/09/2022

5 sân bay đóng cửa do ảnh hưởng bão số 4

Các sân bay Chu Lai, Đà Nẵng, Phú Bài, Phú Cát và Pleiku sẽ phải tạm đóng cửa, ngưng nhận máy bay trong 2 ngày 27/9 và 28/9 do ảnh hưởng của bão số 4.

Ngoài ra, một số chuyến bay đến các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình, Phú Yên, Lâm Đồng, Đắk Lắk cũng dự kiến phải điều chỉnh thời gian khai thác do ảnh hưởng của bão số 4.

 

06:27 ngày 27/09/2022

Bão số 4 tiếp tục mạnh lên, giật cấp 16

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 4 giờ ngày 27/9, vị trí tâm bão số 4 ở trên vùng biển phía Đông Nam quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/giờ), giật cấp 16. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 250 km tính từ tâm bão. Bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 150 km tính từ tâm bão.

undefined - Ảnh 1.

Vị trí tâm bão (lúc 06 giờ ngày 27/9): khoảng 15.7 độ Vĩ Bắc; 112.4 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất: cấp 14 (150-166 km/h), giật cấp 16.

Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25 km và có khả năng mạnh thêm. Đến 16 giờ ngày 27/9, vị trí tâm bão ở cách Đà Nẵng khoảng 300 km, Quảng Nam khoảng 250 km, Quảng Ngãi khoảng 240 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14-15 (150-183 km/giờ), giật cấp 17.

Dự báo trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25 km. Đến 4 giờ ngày 28/9, vị trí tâm bão ở trên vùng ven biển các tỉnh Quảng Trị-Bình Định. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166 km/giờ), giật cấp 16.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 12,5 đến 19,5 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 116,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và lốc xoáy. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 4.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20 km, đi vào đất liền Trung Trung Bộ, suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Thái Lan. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 39 km/giờ).

Vùng nguy hiểm trên biển trong 24 đến 48 giờ tiếp theo (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 12,5 đến 19,5 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 112,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền, đê, kè biển, khu nuôi trồng thủy sản và các hoạt động khác tại các vùng biển trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn, lốc xoáy và nước biển dâng do bão. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 4.

Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn trên biển, nước dâng do bão vùng ven bờ: vùng biển phía Tây Nam khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa). Vùng biển phía Tây Bắc khu vực giữa Biển Đông có mưa bão, gió mạnh cấp 8-10, sau tăng lên cấp 11-12, vùng gần tâm bão cấp 14-15, giật cấp 17; sóng biển cao 9-11 m, biển động dữ dội. Khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa), khu vực Bình Thuận đến Cà Mau và khu vực vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9, sóng cao 3-4 m, biển động mạnh.

Từ sáng 27/9, vùng biển ngoài khơi khu vực từ Quảng Bình đến Ninh Thuận (bao gồm huyện đảo Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Lý Sơn) có gió mạnh cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11. Vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14, giật cấp 16; sóng biển cao 8-10 m, biển động dữ dội.

Từ chiều 27/9, vùng biển ven bờ khu vực từ Thừa Thiên-Huế đến Bình Định có gió mạnh cấp 9-10, sau tăng lên cấp 11-12, vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14, giật cấp 16; sóng biển cao 3-5 m, vùng gần tâm bão 6-8 m. Khu vực từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi nước dâng do bão cao 1-1,5m; mực nước tổng cộng (nước dâng bão kết hợp với thủy triều) cao 2-2,5m, nguy cơ cao ngập úng tại khu vực trũng, thấp ở ven biển, cửa sông do nước dâng do bão và sóng lớn.

Cảnh báo gió mạnh trên đất liền: từ tối và đêm 27/9, ven biển khu vực Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định có gió mạnh cấp 9-10, vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13, giật cấp 14-15, các khu vực sâu hơn trong đất liền gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 12-13. Khu vực Quảng Bình, Quảng Trị, Phú Yên gió mạnh cấp 6, sau tăng lên cấp 7-8, giật cấp 9-10. Từ sáng sớm 28/9, khu vực Kon Tum, Gia Lai có gió mạnh dần lên cấp 6, sau tăng lên cấp 7-8, có nơi cấp 9, giật cấp 11.

Cảnh báo mưa lớn: từ ngày 27 đến ngày 28/9, khu vực Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum có mưa rất to với lượng mưa phổ biến 250-350 mm/đợt, có nơi trên 450 mm/đợt. Khu vực Quảng Bình, Bình Định, Gia Lai có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 100-200 mm/đợt, có nơi trên 300 mm/đợt. Từ ngày 28/9, mưa lớn có xu hướng mở rộng ra khu vực Bắc Trung Bộ và Nam Đồng bằng Bắc Bộ.

Các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định có cấp độ rủi ro thiên tai cấp 4. Các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Phú Yên, Kon Tum, Gia Lai có cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3.

Theo VTV


Lượt xem: 9

Trả lời