Nâng cao thu nhập – thách thức lớn nhất trong công tác giảm nghèo

Cập nhật 18/10/2022, 06:10:11

Khi nguồn hỗ trợ “cấp phát, cho không” đã không còn thì phải ưu tiên tạo việc làm để người nghèo có thu nhập về lâu dài, bền vững.

Công tác giảm nghèo bền vững là chủ trương lớn, quan trọng, nhất quán, xuyên suốt trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước. Việt Nam là một trong các nước có tỷ lệ giảm nghèo nhanh nhất thế giới, đạt được tiến bộ ấn tượng nhất trong các mục tiêu phát triển bền vững mà Việt Nam cam kết thực hiện.

Tạo việc làm để gia tăng thu nhập phù hợp với đặc điểm địa lý vùng miền là chìa khóa trong Chiến lược giảm nghèo bền vững đến năm 2025.

Theo Đánh giá của Ngân hàng Thế giới mới đây, Trong thập kỷ qua, ở Việt nam tỷ lệ nghèo đa chiều giảm liên tục từ 18,1% năm 2012 xuống 10,9% năm 2016 và 4,4% năm 2020. Việt Nam đã hoàn thành sớm mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc về xoá đói, giảm nghèo và được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng về giảm nghèo trên thế giới.

Tuy nhiên, theo báo cáo đánh giá Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 5 năm vừa qua, tỷ lệ tái nghèo bình quân hơn 3,7%/năm so với tổng số hộ thoát nghèo; tỷ lệ hộ nghèo phát sinh trung bình trên 20% so với tổng số hộ thoát nghèo. Ở những vùng lõi nghèo, người dân thiếu việc làm, thu nhập vẫn thấp, ở nhiều xã nghèo thậm chí còn chưa có 1 sản phẩm hàng hóa nào để cung cấp cho thị trường bởi khó khăn về địa lý và cả nhận thức của người dân “chỉ cần đủ ăn” là được.

Giảm nghèo giờ đây chuyển từ “cho không” sang “cho vay”. Vẫn đất đai, con người ấy, cộng thêm sự chăm chỉ, kiên nhẫn, nhiều hộ nông dân đã thoát nghèo vươn lên làm giàu. Cũng như vậy, chính sách phù hợp, hiệu quả, đúng và trúng, cũng như một con giống tốt, một cây trồng hiệu quả… có thể tạo ra việc làm bền vững và thu nhập ổn định không chỉ một hộ nghèo mà cả một cộng đồng thoát nghèo.

Việc làm là một trong những mục tiêu trọng tâm để giảm nghèo bền vững. Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 đặt mục tiêu tổng quát nhằm giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo, hướng tới sự tiếp cận một cách thực chất hơn.

Ông Phạm Hồng Đào – Phó Chánh Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo sẽ cùng bàn luận để làm rõ hơn về vấn đề này.

Theo VTV


Lượt xem: 4

Trả lời