Khu Di tích Căn cứ kháng chiến B4 – Liên tỉnh IV xuống cấp trầm trọng

Cập nhật 03/10/2017, 07:10:24

Khu Di tích Căn cứ kháng chiến B4 Di tích lịch sử căn cứ kháng chiến B4-Liên tỉnh IV được phục dựng từ năm 2013 với tổng kinh phí 28 tỷ đồng, gồm các hạng mục: hệ thống công sự, khu văn phòng liên tỉnh IV, phòng làm việc ban cán sự B4, hội trường, … Continue reading “Khu Di tích Căn cứ kháng chiến B4 – Liên tỉnh IV xuống cấp trầm trọng”

Khu Di tích Căn cứ kháng chiến B4

Di tích lịch sử căn cứ kháng chiến B4-Liên tỉnh IV được phục dựng từ năm 2013 với tổng kinh phí 28 tỷ đồng, gồm các hạng mục: hệ thống công sự, khu văn phòng liên tỉnh IV, phòng làm việc ban cán sự B4, hội trường, trạm quân y, cầu qua khu căn cứ, đường nội bộ khu căn cứ, nhà lưu niệm, bia tưởng niệm, tượng đài thuộc khu khánh tiết, trồng cây xanh tạo cảnh quan ở khu căn cứ… Sau hơn 3 năm hoàn thành xây dựng hiện di tích đã xuống cấp, nhiều hạng mục hư hỏng. Điển hình, bờ tường khu khánh tiết sụt lún, tượng đài nứt, trần nhà lưu niệm bị dột nát…

Các hạng mục khác cũng xuống cấp không còn có thể phục vụ đón tiếp du khách đến tham quan; nhất là nhà tưởng niệm đồng chí Bùi Chính Liêm, các lán trại.

Hiện chỉ còn khu khánh tiết là có thể đón du khách tham quan, nhưng có rất ít thông tin về lịch sử di tích và cũng không có hướng dẫn viên để giới thiệu với du khách. Điều đáng buồn là khu khánh tiết không được duy tu thường xuyên; đường vào khu di tích cảnh quan nhếch nhác, rác thải bừa bãi…

Khu di tích xuống cấp ngoài nguyên nhân khách quan, còn do ngành Văn hóa và địa phương chưa phối hợp chặt chẽ trong quản lý, bảo vệ và khai thác. Trước thực trạng này UBND tỉnh đã có văn bản đề nghị Sở VH, TT&DL bàn giao khu di tích lịch sử B4 – Liên tỉnh IV về cho UBND huyện Krông Nô quản lý. UBND huyện Krông Nô cũng đã có đề nghị sở VH, TT&DL đánh giá hiện trạng khu di tích và tôn tạo trước khi bàn giao về địa phương quản lý

Khu di tích lịch sử Căn cứ kháng chiến B4 – Liên khu IV được xác định là một trong những điểm đến thu hút du khách khi Công viên địa chất núi lửa Krông Nô được UNESCO công nhận. Do vậy, dù ngành Văn hóa quản lý hay giao về cho huyện Krông Nô thì cũng cần được quản lỷ, bảo vệ và tôn tạo  để phát huy giá trị, xứng tầm với một di tích cấp quốc gia.

Vỹ Phượng – Y Phú.


Lượt xem: 106

Trả lời