Đậm đà hương vị Tây Nguyên tại cuộc thi Chiếc Thìa Vàng 2016

Cập nhật 05/8/2016, 08:08:01

Ẩm thực luôn đem đến những điều mới lạ, ở đó không chỉ thể hiện nét tài hoa của người đầu bếp, mà còn ẩn chứa nét văn hóa đặc sắc của từng vùng miền. Cũng chính vì thế, tại cuộc thi Chiếc Thìa Vàng 2016, cụm thi Tây Nguyên vừa được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng, tất cả những nét tinh túy của ẩm thực Tây Nguyên một lần nữa hòa quyện, phô diễn đem đến sự bất ngờ cho chính mỗi người tới tham dự.

Ẩm thực luôn đem đến những điều mới lạ, ở đó không chỉ thể hiện nét tài hoa của người đầu bếp, mà còn ẩn chứa nét văn hóa đặc sắc của từng vùng miền. Cũng chính vì thế, tại cuộc thi Chiếc Thìa Vàng 2016, cụm thi Tây Nguyên vừa được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng, tất cả những nét tinh túy của ẩm thực Tây Nguyên một lần nữa hòa quyện, phô diễn đem đến sự bất ngờ cho chính mỗi người tới tham dự.

5.8 đâmhuongvi

Cuộc thi Chiếc Thìa Vàng nhằm khám phá những loại gia vị mới lạ, tìm kiếm, tôn vinh món ngon Việt Nam và vinh danh những đầu bếp tài năng.

Những hương vị, sản vật độc đáo Tây Nguyên mà ít ai biết đến như: Hạt ươi, muối rừng, củ cau rừng, lá sương rừng, lá bứa, măng run… đã được 18 đầu bếp đến từ 6 nhà hàng, khách sạn của 4 tỉnh Gia Lai, Đak Lak, Kon Tum và Lâm Đồng dày công sưu tầm, chế biến cùng những thực phẩm rất riêng để cho ra những món ăn độc đáo, mang đậm hương vị núi rừng.

Riêng đội Gia Lai với đại diện đến từ Nhà hàng Pleiku Palace, dù không xuất sắc như các đội thi khác nhưng đã để lại ấn tượng với Ban giám khảo và các cổ động viên với món Gỏi măng run gà đồi; tép Biển Hồ trái vả và nước xốt chanh dây; cá anh vũ cuộn lá bứa đút lò xốt tiêu rừng…

Anh Vương Vũ – Nhà hàng Pleiku Palace, Gia Lai cho biết: “Đây là những nguyên liệu đặc trưng của vùng đất Gia Lai nên chúng tôi đem đến cuộc thi này đó là hương vị của quê nhà”.

Ông Chiêm Thành Long –Chuyên gia ẩm thực, thành viên BGK nhận xét: “Các đội thi rất  cố gắng khi mang đến những hương vị đặc trưng của vùng rừng núi Tây Nguyên. Đặc biệt có những thí sinh đã chuẩn bị như là muối rừng trong cả 1 năm trời để đem đến cuộc thi này hoặc là những gia vị ăn kèm với các món thủy, hải sản thì cũng rất hấp dẫn. Chính sự chuẩn bị chu đáo đó và đặc biệt là vùng Tây Nguyên có rất nhiều tiềm năng, tiềm tàng về gia vị vì vậy mỗi năm đều có những sự khám phá, đặc biệt năm nay chúng tôi rất lý thú khi có nhiều gia vị mới”.

Tây Nguyên không chỉ hoang sơ, hùng vĩ, mà thông qua những món ẩm thực đặc sắc được chế biến  như: Gà nướng lá é kết hợp với cơm lam, súp gà cải thảo; ức vịt áp chảo & xốt cam ăn kèm khoai tây, bông Atisô và măng tây; chè lá sương rừng; Gỏi măng run gà đồi hay cá trạch gia xốt hạt muối rừng ăn kèm lá ngũ vị…còn thể hiện nét sâu lắng, hương vị nắng và gió đậm đà của người Tây nguyên.

Ông Chiêm Thành Long –Chuyên gia ẩm thực, thành viên BGK  đánh giá: ‘Tôi thấy những món ăn Tây Nguyên rất đặc sắc, nếu như kết hợp với món các của các vùng miền khác trong cả nước sẽ rất lý thú. Không chỉ thể hiện nét ẩm thực đặc sắc mà thông qua đó còn quảng bá hình ảnh đất nước, con người và du lịch Việt Nam”.

Với chủ đề “Hương vị quê nhà – Hành trình gia vị Việt”, cuộc thi Chiếc Thìa Vàng nhằm khám phá những loại gia vị mới lạ, tìm kiếm, tôn vinh món ngon Việt Nam và vinh danh những đầu bếp tài năng. Trong hành trình ấy, những hương vị, món ăn đậm đà của Tây Nguyên cũng đã góp phần làm độc đáo, sâu sắc thêm ẩm thực Việt Nam…/.

Đoàn Bình

 


Lượt xem: 290

Trả lời