Khi trẻ em “ngại” chơi

Cập nhật 27/8/2019, 06:08:34

Sau giờ học, thú vui tiêu khiển của hầu hết trẻ em không còn là những trò chơi tuổi thơ, mà gắn chặt với những thiết bị điện tử như tivi, smartphone nơi có một thế giới ảo sống động nhưng vô hồn, tiềm ẩn nhiều hiểm họa với cả sức khỏe và trí não. Người lớn biết nhưng vẫn chấp nhận, vì họ không có nhiều lựa chọn.

Hớt hải vứt chiếc ba lô lên bàn, Thu Hà – (HS lớp 6 ở Hà Nội) vội vã tìm điều khiển mở chiếc smart tivi và dò kênh ca nhạc yêu thích. Cô bé làm động tác hài lòng khi vừa kịp đón bài hát do thần tượng ngoại quốc của mình biểu diễn.

Thời gian rảnh của Hà, hầu như chỉ bó hẹp trong căn phòng 20m2 mà điều hòa luôn phà phà chạy. Thỉnh thoảng, bố mẹ phải giục giã Hà mới chịu cùng bà nội đi bộ ra công viên gần nhà. Mà có ra công viên, cô bé 11 tuổi cũng vẫn lén mang theo chiếc smartphone của ông mình cho mượn để tranh thủ vào xem Youtube.

Khi trẻ em “ngại” chơi - 1

Không gian vui chơi của trẻ nhỏ hẹp, nghèo nàn ngay tại thành phố lớn

“Công viên toàn chó, con sợ lắm. Mà chẳng có gì vui!” – là điều Hà luôn càu nhàu nói với mẹ, khi mẹ phàn nàn em lười vận động. Chẳng riêng gì Hà, cậu em trai học lớp Một cũng dính chặt lấy ti vi và máy tính. Trong khi đó, sân chơi gần khu tập thể nhà các bé, những bập bênh, đu quay han gỉ vắng người qua. Hàng quán lấn chiếm khiến mấy cậu bé mê thể thao cũng không còn đất để đá bóng, nhiều lúc phải hò nhau ra vỉa hè đuổi bóng.

“Nhiều khi mình bận, nên “dúi” cho con cái điện thoại, ipad, cũng biết là hại đấy nhưng lại chậc lưỡi “nốt lần này”. Vì nói thật, thả con ra ngoài là lo. Lo con gặp tai nạn, bị quấy rối, bị bạn bè rủ rê, bị bắt nạt…” – chị Thu Hằng, một phụ huynh có hai con đang học tiểu học cho biết.

Khi trẻ em “ngại” chơi - 2

Những bước chân CBNV FPT Telecom sẽ mang đến nhiều sân chơi ý nghĩa cho trẻ em trên toàn quốc

Chị Hằng cũng thú nhận việc hai vợ chồng có thói quen làm việc và luôn giữ điện thoại bên mình cũng ảnh hưởng đến các con.

Theo nghiên cứu của Bộ Y tế, khoảng 30% dân số không nhận được khuyến cáo vận động thể chất ít nhất 150 phút mỗi tuần của WHO, có khoảng 46% học sinh trung học cơ sở và 39% học sinh tiểu học ở Hà Nội và TP HCM không hoạt động thể chất đủ theo tiêu chuẩn.

Bên cạnh hiện trạng trẻ ít hoạt động thể chất là sự xuất hiện của nhiều chuỗi thức ăn nhanh và đồ uống gây hại. Hậu quả là Việt Nam trở thành một trong những quốc gia mắc bệnh tiểu đường cao hàng đầu châu Á. Theo Hiệp hội Tiểu đường và Nội tiết Việt Nam, ước tính có khoảng 5,5% dân số trong độ tuổi từ 20 đến 79 mắc tiểu đường.

Khi cuộc sống, không gian hoạt động và sự vô tâm của người lớn cứ ngày một phình to, thì không gian và cuộc sống của trẻ thơ dần bị xâm lấn. Chẳng riêng trẻ em nông thôn, trẻ em thành phố cũng đang thiếu trầm trọng những sân chơi an toàn, đủ không gian và cơ sở vật chất để các em có thể thỏa thích vui đùa, vận động. Để giải quyết vấn đề này, chiến dịch FoxSteps cùng thông điệp “Trái tim còn đập, đôi chân còn đi” với hàng ngàn trái tim nhiệt huyết như đang nỗ lực hết mình chạy bộ gây quỹ xây dựng sân chơi cho trẻ em khắp 59 tỉnh thành Việt Nam.

Với FoxSteps – Chinh phục thử thách 13 vòng Trái Đất là chiến dịch lan tỏa giá trị nâng cao tinh thần rèn luyện sức khỏe và đóng góp cho hoạt động cộng đồng – xây dựng 63 sân chơi cho thiếu nhi trên 59 tỉnh thành có chi nhánh FPT Telecom trên toàn quốc. Mỗi cây số mà CBNV FPT Telecom đi sẽ được chương trình quy đổi tương ứng 10.000 đồng, đóng góp vào quỹ xây dựng các sân chơi. Hoạt động này nằm trong chuỗi chương trình chạy bộ vì cộng đồng của tập đoàn FPT nhằm mang lại những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng, ứng dụng công nghệ để giải quyết các bài toán xã hội.

24h.


Lượt xem: 30

Trả lời