Sức đề kháng của trẻ và 6 lưu ý quan trọng giúp con ít ốm vặt

Cập nhật 17/9/2020, 06:09:59

Trẻ nhỏ trong những năm đầu đời luôn khiến cha mẹ lo lắng vì hay ốm bệnh và thường xuyên phải sử dụng thuốc điều trị. Nguyên nhân là do sức đề kháng ở trẻ chỉ mới bắt đầu được xây dựng ở 3 tháng cuối thai kỳ và kéo dài cho đến khi 5 tuổi, đề kháng còn non yếu dẫn đến nguy cơ dễ nhiễm bệnh do vi khuẩn và virus gây ra. Vậy, làm thế nào để con có đề kháng khỏe, không còn ốm?

So với người lớn, sức đề kháng của trẻ chưa hoàn thiện và trưởng thành nên các phản ứng điều hòa miễn dịch chưa diễn ra hiệu quả, dẫn đến nguy cơ dễ nhiễm bệnh. Tuy nhiên, một số tế bào miễn dịch ở trẻ lại đang phát triển và linh động hơn trong việc ghi nhớ và tạo ra kháng thể tự nhiên chống lại các mầm bệnh. Do đó, các bậc phụ huynh cần tạo điều kiện rèn luyện và chăm sóc sức đề kháng cho trẻ ngay từ sớm. Để giúp cha mẹ nâng cao sức đề kháng cho trẻ hiệu quả, chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra những lưu ý quan trọng mà cha mẹ cần ghi nhớ để con tạm biệt ốm bệnh.

1. Sữa mẹ

Sức đề kháng của trẻ và 6 lưu ý quan trọng giúp con ít ốm vặt - 1

Sữa mẹ là nguồn miễn dịch thụ động quan trọng đối với trẻ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng, đồng thời là nguồn miễn dịch thụ động quan trọng giúp trẻ chống lại mầm bệnh, bước đầu thích nghi với cuộc sống bên ngoài bào thai mẹ. Theo Viện dinh dưỡng Quốc gia, trẻ bú mẹ ít mắc các bệnh tiêu chảy, viêm phổi và một số bệnh khác so với trẻ không được bú mẹ. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên cho con bú hoàn toàn 6 tháng đầu đời và có thể kéo dài tới 1-2 tuổi.

2. Dinh dưỡng đúng và đủ

Dinh dưỡng là yếu tố cha mẹ cần đặc biệt lưu ý vì đây là yếu tố quyết định sức đề kháng của trẻ. Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Châu Âu kết luận rằng : “Nếu không có đủ dinh dưỡng, hệ thống miễn dịch sẽ bị tước mất các thành phần cần thiết để tạo ra phản ứng miễn dịch hiệu quả”. Do đó, cha mẹ cần cho bé ăn đa dạng, đầy đủ các nhóm dưỡng chất (tinh bột, đạm, rau xanh), bổ sung đầy đủ các vi chất dinh dưỡng then chốt cho hệ miễn dịch như vitamin C, D và kẽm trong thực đơn hàng ngày.

Sức đề kháng của trẻ và 6 lưu ý quan trọng giúp con ít ốm vặt - 2

Chế độ dinh dĩnh là yếu tố quan trọng quyết định đến sức khỏe miễn dịch của trẻ

Bên cạnh đó, Beta Glucan là hoạt chất đặc hiệu kích thích trực tiếp đến sức đề kháng cần được chú trọng hơn cả. Hoạt chất này được nghiên cứu và chứng minh qua hàng trăm nghìn công trình nghiên cứu vì là yếu tố quyết định đến sức khỏe miễn dịch.

Kết quả nghiên cứu của TS. Geller, ĐH Y Louisville, Mỹ cho thấy Beta-glucan có khả năng tác động đến đại thực bào – tế bào miễn dịch tự nhiên quan trọng nhất, để loan báo hoạt động thực bào và tiêu diệt tác nhân gây hại xâm nhập thông qua miễn dịch bẩm sinh.

Trong thử nghiệm lâm sàng về vai trò của Beta-glucan, nó cho thấy hiệu quả trong việc giảm các bệnh đường hô hấp và rút ngắn số ngày mắc bệnh ở các trẻ 3-4 tuổi, theo báo cáo của nhóm nghiên cứu TS. Li, BV Nhi Thượng Hải.

Đặc biệt, chuỗi Beta (1.3/1.6)-D-glucan có trong nấm và nấm men được xem là có vai trò hỗ trợ đề kháng tốt hơn cả, làm gia tăng các tế bào miễn dịch và tăng sản xuất kháng thể chỉ sau 72h.

3. Vận động phù hợp

Bao bọc con quá kĩ, không cho con vận động, tiếp xúc với môi trường là sai lầm nghiêm trọng của cha mẹ trong việc nuôi con khiến đề kháng của trẻ bị suy giảm, dễ mắc bệnh hơn. Bởi vì nếu hạn chế sự tiếp xúc của trẻ, sức đề kháng của trẻ sẽ trở nên thụ động, không tự tạo ra kháng thể để bảo vệ cơ thể được. Đó là lí do vì sao những trẻ được bao bọc quá kĩ, đặc biệt là trẻ sống ở thành thị hay bị ốm khi thay đổi thời tiết, môi trường.

4. Tránh khói thuốc lá

Sức đề kháng của trẻ và 6 lưu ý quan trọng giúp con ít ốm vặt - 3

Không được để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá để bảo vệ sức đề kháng của trẻ

Khói thuốc lá làm suy yếu và ảnh hưởng chức năng của các tế bào miễn dịch như lympho B, thế bào Th, tế bào tiêu diệt tự nhiên (NK)… Từ đó, ảnh hưởng đến đề kháng tổng thể của trẻ, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm. Vì vậy, các ông bố lưu ý không nên hút thuốc lá khi có trẻ nhỏ ở bên, tốt nhất nên bỏ thuốc lá.

5. Tạo môi trường sống vui vẻ, thoải mái cho trẻ

Theo TS. Jakob, ĐH Berlin, Đức, hoạt động thần kinh và đáp ứng miễn dịch trong việc chống lại bệnh tật có liên quan chặt chẽ đến nhau. Khi tinh thần của trẻ tốt, cơ thể sẽ tự khỏe mạnh và chống lại bệnh tật. Vì vậy, hãy tạo cho bé môi trường sống vui vẻ, thoải mái nhất. Tránh tạo áp lực cho trẻ, không nên la mắng trẻ thường xuyên.

6. Ngủ đủ giấc

BS. Yufang Lin, Bệnh viện Cleveland- Ohio, Mỹ cho biết cơ thể chữa lành và tái tạo trong khi ngủ, nên một giấc ngủ đầy đủ là rất quan trọng để đáp ứng miễn dịch khỏe mạnh. Trong khi ngủ, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ giải phóng các protein Cytokine giúp chống lại các chất kích thích, bệnh nhiễm trùng và chấn thương cho cơ thể.

24h.


Lượt xem: 36

Trả lời