Cách chữa hăm da ở trẻ sơ sinh mẹ nhất định phải biết

Cập nhật 31/12/2019, 07:12:32

Tình trạng hăm da khiến trẻ đau rát, khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn làm bố mẹ mất ăn mất ngủ

Những năm đầu đời, làn da của trẻ vô cùng mỏng manh, dễ bị mắc phải các bệnh về da, trong đó phổ biến nhất là bệnh hăm da. Tình trạng này khiến trẻ đau rát, khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn làm bố mẹ mất ăn mất ngủ. Phải làm sao để chữa bệnh hăm da một cách nhanh nhất cho bé. Bài viết dưới đây sẽ mách các mẹ cách trị hăm da hiệu quả và an toàn.

Nguyên nhân gây hăm da ở trẻ ?

Hăm da là hiện tượng vùng da ở cổ, nách, háng, bẹn, mông, kẽ tay, chân, nếp gấp ở khuỷu tay, cổ tay, chân bị viêm gây đỏ, đau rát, thậm chí loét da.

Bệnh hăm da chủ yếu gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi bị hăm da, trẻ thường quấy khóc, biếng ăn, sụt cân…Nếu không có cách trị hăm da phù hợp có thể khiến trẻ bị nhiễm khuẩn và bội nhiễm, gây nhiều khó khăn cho bác sĩ trong việc điều trị sau đó.

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng hăm da ở trẻ, trong đó có một số nguyên nhân chính sau:

cach chua ham da o tre so sinh me nhat dinh phai biet hinh 1

Nhiễm khuẩn: Da của trẻ sơ sinh và trẻ em rất mỏng, gấp 5 lần da của người lớn, dễ bị tổn thương khi vi khuẩn, chất độc hại xâm nhập khi da bị bí và ẩm.

Do nấm: nấm trên da khi gặp điều kiện thuận lợi như cơ thể suy dinh dưỡng, sức khỏe trẻ yếu hoặc dùng kháng sinh nhiều, da của trẻ không sạch, nấm sẽ phát triển.

Các vùng da có nếp gấp và một số vùng da ẩm ướt có nhiều mồ hôi không được lau khô kịp thời tạo cơ hội cho vi khuẩn hoạt động.

Bé thường xuyên phải mặc bỉm nên khi bé tè nhiều mà không được thay bỉm kịp thời, hoặc bị tiêu chảy thì nước tiểu và phân sẽ gây kích ứng vùng da ở mông, bẹn, háng. Vi khuẩn sinh sôi và tấn công làn da của bé gây viêm da, mẩn đỏ, đau rát. Bên cạnh đó, vùng háng của bé bị cọ xát với tã thường xuyên cũng gây hăm da.

Việc bé phải mặc bỉm không đúng kích cỡ, dị ứng bỉm, quần áo quá chật, chất liệu không mềm mại, thông thoáng, gây bí da cũng là một trong những nguyên nhân khiến bé bị hăm da, nhiễm nấm.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác khiến bé bị hăm tã là do bé bị mặc tã sai cách, mẹ lạm dụng phấn rôm, bé bị tiêu chảy kéo dài….

Triệu chứng hăm da ở trẻ

Ban đầu, các vùng da bị hăm có màu hồng nhạt, có vảy mỏng.

Bệnh tiến triển nhanh khiến da nổi mẩn đỏ. Nếu không kịp thời điều trị da có thể bị sưng tấy, có mủ, thậm chí lở loét khiến bé cực kì đau rát. Chỉ cần chạm nhẹ vào cũng khiến bé đau đớn, quấy khóc.

Trẻ sợ mẹ tắm rửa, chạm vào vùng da bị hăm như nếp cổ, nếp bẹn, kẽ mông, kẽ sau tai, rốn, các ngấn da và xung quanh hậu môn (khi trẻ bị tiêu chảy). Đặc biệt là những bé bị hăm ở bẹn, háng, mông đều sợ mẹ vệ sinh cho trẻ, sợ mặc bỉm.

Vùng da bị hăm thường nóng hơn các vùng da khác. Nếu vùng hăm bội nhiễm vi trùng và nấm có thể làm sưng tấy tổn thương, làm chảy mủ và rỉ dịch nhiều hơn.

Cách trị hăm da ở trẻ giúp bé nhanh khỏi nhất

Bé bị hăm da có thể bỏ bú, khó chịu, quấy khóc vì đau rát. Để giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh, mẹ có thể làm theo cách sau:

Mỗi ngày mẹ hãy lau rửa vùng da bị hăm khoảng 2 lần với nước ấm. Tránh dùng nước ấm quá vì có thể khiến tình trạng hăm da nặng hơn. Khi lau cho bé, mẹ nên rửa nhẹ nhàng để không làm tổn thương da nặng hơn.

Thấm khô da bằng khăn bông cotton và bôi một lớp mỏng kem trị hăm cho trẻ. Kem sẽ tạo thành một lớp bảo vệ vùng da cho bé.

Tắm cho bé 1 lần/ngày. Chọn loại sữa tắm dịu nhẹ, không mùi, có độ pH 5.5 là tốt nhất.

Nước giặt quần áo cho bé cần tránh các loại có chất tẩy, hương liệu mạnh.

Mặc quần áo chất cotton 100% rộng rãi, thoáng mát.

Nếu quần áo bé bị ướt cần thay ngay vì có thể kích thích dẫn tới hăm da.

Vào những ngày hè nóng bức, có thể dùng quạt hoặc điều hòa để giúp bé không bị ra nhiều mồ hôi bởi đây là nguyên nhân chính gây hăm da ở trẻ.

Kem chống hăm cho trẻ sơ sinh loại nào tốt?

Trong rất nhiều loại kem hăm trên thị trường, kem Yoosun rau má được hàng triệu mẹ bỉm sữa trên cả nước tin dùng và đánh giá là một sản phẩm chống hăm hiệu quả với giá thành ở mức bình dân, ai cũng có thể mua được.

cach chua ham da o tre so sinh me nhat dinh phai biet hinh 2

Kem bôi da Yoosun rau má là sự kết hợp của nhiều thành phần gồm: chiết xuất từ rau má có chứa hoạt chất Asiatic acid, Asiaticosid và Madecassic acid giúp xoa dịu và làm mát da, giảm triệu chứng đau, sưng, ngứa, kích thích lên da non rất hiệu quả. Vitamin E có tác dụng giữ ẩm cho da mịn màng, hoạt chất D-panthenol có khả năng giảm ngứa rát và dịu da. Hoạt chất Chlorhexidine giúp bảo vệ da khỏi tác động của vi khuẩn, bảo vệ làn da mỏng manh của bé.

Do được chiết xuất từ các thảo dược tự nhiên nên kem bôi da Yoosun rau má rất an toàn và lành tính. Mẹ chỉ cần vệ sinh sạch sẽ vùng da bị hăm rồi dùng khăn bông mềm lau khô nhẹ nhàng. Bôi một lớp mỏng, kem sẽ tạo thành một lớp bảo vệ da bé khỏi vi khuẩn, làm mát da, mềm mịn da, xoa dịu đau rát, khó chịu ở bé. Trước khi bôi kem, mẹ nên rửa tay sạch sẽ. Để đạt được kết quả tốt nhất, mẹ nên bôi kem đều đặn 2-3 lần/ngày.

cach chua ham da o tre so sinh me nhat dinh phai biet hinh 3

Bên cạnh công dụng ngừa hăm thì Yoosun Rau Má cũng có nhiều công dụng hữu ích khác cho bé như làm dịu vết muỗi đốt, côn trùng cắn, dịu vết mẩn ngứa, rôm sảy, dưỡng ẩm cho da… Mẹ có thể tìm hiểu thêm để áp dụng cho bé trong các trường hợp. Với thành phần không chứa Corticoid, không chứa Parapen, mẹ hoàn toàn có thể yên tâm dùng cho bé yêu nhà mình.

Làn da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất nhạy cảm, mỏng manh, dễ dàng bị kích ứng bởi những tác nhân bên ngoài như môi trường, độ ẩm, vi khuẩn, nấm…nên dễ bị hăm da. Để bé không bị những vết hăm gây đau rát, khó chịu, mẹ nên có những biện pháp phòng bệnh là tốt nhất. Đừng quên sử dụng kem chống hăm Yoosun rau má để bảo vệ làn da non nớt của bé yêu trong suốt những năm tháng đầu đời mẹ nhé!./.

Theo VOV


Lượt xem: 2374

Trả lời