Nguy cơ lũ quét, sạt lở đất sau bão

Cập nhật 29/9/2022, 06:09:35

Sau bão số 4 sẽ còn mưa lớn, mối nguy hiểm lớn nhất trong ngày 29/9 là sạt lở, trong đó, đáng lo ngại nhất là các sườn đồi núi ở khu vực Thanh Hóa đến Hà Tĩnh.

Từ trưa 28/9, vùng mưa lớn đã dịch ra phía Bắc Trung Bộ và đồng bằng, ven biển Bắc Bộ. Dự báo mưa to đến hết đêm 29/9, dễ xuất hiện 1 đợt lũ trên các sông ở Thanh Hóa đến Quảng Trị, có thể gây ngập lụt vùng trũng thấp, khu đô thị cùng nguy cơ về lũ quét, sạt lở đất.

Nguy cơ lũ quét, sạt lở đất sau bão - Ảnh 1.

Khắc phục sạt lở do bão trên tuyến ĐT 611. Ảnh: Hữu Trung/TTXVN

Theo thông tin từ Tổng cục Phòng chống thiên tai, có một kinh nghiệm là thường xuyên theo dõi xung quanh nhà, nếu thấy có các hiện tượng như nứt, lún tường nhà thì sạt lở đất sắp xảy ra hoặc dòng suối chuyển màu từ trong sang đục cũng là dấu hiệu về lũ quét, sạt lở đất.

Nguy cơ lũ quét, sạt lở đất sau bão - Ảnh 2.

Trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) xuất hiện mưa lớn khiến nhiều điểm bị sạt lở. Ảnh: Khoa Chương – TTXVN

Nguy cơ lũ quét, sạt lở đất sau bão - Ảnh 3.

Lực lượng chức năng tại huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) cắm biển cảnh báo tại những khu vực có nguy cơ sạt lở để người dân phòng tránh. Ảnh: Khoa Chương – TTXVN

Mỗi năm có khoảng 10-12 cơn bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam, trong đó, miền Trung là nơi hứng chịu nhiều thiên tai nhất.

Nhìn lại cơn bão số 4 vừa đi qua, chính sự chủ động của cả hệ thống chính trị, từ trung ương đến địa phương và trên hết là ý thức thường trực trước thiên tai, thảm họa của mỗi người dân đã giúp giảm thiểu rủi ro và thiệt hại.

Theo VTV


Lượt xem: 2

Trả lời