Thiệt hại kinh tế từ Olympic Tokyo 2020 không có khán giả trực tiếp sẽ rất lớn

Cập nhật 23/7/2021, 06:07:17

Một trong những lãnh đạo doanh nghiệp nổi tiếng nhất Nhật Bản cho rằng: Thế vận hội Olympic đang mất dần giá trị thương mại. Cùng tìm hiểu lí do tại sao.

Dự kiến vào lúc 20 giờ ngày hôm nay 23/7 (giờ địa phương), Lễ khai mạc Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 sẽ diễn ra tại Sân vận động Quốc gia ở Thủ đô Tokyo. Sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh này được tổ chức trong tình huống hết sức khó khăn và ngặt nghèo do đại dịch COVID-19. Và việc thiếu vắng khán giả nước ngoài đến theo dõi trực tiếp các sự kiện thi đấu tại Nhật Bản, đang đe dọa để lại những thiệt hại kinh tế vô cùng lớn.

Thiệt hại kinh tế từ Olympic Tokyo 2020 không có khán giả trực tiếp sẽ rất lớn - Ảnh 1.

Olympic Tokyo 2020 khai mạc ngày 23/7/2021 sau một năm trì hoãn vì COVID-19 (Ảnh: AFP)

NHỮNG THIỆT HẠI KINH TẾ ĐƯỢC DỰ BÁO

Giám đốc điều hành công ty Suntory, ông Takeshi Niinami nói với CNN Business rằng công ty của ông đã quyết định không trở thành nhà tài trợ cho Thế vận hội Olympic Tokyo 2020, bởi cái giá “quá đắt”.

“Chúng tôi đã nghĩ đến việc trở thành đối tác của Olympic … nhưng bối cảnh kinh tế không phù hợp”, giám đốc của hãng đồ uống khổng lồ Nhật Bản với các thương hiệu như Orangina và rượu Jim Beam, cho biết như vậy.

Thay vì ký kết với tư cách là nhà tài trợ chính thức, Suntory đã tạo ra một lộ trình khác để tăng khả năng hiển thị của mình trong Thế vận hội, bắt đầu khai mạc ngày 23/7. Công ty có trụ sở tại Tokyo đã từng lên kế hoạch liên kết với các nhà hàng và quán bar xung quanh các địa điểm thể thao, để quảng cáo đồ uống của mình, và mở một số cơ sở để phục vụ riêng các sản phẩm của mình.

“Tôi nghĩ rằng dịp này sẽ là một cơ hội để chúng tôi có thể giới thiệu sản phẩm của mình,” ông Niinami nói trong một cuộc phỏng vấn tại Tokyo. “Tôi từng dự đoán ​sẽ có rất nhiều khán giả từ nước ngoài đến theo dõi trực tiếp các sự kiện thi đấu.” Quyết định “đau lòng” của Ban tổ chức Olympic Tokyo 2020 cấm khán giả nước ngoài tham gia cổ vũ tại các sự kiện Thế vận hội vì lo ngại về tình hình phức tạp của dịch COVID-19 đã làm phá sản những kế hoạch của công ty này.

Ông Niinami đã ước tính rằng các doanh nghiệp Nhật Bản có thể đã tăng doanh thu khoảng 10% nếu các cổ động viên được phép tham dự các sự kiện thể thao.cho biết. Nhưng giờ, “Thiệt hại kinh tế sẽ rất lớn.” – ông thừa nhận.

Thiệt hại kinh tế từ Olympic Tokyo 2020 không có khán giả trực tiếp sẽ rất lớn - Ảnh 2.

Ông Takeshi Niinami, CEO Suntory (Nguồn: CNN)

Takahide Kiuchi, một nhà kinh tế tại Viện nghiên cứu Nomura cũng chia sẻ quan điểm. Vị chuyên gia này nhấn mạnh trong một báo cáo công bố vào tháng 6 rằng “phần lớn lợi ích kinh tế dự kiến ​​từ Thế vận hội Tokyo đã tiêu tan, khi khán giả nước ngoài bị cấm đến Nhật Bản” – một động thái mà ông Kiuchi dự đoán gây ra thiệt hại kinh tế 1,4 tỷ USD. Nay thiếu cổ động viên trong nước, ước tính thiệt hại nền kinh tế Nhật Bản có thể phải hứng chịu thêm là 146,8 tỷ yên (1,3 tỷ USD).

“Tôi nghĩ rằng Thế vận hội đã mất đi giá trị “, vị CEO của Suntory chia sẻ.

Thiệt hại kinh tế từ Olympic Tokyo 2020 không có khán giả trực tiếp sẽ rất lớn - Ảnh 3.

Kiểm soát dịch bệnh tại Olympic Tokyo 2020 là nhiệm vụ vô cùng khó khăn (Ảnh: AFP)

Việc tổ chức Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 đã trở thành sự kiện gây tranh cãi trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến hết sức phức tạp, với vô số cuộc biểu tình yêu cầu hủy bỏ sự kiện này và hàng nghìn tình nguyện viên đã rút lui.

Mặc dù mối quan hệ của ông Niinami với chính phủ Nhật Bản khá thân thiết, khi ông là cố vấn kinh tế cho Thủ tướng Suga Yoshihide, tuy nhiên vị CEO này không thể gạt đi những ý kiến trái chiều đang tồn tại trong lòng. “Tôi không hiểu tại sao Thế vận hội không bị trì hoãn”, ông nói, lưu ý rằng việc triển khai vaccine COVID -19 đang khá chậm chạp tại Nhật Bản, đi kèm với đợt nắng nóng đang diễn ra ở Tokyo. “Họ nên hoãn lại sự kiện … ít nhất là hai tháng.”

MỘT CUỘC CÁ CƯỢC LỚN

Thiệt hại kinh tế từ Olympic Tokyo 2020 không có khán giả trực tiếp sẽ rất lớn - Ảnh 4.

Các sự kiện thể thao tại Olympic Tokyo 2020 vắng bóng khán giả theo dõi trực tiếp

Mùa hè này, Nhật Bản xác nhận Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 vẫn được tổ chức từ ngày 23/7, trong tình trạng khẩn cấp do đại dịch COVID-19.

Tin tức đó là một đòn giáng mạnh vào những người, như CEO công ty Suntory, người đã dày công nghiên cứu về sự gia tăng chi tiêu của người tiêu dùng. Cho đến nay, hơn 60 doanh nghiệp Nhật Bản đã chi số tiền cao kỷ lục 3 tỷ USD cho Thế vận hội năm nay – và bây giờ nhiều người trong số họ lo ngại về khoản thu về từ số tiền bỏ ra.

Khi được hỏi liệu Thế vận hội vẫn có thể tạo ra sự thúc đẩy tiêu dùng, mang lại doanh thu cho các công ty Nhật Bản vào mùa hè này hay không, ông Niinami gần như chắc chắn: “Tôi không cho là vậy.”

MỘT SỐ DOANH NGHIỆP XEM XÉT LẠI SỰ THAM GIA

Thiệt hại kinh tế từ Olympic Tokyo 2020 không có khán giả trực tiếp sẽ rất lớn - Ảnh 5.

Các nhà tài trợ cho Olympic 2020 khá lo lắng về sự kiện năm nay (Ảnh: AFP)

Akio Shinya, Giám đốc điều hành của Tokyo Skytree, Tháp truyền hình Nhật Bản cao nhất thế giới, nói với CNN Business rằng năm ngoái công ty của ông đã cân nhắc “liệu có nên trở thành nhà tài trợ trong hoàn cảnh này hay không.”

Mặc dù sau đó họ đã quyết định cam kết tham gia, nhưng kể từ đó, họ đã buộc phải ngừng các sự kiện khác nhau, bao gồm cả lễ rước đuốc trên đài quan sát của tòa nhà chọc trời – một sự kiện có mục đích nhằm “tạo hưng phấn cho Thế vận hội.”

“Vì COVID-19, đây không phải là thời điểm thích hợp,” Shinya nói. “Không có tâm trạng để tổ chức một lễ hội cầu kỳ như vậy.”

Gần 80% người dân Nhật Bản nói rằng Thế vận hội không nên tiếp tục, theo một cuộc khảo sát của Ipsos Mori được công bố vào tuần trước. Các công ty đã lưu tâm đến những sự nhạy cảm này. Tuần này, Toyota (TM), một trong những nhà tài trợ lớn nhất của Thế vận hội, cho biết họ sẽ không phát hành quảng cáo liên quan đến sự kiện ở Nhật Bản, thay vào đó họ chọn chạy quảng cáo “thông thường”.

Thiệt hại kinh tế từ Olympic Tokyo 2020 không có khán giả trực tiếp sẽ rất lớn - Ảnh 6.

Một nhà ga tại Tokyo thiếu vắng những tấm biển quảng cáo mùa dịch (Ảnh: AFP)

Theo chi nhánh tại Bắc Mỹ của Toyota, quyết định được đưa ra dựa trên “tình hình COVID-19” tại Nhật Bản. Michael Payne, cựu giám đốc tiếp thị của Ủy ban Olympic Quốc tế, thừa nhận cuộc chiến khó khăn của các doanh nghiệp. “Không có ích gì khi nói những lời ngon ngọt cả. Bạn biết đấy, đây không phải là một tình huống lý tưởng,” ông nói.

Nhưng Payne, người đã tạo ra chương trình tài trợ toàn cầu cho Thế vận hội khoảng bốn thập kỷ trước, dự đoán rằng các công ty “vẫn có thể ngạc nhiên trước những lợi ích tiềm tàng sẽ đến từ những Thế vận hội diễn ra trong hoàn cảnh khó khăn như thế này.”

“Vẫn còn đó một cơ hội quan trọng,” ông chia sẻ. “Chúng ta chưa nên chắc chắn điều gì cả.”

Theo VTV


Lượt xem: 15

Trả lời