Phỏng vấn Phó Giáo sư- Tiến sỹ- Thiếu tướng Lê Văn Cương- Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược của Bộ Công an về tình hình biển Đông.

Cập nhật 27/8/2014, 16:08:33

Nhận lời mời của lãnh đạo Tỉnh ủy, ngày 26/7, Phó Giáo sư- Tiến sỹ- Thiếu tướng Lê Văn Cương- Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược của Bộ Công an đã thông báo đến cán bộ chủ chốt toàn tỉnh tình hình về biển Đông và những bất ổn trong khu vực, trên thế giới. Nhân dịp này, phóng viên Thời sự có cuộc phỏng vấn Phó Giáo sư- Tiến sỹ- Thiếu tướng Lê Văn Cương xung quanh một số vấn đề trên, mời quí vị và các bạn cùng theo dõi!

   

Phó Giáo sư-Tiến sỹ-Thiếu tướng Lê Văn Cương, trả lời phóng viên.

 

      PV: Xin Thiếu tướng cho biết vai trò và vị trí chiến lược của biển Đông và âm mưu độc chiếm biển Đông của Trung Quốc như thế nào?

     Phó Giáo sư- Tiến sỹ- Thiếu tướng Lê Văn Cương: Biển Đông nằm trong ý đồ độc chiếm của Trung Quốc xét trên 2 phương diện, Phương diện thứ nhất là khách quan: biển Đông là một trong 5 con đường hàng hải nhộn nhịp bậc nhất thế giới, 33% tức là 1/3 hàng hóa thế giới đi qua biển Đông, riêng 42% lượng dầu mỏ đi qua biển Đông. Có nghĩa là biển Đông không chỉ có lợi ích đối với các nước xung quanh biển Đông mà còn có lợi ích đối với các nước trong khu vực, kể cả Hoa Kỳ, châu Âu, kể cả các nước nam Á… Đó là vị trí đắc địa, địa chính trị, địa chiến lược, kinh tế của biển Đông. Còn về phía chủ quan thì biển Đông là lối ra duy nhất của Trung Quốc ra thế giới. Trung Quốc họ muốn trở thành siêu cường thế giới thì con đường nào mà ra. Lên phía Bắc thì mắc Nga, mặt chính diện, mặt Đông Bắc thì bị liên minh Mỹ- Nhật- Hàn chặn, Tây Nam thì bị Ấn Độ, phía Tây thì mắc vùng dân tộc tôn giáo Angkêđa. Biển Đông là con đường độc đạo duy nhất của Trung quốc ra Thái Bình Dương và Ấn độ dương. Nếu không ra biển Đông thì Trung Quốc không thể ra Thái Bình Dương và Ấn Độ dương được thì làm sao có thể trở thành siêu cường thế giới được. Biển Đông có vị trí yết hầu, con đường duy nhất Trung Quốc phải đi qua để trở thành siêu cường. Vì thế Trung Quốc họ bất chấp luật pháp, bất chấp đạo lý, bằng mọi cách để độc chiếm biển Đông.

    

PV: Thiếu tướng có thể cho biết cơ sở về văn hóa, lịch sử và pháp lý của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của chúng ta như thế nào?

          Phó Giáo sư- Tiến sỹ- Thiếu tướng Lê Văn Cương: Khi bàn về tranh chấp biển Đông thì có hai loại vấn đề. Loại vấn đề thứ nhất về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa; loại thứ hai là tranh chấp phát sinh về phía Trung Quốc đưa ra yêu sách phi lý về đường lưỡi bò. Riêng Hoàng Sa và Trường Sa thì Trung Quốc họ nói với thế giới thế này, các nhà triều đại phong kiến Trung Quốc họ phát hiện và quản lý Trường Sa và Trường Sa. Việc này để lại trong sách địa lý Trung Quốc, họ nói như vậy. Nhưng về mặt thực tế thì trong 24 bộ sử lớn nhất của Trung Quốc thì không có một chữ nào nói Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc. Trung Quốc thuộc đất nước viết sử bậc giỏi nhất thế giới, họ viết sử 4 nghìn năm nay thể hiện trong 24 bộ sử mà họ dạy cho trẻ con ở trường phổ thông học, sinh viên nghiên cứu, các học viên làm thạc sỹ, tiến sỹ thì không có chữ nào nói Hoàng Sa, Hoàng Sa là của Trung Quốc cả. Tất cả các bản đồ của Trung Quốc, kể cả bản đồ cổ nhất cũng chỉ nói là cương vực của nhà đại Tống cực nam cũng đến đảo Hải Nam thôi, không có Hoàng Sa, Trường Sa. Và 100 bản đồ khác của cá nhân và nhà nước vẽ ra từ đời nhà Tống, nhà Minh, nhà Thanh đều khẳng định cương vực của Trung Quốc chỉ đến cực nam của đảo Hải Nam thôi. Việt Nam ta thì có 3 nguồn tư liệu lịch sử, văn hóa đó là 10 cuốn sách của Việt Nam và tư liệu lịch sử có nói chúa Nguyễn và triều Nguyễn xác định chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa thông qua việc tổ chức đội ra Hoàng Sa và Trường Sa. Nguồn tư liệu thứ hai là của Trung Quốc, Trung Quốc có 15 cuốn sách nói rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Và Trung Quốc có 17 bản đồ nói Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Nguồn tư liệu thứ 3 là của phương Tây. Về pháp lý trong thế kỷ 20 có 2 cuộc họp bàn về Hoàng Sa và Trường Sa, đó là cuộc họp của Liên hiệp quốc và Hiệp định Giơnervơr cũng đều khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

       PV: Xin cảm ơn Thiếu tướng đã giành thời gian cho Đài PT-TH Gia Lai!

Hà Đức- R’Piên


Lượt xem: 162

Trả lời