Phó Bí thư Tỉnh ủy Rah Lan Chung làm việc với huyện Kbang về việc thực hiện Chỉ thị số 12 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Cập nhật 26/5/2023, 11:05:57

Sáng 26/5, đồng chí Rah Lan Chung -Phó Bí thư Tỉnh ủy đã làm việc với xã Đăk Hlơ và huyện Kbang về việc thực hiện Chỉ thị số 12 ngày 13/2/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ các cấp về xây dựng làng nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và Chỉ thị số 08 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào DTTS để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”. Tham gia buổi làm việc có đồng chí Hồ Văn Điềm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Nguyễn Hữu Quế- Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cùng lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh.

Triển khai Chỉ thị số 12 và Chỉ thị số 08 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, huyện Kbang đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở và các tầng lớp nhân dân trong toàn huyện tích cực thực hiện, nhất là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới tiếp tục được thực hiện đồng bộ, tích cực và đạt nhiều kết quả;cơ cấu kinh tế chuyển dịch phù hợp, đúng hướng, nhờ đó kinh tế phát triển khá, đời sống người dân từng bước được nâng lên. Đến nay, toàn huyệncó 7 xã hoàn thành Chương trình nông thôn mới và 6 làng đồng bào DTTS đạt chuẩn làng nông thôn mới. Trong đó, xã Đăk Hlơ là xã đầu tiên của huyện Kbang đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2013. Xã đang phấn đấu xây dựng làng Lợt đạt chuẩn làng nông thôn mới vào năm 2023.

Qua 5 năm triển khai Chỉ thị số 12 về xây dựng làng nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và hơn 10 năm thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào DTTS để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, cơ sở hạ tầng và các công trình phục vụ dân sinh trên địa bàn huyện Kbang được đầu tư xây dựngkhang trang. Nhận thức của người dân chuyển biến tích cực, mạnh dạn đổi mới cách thức làm ăn, vươn lên thoát nghèo bền vững bằng chính nội lực của mình. Cảnh quan, vệ sinh môi trường tại các thôn, làng vùng dân tộc thiểu số có nhiều thay đổi, hoạt động văn hóa truyền thống được duy trì và phát huy. Nhiều mô hình, cách làm hay, áp dụng khoa học vào sản xuất đã đem lại hiệu quả cao và được nhân rộng, tạo sức lan tỏa rộng lớn, thu nhập kinh tế gia đình của người dân ngày được nâng lên.

Từ thực tiễn địa phương, các đại biểu đã tập trung phân tích những kết quả đạt được, rút ra bài học kinh nghiệm trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị 12 và Chỉ thị 08 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; đồng thời đề ra những giải pháp để thực hiện trong thời gian tới, nhất là tiếp tục làm thay đổi nếp nghĩ cách làm, tạo mô hình sinh kế bền vững, phát triển mô hình kinh tế phù hợp với địa phương, nâng cao đời sống người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số./.

Ngọc Ánh – Duy Linh


Lượt xem: 12

Trả lời