Gia Lai: Tăng cường thực hiện “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

Cập nhật 22/8/2019, 09:08:31

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có  văn bản số 1789/UBND-KGVX về việc tăng cường thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố tích cực chủ động triển khai nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; đồng thời phối hợp với Ủy ban MTTQ và đoàn thể các cấp triển khai thực hiện một số công tác trọng tâm.

Theo đó, tăng cường trách nhiệm của thành viên Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” các cấp trong việc triển khai, thực hiện phong trào theo Quyết định số 564 ngày 7-10-2013 của UBND tỉnh về phê duyệt Kế hoạch thực hiện phong trào đến năm 2020. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ tham mưu cơ quan, đoàn thể và người dân hưởng ứng thực hiện phong trào; chú trọng xây dựng đạo đức, lối sống của con người trong gia đình, làng xóm, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú, gìn giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng nông thôn mới.

Xây dựng lộ trình, xác định thời gian thực hiện các nội dung có trọng tâm, trọng điểm; coi việc thực hiện phong trào là một trong những tiêu chí đánh giá, bình xét thi đua cuối năm của các cơ quan, đơn vị. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước gắn với thực hiện các nội dung, tiêu chí, tiêu chuẩn thực hiện phong trào trong các cơ quan, đơn vị, địa phương; thực hiện nghiêm túc, toàn diện, đồng bộ các giải pháp để nâng cao trách nhiệm công tác; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng thiết thực, hiệu quả.

Cùng với đó, phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của mỗi đảng viên, già làng, người có uy tín trong cộng đồng; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Khuyến khích các cá nhân tham gia đầu tư, hỗ trợ các hoạt động của phong trào; tạo mọi điều kiện cần thiết để nhân dân chủ động tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, phát triển và nâng cao đời sống văn hóa ở cơ sở; phổ biến và nhân rộng các điển hình tiên tiến; kịp thời bổ sung những giải pháp đặc thù trong quá trình thực hiện phong trào phù hợp với thực tiễn của địa phương.

Ngoài ra, các cấp, ngành là thành viên Ban Chỉ đạo cần chủ động xây dựng nội dung phối hợp với các tổ chức, cá nhân thực hiện phong trào theo hình thức xã hội hóa. Các địa phương cũng cần ưu tiên đầu tư kinh phí, nhân lực cho các hoạt động nhằm triển khai việc thực hiện phong trào có hiệu quả./.

Ngô Thanh, Đào Hiền


Lượt xem: 17

Trả lời