Đìu hiu- khu sản xuất tập trung Đức Cơ.

Cập nhật 03/3/2014, 16:03:01

Đã 8 năm được thành lập và đi vào hoạt động nhưng khu tiểu thủ công nghiệp, sau đó đổi tên thành khu Sản xuất tập trung huyện Đức Cơ nằm ở thị trấn ChưTy vẫn chưa phát huy tác dụng, luôn trong cảnh vắng vẻ, đìu hui. 

 

 

 

Với mục tiêu nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại địa phương, năm 2007 huyện Đức Cơ thành lập khu tiểu thủ công nghiệp tại thị trấn ChưTy, đến năm 2008 đổi thành khu Sản xuất tập trung. Sau 8 năm đi vào hoạt động nhưng vẫn trong tình trạng điều hiu, vắng vẻ…Theo qui hoạch, tại đây cùng với bố trí diện tích đất để xây dựng một số công trình khác thì được phân chia thành 93 lô, mỗi lô có diện tích 180m2, đến nay đã có 91 tổ chức và hộ gia đình thuê đất rồi xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ sản xuất, chủ yếu làm các ngành nghề như: mộc, cửa sắt, sửa chữa xe tô tô, mô tô; buôn bán vật liệu xây dựng, thuốc trừ sâu….Nhiều hộ đã sản xuất trong thời gian ngắn nhưng do không hiệu quả nên dời về vị trí cũ hoặc chuyển đi nơi khác. Tình trạng sang nhượng đất và tài sản trên đất diễn ra ở đây khá phổ biến.

Rất ít hộ dân sinh sống tại khu sản xuất tập trung của huyện Đức Cơ.

 

Tâm sự với chúng tôi anh Đào Quang Vinh- Người dân ở khu sản xuất tập trung Đức Cơ nói: Ở đây phát triển kém, nhiều hộ chủ yếu đến đây mua đất chứ không sản xuất gì mấy. Nhiều hộ đã sang nhượng đất hết rồi, người ta không ở để sản xuất mà chỉ cho người khác thuê thôi vì huyện đâu có tập hợp các hộ sản xuất vào đây được…                          

 

Qua trao đổi ông Nguyễn Hồng Lam- Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Cơ cho biết: Đến cuối năm 2013, thì tất cả các hộ kinh doanh sản xuất có điều kiện, rồi các hộ kinh doanh có khả năng gây ô nhiễm môi trường đã có cam kết vào khu sản xuất tập trung này để kinh doanh…

                                                                                            

Thực tế thì không phải như vậy. Anh Chỉnh là một trong số vài ba hộ còn trụ lại ở khu sản xuất tập trung này nhưng trong tình cảnh rất khó khăn. Năm 2008, anh Chỉnh thuê một lô đất tại đây và đầu tư làm nhà xưởng với tổng số tiền 230 triệu đồng, chưa kể tiền mua máy móc thiết bị nhưng nhiều năm liền gia đình anh bị lỗ. Gia đình anh Chỉnh đang trong tình trạng “tiến thoái lưỡng nan” vì đã đầu tư vào đây với số tiền quá nhiều và không có điều kiện để đi chỗ khác sản xuất.

 

Anh Chỉnh tâm sự: Trước đây tôi thuê nhà sản xuất ở thị trấn Chư Ty, năm 2008 đến giờ tôi chuyển ra đây. Nói chung là thưa thớt quá, những hộ không có điều kiện mới còn ở đây. Những hộ có điều kiện vẫn còn sản xuất ở thị trấn Chư Ty. Thu nhập hằng năm không đủ tiền trang trải nhưng giờ tôi không còn chỗ nào khác, giờ phải ở lại đây. Mong muốn của chúng tôi là phải chuyển các hộ khác ra khu này mới sản xuất mang tính tập trung được…                                                          

Những khu nhà  vắng chủ.

 

Còn theo ông Phúc- Giám đốc doanh nghiệp tư nhân Phúc Thắng- đơn vị được cho thuê đất tại khu sản xuất tập trung này để làm bến xe thì lượng xe thông qua bến xe Đức Cơ đi các địa phương trong cả nước không ít, khoảng trên dưới 40 chiếc. Thế nhưng trong vài năm trở lại đây, nhiều chủ xe hoạt động trên địa bàn không chấp hành nghiêm các qui định của Nhà nước về vận tải nên xuất hiện nhiều trường hợp bỏ bến, không đăng ký bến, xe chạy không đúng tuyến, nạn xe dù bến cóc. Do vậy, việc quản lý và khai thác bến xe gặp rất nhiều khó khăn. Nếu không có các ngành chức năng can thiệp thì hoạt động của bến xe-một trong những “điểm nhấn” thúc đẩy sự phát triển ở khu sản xuất tập trung này tiếp tục khó khăn, thậm chí thua lỗ.

 

Ông Nguyễn Thế Phúc- Giám đốc DNTT Phúc Thắng cho hay:Tuyến vẫn hoạt động, vẫn đông khách, thậm chí đến tận bến để bắt khách nhưng không vào ký lệnh, không cần lệnh nên việc thất thoát ở bến xe cấp huyện chúng tôi là chuyện bình thường. Tôi tha thiết kiến nghị Sở Giao thông vận tải, công an huyện can thiệp ngăn chặn xe dù bến cóc để đảm bảo các qui định về an toàn giao thông và duy trì các chế độ của Nhà nước thông qua bến xe…                               

 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến khu sản xuất tập trung này chưa phát huy hiệu quả, đó là do chính quyền địa phương chưa có biện pháp kiên quyết để vận động các hộ làm các ngành nghề như đã đăng ký ban đầu vào sản xuất kinh doanh mang tính tập trung tại đây. Hơn nữa, nhiều công trình thiết yếu như chợ đầu mối, nước sinh hoạt… chưa được đầu tư xây dựng để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, buôn bán, kinh doanh của người dân. Nếu chính quyền địa phương không triển khai đồng bộ nhiều biện pháp thì khu sản xuất tập trung này vẫn trong tình trạng vắng vẻ./.

Hà Đức-R’Piên


Lượt xem: 84

Trả lời