Dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội Đại biểu Đảng bộ Tỉnh Gia Lai lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 -2025

Cập nhật 27/4/2020, 09:04:18

Thực hiện Công văn số 3259 ngày 24/4/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai về việc Công bố và lấy ý kiến đối với Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025, Đài PT-TH Gia Lai trân trọng giới thiệu Toàn văn nội dung Dự thảo lần 2 Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025 để các tầng lớp Nhân dân đóng góp ý kiến. Chủ đề của Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025 là: “Xây dựng Đảng bộ tỉnh trong sạch, vững mạnh; tăng cường sức mạnh đoàn kết các dân tộc; giữ vững ổn định chính trị – xã hội; năng động, sáng tạo; khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, tập trung phát triển nông nghiệp, công nghiệp chế biến, du lịch để Gia Lai phát triển nhanh, bền vững”.

 Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 diễn ra vào thời điểm Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc trong tỉnh thực hiện thắng lợi nhiều chủ trương, mục tiêu và nhiệm vụ được xác định trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2015 – 2020; đất nước ta trải qua gần 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh năm 1991), 10 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước (bổ sung, phát triển năm 2011) và 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2011 – 2020. Đại hội có nhiệm vụ kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV; quyết định mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2020 – 2025.

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ 5 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV, NHIỆM KỲ 2015 – 2020

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2015 – 2020, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, tỉnh gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, giá cả nông sản giảm, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, vấn đề bảo vệ chủ quyền và an ninh chính trị tiềm ẩn những yếu tố phức tạp… Song, dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, Đảng bộ, quân và dân các dân tộc trong tỉnh đã tranh thủ thời cơ, vượt qua khó khăn, thách thức, đạt được những thành tựu quan trọng, cơ bản hoàn thành thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đã đề ra.

I- VỀ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

  1. Thành tựu đạt được

1.1. Các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế chủ yếu đều đạt và vượt so với Nghị quyết đề ra

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân hằng năm giai đoạn 2015 – 2020 đạt 7,93%, vượt Nghị quyết đề ra, tăng cao hơn so với tốc độ tăng bình quân của cả nước. GRDP đến năm 2020 đạt 82.198 tỷ đồng, gấp 1,67 lần so với năm 2015. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 52,75 triệu đồng, tăng 1,56 lần so với năm 2015, đạt so với Nghị quyết đề ra. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, đến năm 2020, tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 36,44%, công nghiệp – xây dựng chiếm 28,95%, dịch vụ chiếm 34,61%([1]).

1.2. Ngành nông, lâm, thủy sản tiếp tục đóng vai trò quan trọng

Tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm đạt 5,06%; đến năm 2020, giá trị sản xuất đạt 30.030 tỷ đồng, gấp 1,28 lần so với năm 2015. Tập trung chỉ đạo tái cơ cấu và phát triển nông nghiệp của tỉnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, hình thành và phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, tạo ra các loại hàng hóa có giá trị kinh tế và tính cạnh tranh gắn với xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm([2]), thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ([3]), góp phần chuyển dịch mạnh về cơ cấu cây trồng, vật nuôi([4]) trên địa bàn tỉnh. Đã hình thành tính liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp([5]). Ban hành các nghị quyết chuyên đề về bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và phát triển sản xuất rau, hoa và cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2030, định hướng đến năm 2040; chỉ đạo tập trung phát triển vùng nguyên liệu đảm bảo cho hoạt động của Trung tâm chế biến rau quả Doveco Gia Lai với diện tích vùng nguyên liệu 10.000 ha([6]).

Ngành chăn nuôi đã có bước tăng trưởng nhất định, từng bước nâng dần tỷ trọng, cân đối với ngành trồng trọt. Giá trị sản xuất chăn nuôi tăng trưởng bình quân 11%/năm, đạt 4.030 tỷ đồng, gấp 1,67 lần năm 2015; tỷ trọng chăn nuôi tăng trưởng từ 10% năm 2015 lên 14% năm 2020. Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển theo hướng trang trại, gia trại ứng dụng công nghệ cao, gắn với xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và phòng, chống dịch bệnh. Các tiến bộ kỹ thuật về lĩnh vực giống, thức ăn, quy trình nuôi dưỡng… được người dân ứng dụng nhằm tăng năng suất, chất lượng vật nuôi, đáp ứng nhu cầu thị trường([7]).

Lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng nhỏ trong ngành nông, lâm, nghiệp và thủy sản. Nhờ thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của Kế hoạch tái cơ cấu ngành lâm nghiệp, trong 05 năm qua, diện tích trồng rừng đạt 25.271 ha, tăng 6,3 lần so với Nghị quyết đề ra; diện tích khoán quản lý đến năm 2020 đạt 153.890 ha, tăng 25.906 ha so với năm 2015; đến năm 2020, độ che phủ rừng (kể cả cao su và các cây đặc sản khác) đạt 46,7%, đạt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra; công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng được quan tâm chỉ đạo. Nuôi trồng thủy sản có bước phát triển khá với các giống thủy sản có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trên địa bàn tỉnh và khu vực. Sản lượng nuôi trồng, khai thác thủy sản tăng bình quân 3,64%.

1.3. Chương trình xây dựng nông thôn mới được quan tâm, chỉ đạo quyết liệt và đạt được nhiều kết quả

Đã huy động hơn 15.153 tỷ đồng để thực hiện xây dựng nông thôn mới([8]). Dự ước đến năm 2020, toàn tỉnh có 81 xã đạt chuẩn nông thôn mới, vượt 11 xã so với mục tiêu Nghị quyết đề ra; trong đó, thành phố Pleiku được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2018, thị xã An Khê có 5/5 xã đạt chuẩn nông thôn mới; thị xã Ayun Pa có 4/4 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Năm 2020 có 02 huyện đạt chuẩn nông thôn mới là Kbang và Đak Pơ, nâng tổng số huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới là 5 huyện, thị xã, thành phố. Đã huy động được hơn 145 tỷ đồng để xây dựng làng đạt chuẩn nông thôn mới gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo tinh thần Chỉ thị số 12-CT/TU, ngày 13 tháng 02 năm 2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp về xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số. Đến năm 2020, số thôn, làng đạt chuẩn nông thôn mới là 84 thôn, làng.

1.4. Sản xuất công nghiệp – xây dựng tăng trưởng khá

Đến năm 2020, giá trị sản xuất đạt 22.460 tỷ đồng, gấp 1,48 lần so với năm 2015, tốc độ tăng bình quân đạt 8,14%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 29.000 tỷ đồng, tăng bình quân 13,18%. Tập trung phát triển công nghiệp nhóm, chuỗi sản phẩm theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp năng lượng. Nhiều nhà máy được xây dựng mới và nâng cấp([9]). Các dự án đầu tư (vốn ngoài ngân sách) không ngừng tăng lên cả về số lượng lẫn quy mô, lĩnh vực đầu tư ngày càng đa dạng, tập trung nhiều vào lĩnh vực chế biến sâu từ các sản phẩm nông nghiệp, khai thác thế mạnh của tỉnh để phát triển điện gió, điện mặt trời.

Các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu, cụm công nghiệp được quan tâm đầu tư, bước đầu phát huy tác dụng. Trên địa bàn tỉnh có 03 khu công nghiệp với tổng diện tích 622,95 ha; Khu Công nghiệp Trà Đa được đầu tư, mở rộng với diện tích được phê duyệt là 210,17 ha; diện tích lấp đầy đạt 88%. Các dự án tại Khu Công nghiệp Trà Đa nhìn chung hoạt động ổn định và phát triển, hằng năm đóng góp nhất định vào giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh([10]). Hiện nay, 11/16 cụm công nghiệp đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết với tổng diện tích 378,97 ha, đạt 68,75%; có 08/11 cụm công nghiệp đã quy hoạch chi tiết và tiến hành đền bù, giải phóng mặt bằng 151,32 ha, chiếm 28,76% diện tích đất cụm công nghiệp. Các cụm công nghiệp hiện hữu được bố trí có tính kết nối với hệ thống giao thông thuận lợi như Quốc lộ 14 (Cụm công nghiệp Chư Păh, Cụm công nghiệp Chư Pưh); Quốc lộ 19 (Cụm công nghiệp Đăk Đoa, Cụm công nghiệp Mang Yang, Cụm công nghiệp An Khê) Quốc lộ 25 (Cụm công nghiệp Chư Sê, cụm công nghiệp Ia Sao, thị xã Ayun Pa).

1.5. Ngành dịch vụ tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 8,76%

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đến năm 2020 đạt 80.000 tỷ đồng, gấp 2,1 lần so với năm 2015, tăng bình quân hằng năm 16,05%. Kim ngạch xuất khẩu tăng gấp 2 lần so với năm 2015, tăng bình quân hằng năm 18,55%, đến năm 2020 đạt 630 triệu USD; hoạt động xuất khẩu của tỉnh ngày càng được mở rộng thị trường và tăng trưởng về kim ngạch([11]).

Thị trường hàng hóa và dịch vụ phát triển đồng bộ; công tác quản lý và khai thác thị trường nội địa được quan tâm. Hệ thống thương mại phát triển khá nhanh về số lượng, quy mô hoạt động ở cả thành thị, nông thôn. Nhiều siêu thị, chợ được đầu tư nâng cấp từ nguồn vốn xã hội hóa, góp phần mở rộng liên kết sản xuất với tiêu thụ hàng hóa trên thị trường.

Hoạt động du lịch có sự chuyển biến tích cực về mặt chủ trương, định hướng và hành động; tỉnh đã xây dựng các kế hoạch, chương trình, đề án phát triển với mục tiêu đưa du lịch thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Công tác xúc tiến, quảng bá hình ảnh Gia Lai đến du khách trong và ngoài nước được chú trọng; hoạt động liên kết hợp tác phát triển du lịch với các địa phương có nhiều khởi sắc. Các sự kiện văn hóa, du lịch tạo hiệu ứng cao, có sức lan tỏa, thu hút đông đảo lượng khách tham quan([12]). Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 22,7%/năm, doanh thu tăng bình quân 20,9%/năm.

Hoạt động tài chính – ngân hàng đạt kết quả tích cực; tốc độ tăng thu ngân sách trên địa bàn đạt 9,76%/năm, tỷ lệ huy động GRDP vào ngân sách đạt 6,23%. Hằng năm triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo nguồn thu, bảo đảm các nhiệm vụ chi cho đầu tư phát triển, chi thường xuyên, thực hiện các chính sách an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai…

Mạng lưới các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh không ngừng được củng cố và mở rộng([13]), cơ bản đáp ứng nhu cầu về vốn và các dịch vụ tiện ích ngân hàng cho khách hàng. Dư nợ tín dụng tăng bình quân hằng năm đạt 13%. Các ngành dịch vụ khác như bưu chính, viễn thông, vận tải, bảo hiểm, ngân hàng, tư vấn tiếp tục phát triển, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

1.6. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện 3 đột phá chiến lược về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển nhanh nguồn nhân lực và xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đạt được kết quả quan trọng

Về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính: Tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh. Tiếp tục rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư của tỉnh.

Đột phá về đầu tư xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội; phát triển đô thị, nông thôn: Mạng lưới đường bộ đã thông suốt với chiều dài 12.183 km gồm 6 tuyến quốc lộ, 10 tuyến đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện, đường xã, đường thôn, buôn và đường chuyên dùng. Hạ tầng thủy lợi, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu được quan tâm đầu tư với quy mô lớn([14]). Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 344 công trình thủy lợi kiên cố với tổng năng lực thiết kế tưới gần 55.000 ha. Hệ thống cấp điện được đầu tư phát triển nhanh, bảo đảm cung cấp đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước([15]). Hạ tầng thương mại được đầu tư và phát triển phù hợp với quy hoạch([16]), đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa của nhân dân trên địa bàn tỉnh. Việc thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn đã đạt được những kết quả tích cực. Các khu đô thị, nhà cao tầng đã triển khai đúng quy hoạch, không gian của thành phố Pleiku được mở rộng và hiện đại hơn. Hệ thống kết cấu hạ tầng trong các đô thị được quan tâm đầu tư; công tác chỉnh trang đô thị được chú trọng. Các đường giao thông chính, hệ thống điện, nước, mạng lưới viễn thông, cây xanh, vỉa hè được xây mới, cải tạo, mở rộng và nâng cấp.

Về phát triển nguồn nhân lực: Tỉnh đã ban hành và triển khai nhiều chủ trương, chính sách phát triển nguồn nhân lực, thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao, ưu tiên đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, đào tạo kỹ sư công nghệ thông tin, công nhân kỹ thuật bậc cao, bác sỹ chuyên khoa I, II… đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Chất lượng nhân lực ngày càng được cải thiện và nâng cao, đặc biệt là tỷ lệ lao động có trình độ đại học và trên đại học; cơ cấu nhân lực có sự chuyển dịch theo hướng tích cực với tỷ trọng lao động khu vực nông nghiệp, nông thôn trong cơ cấu lao động của nền kinh tế có xu hướng giảm; công tác đào tạo nhân lực đã có những thay đổi theo hướng tập trung nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu của người sử dụng lao động. Đội ngũ nhân lực có trình độ đã và đang ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người sử dụng lao động([17]). Các cơ sở đào tạo và dạy nghề đã cung cấp lao động có tay nghề cho khu vực hành chính, sự nghiệp, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, góp phần đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 40% năm 2015 lên 55% vào năm 2020.

1.7. Tiếp tục thực hiện tốt chính sách phát triển các thành phần kinh tế

Khu vực kinh tế nhà nước: Đã thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn tại 05 doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh quản lý. Thực hiện sắp xếp, củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động 11 công ty lâm nghiệp theo Phương án tổng thể được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Từ năm 2019 tỉnh đã hoàn thành việc sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn cho các doanh nghiệp nhà nước theo kế hoạch đề ra; toàn tỉnh hiện nay còn 13 doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh quản lý([18]).

Khu vực kinh tế tư nhân: Tỉnh ban hành nhiều cơ chế, chính sách, lãnh đạo, chỉ đạo các sở, ngành, địa phương rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính có liên quan đến việc thực hiện các dự án đầu tư, môi trường đầu tư được cải thiện, nhờ đó số dự án thực hiện không ngừng được tăng lên cả về số lượng lẫn quy mô vốn đầu tư. Lĩnh vực đầu tư ngày càng đa dạng, tập trung nhiều vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các dự án chế biến sâu từ các sản phẩm nông nghiệp, các dự án điện năng lượng mặt trời, điện sinh khối… Hằng năm, tỉnh tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước; đã thu hút, kêu gọi đầu tư vào địa bàn tỉnh 454 dự án([19]), tổng vốn đăng ký 694.118 tỷ đồng. Số lượng các doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong 5 năm qua không ngừng tăng lên, ước đến cuối năm 2020, toàn tỉnh có trên 7.000 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký 101.000 tỷ đồng, số doanh nghiệp tăng bình quân 18%/năm, vốn đăng ký tăng bình quân 65,7%/năm.

Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: Trên địa bàn tỉnh hiện có 05 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài của 02 công ty và 03 chi nhánh. Tổng vốn đăng ký khoảng 11 triệu USD; nộp ngân sách trung bình khoảng 0,5 triệu USD/năm; giải quyết việc làm cho khoảng gần 1.000 lao động.

Kinh tế tập thể: Được chỉ đạo quyết liệt, có nhiều chuyển biến, cơ bản thực hiện được mục tiêu đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của hợp tác xã. Các hợp tác xã đã chuyển đổi hoạt động theo quy định, ngày càng tăng quy mô, mở rộng sản xuất kinh doanh; từng bước đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của thành viên; đẩy mạnh xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất với quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, liên kết với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đến nay, toàn tỉnh có 245 hợp tác xã([20]).

1.8. Các vùng kinh tế được đầu tư phát triển gắn với quan tâm thực hiện liên kết vùng

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển kinh tế vùng động lực, lãnh đạo, chỉ đạo tập trung vốn đầu tư toàn xã hội để phát triển các vùng động lực([21]) (thành phố Pleiku, thị xã An Khê, thị xã Ayun Pa, huyện Chư Sê). Các vùng động lực từng bước khẳng định và phát huy vai trò là vùng kinh tế động lực của tỉnh, cảnh quan đô thị ngày càng khang trang hơn, trở thành trung tâm thương mại, dịch vụ lớn của các vùng trong tỉnh.

Kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội trên địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng căn cứ cách mạng được quan tâm đầu tư từ nhiều chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ. Đến nay, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã; 79,26% tuyến đường trục thôn, làng và đường liên thôn, làng được cứng hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm; 60,16% tuyến đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa; 54,42% tuyến đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm. Trên 90% thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số được định canh, định cư ổn định; nhà ở đã được xây dựng mới và sửa chữa khang trang hơn; cơ bản giải quyết vấn đề đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt([22]).

Vùng biên giới được quan tâm đầu tư. Trong 05 năm qua, Khu Kinh tế Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh đã được tăng cường đầu tư cơ sở vật chất để hỗ trợ cho đô thị Đức Cơ trở thành vùng động lực khu vực các huyện biên giới. Hạ tầng kỹ thuật đang tiếp tục triển khai xây dựng, các chính sách phát triển Khu Kinh tế Cửa khẩu ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp với tình hình thực tế. Đã thu hút 27 nhà đầu tư thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư 33 dự án. Hoạt động thương mại biên giới phát triển, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu có chuyển biến tích cực, năm sau cao hơn năm trước, góp phần phát triển kinh tế của tỉnh.

Về vấn đề liên kết vùng, khi triển khai các chương trình, đề án, dự án có liên quan đến phát triển vùng, tỉnh đã chỉ đạo kết nối ngang với các tỉnh duyên hải Miền Trung và kết nối dọc với các tỉnh khu vực Tây Nguyên nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng và hướng đến phát triển kinh tế – xã hội một cách bền vững.

1.9. Bước đầu triển khai thực hiện tốt tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Tỉnh đã chủ động kết nối với một số đại sứ quán, tổng lãnh sự quán các nước tại Việt Nam, tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư, thành lập các đoàn đi xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước nhằm thiết lập mối quan hệ mới, thông qua đó góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, thu hút đầu tư vào tỉnh; tạo điều kiện thuận lợi cho các đoàn công tác, doanh nghiệp, chuyên gia nước ngoài đến thăm, làm việc với tỉnh để tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư; tăng cường cung cấp thông tin thị trường trong nước và ngoài nước cho các doanh nghiệp, hướng dẫn hỗ trợ doanh nghiệp trong tỉnh xây dựng thương hiệu, tìm kiếm, mở rộng phát triển thị trường, thực hiện ứng dụng thương mại, điện tử vào sản xuất kinh doanh và bắt kịp tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển thị trường hàng hóa, dịch vụ phổ biến.

  1. Hạn chế, tồn tại

2.1. Quy mô kinh tế còn nhỏ, chất lượng tăng trưởng chưa cao, mức độ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và du lịch.

2.2. Quy hoạch và quản lý quy hoạch ngành nông nghiệp còn nhiều hạn chế. Sản xuất nông nghiệp còn gặp khó khăn, xảy ra dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi (dịch tả lợn Châu Phi, sâu keo mùa thu, bệnh khảm lá sắn, dịch bệnh trên cây hồ tiêu). Thị trường tiêu thụ nông sản không ổn định ảnh hưởng đến việc tái đầu tư và làm giảm thu nhập của nông dân. Tình hình vi phạm pháp luật về quản lý và bảo vệ rừng, quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản xảy ra còn nhiều.

2.3. Ngành công nghiệp phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Năng lực chế biến một số ngành hàng còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu của sản xuất nguyên liệu và thị trường tiêu thụ. Công nghệ chế biến nông sản còn yếu, phần lớn sản phẩm xuất khẩu là sản phẩm sơ chế thô. Hoạt động các khu công nghiệp, khu kinh tế, cụm công nghiệp hiệu quả chưa cao, chưa thật sự hấp dẫn các nhà đầu tư.

2.4. Hoạt động thương mại, dịch vụ chưa thật sự phát triển đột phá. Các mặt hàng xuất khẩu vẫn chủ yếu là nông sản thô, giá trị kinh tế còn thấp. Thu ngân sách vẫn chưa đủ cân đối chi trên địa bàn, tỷ lệ nhận sự trợ cấp từ ngân sách Trung ương còn cao. Nợ xấu ngân hàng có chiều hướng tăng lên sau hạn hán, dịch bệnh nặng nề.

2.5. Đầu tư du lịch chưa tương xứng với tiềm năng; sản phẩm du lịch còn nghèo nàn; thiếu các loại hình dịch vụ chất lượng cao. Công tác quản lý tài nguyên du lịch bị buông lỏng trong giai đoạn khá dài, làm cho nguồn tài nguyên du lịch của tỉnh bị suy kiệt, nhất là tài nguyên rừng, thắng cảnh, di tích lịch sử… Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch chưa đáp ứng yêu cầu, chưa phong phú về hình thức; công tác thông tin du lịch chưa được chú trọng. Định hướng phát triển du lịch còn dàn trải, chậm hình thành các tuor, tuyến du lịch để phát huy tiềm năng du lịch của tỉnh… Cơ sở hạ tầng du lịch chưa đồng bộ, nhất là hệ thống giao thông phát triển chưa theo kịp yêu cầu, phương tiện giao thông kết nối đến các điểm du lịch ở các vùng sâu, vùng xa còn thiếu, ảnh hưởng đến việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch để thu hút khách. Đóng góp từ du lịch chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong GRDP địa phương và ngành dịch vụ của tỉnh.

2.6. Huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển còn khó khăn, nhiều dự án thu hút đầu tư chậm triển khai và còn nhiều vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh vẫn còn một số mặt hạn chế, chưa đạt mục tiêu đề ra. Tiến độ triển khai một số dự án còn chậm; chất lượng, hiệu quả của một số dự án đầu tư thu hút chưa cao. Một số quy định liên quan đến lĩnh vực đầu tư, môi trường, đất đai vừa chồng chéo và có xu hướng siết chặt, làm tăng chi phí, thời gian của doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục hành chính.

2.7. Hoạt động của các hợp tác xã, nhất là hợp tác xã nông nghiệp trong thực tế chưa kết nối được giữa các thành viên sản xuất nông nghiệp với thị trường. Nhiều hợp tác xã còn tâm lý trông chờ sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa mạnh dạn đầu tư vốn để mở rộng sản xuất, kinh doanh đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển. Quy mô, chất lượng doanh nghiệp tư nhân thành lập mới chưa cao, hầu hết doanh nghiệp thuộc loại vừa, nhỏ và siêu nhỏ gặp khó khăn về vốn, nhân lực quản lý để phát triển.

2.8. Trong liên kết vùng giữa các tỉnh Tây Nguyên, mô hình phát triển kinh tế của các tỉnh trong vùng tương đối giống nhau nhưng thiếu sự phân công giữa các tỉnh trong phát triển kinh tế. Các địa phương vẫn áp dụng mô hình phát triển theo chiều rộng, chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên, lao động giá rẻ, xuất khẩu nguyên liệu thô, do đó hiệu quả thấp và không bền vững. Nhiều sản phẩm chủ lực như cà phê, chè, tiêu… chưa có liên kết theo chuỗi giá trị, chuỗi sản phẩm.

II- VỀ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA – XÃ HỘI

  1. Thành tựu đạt được

1.1. Giáo dục và đào tạo tiếp tục phát triển

Quy mô mạng lưới cơ sở giáo dục đào tạo tiếp tục mở rộng([23]); chất lượng dạy và học được nâng lên, tỷ lệ huy động học sinh đến lớp, học sinh khá, giỏi và tốt nghiệp phổ thông tăng đều qua các năm([24]); cơ sở vật chất ngày càng được quan tâm đầu tư theo hướng chuẩn hóa, kiên cố hóa([25]); tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 50%, vượt so với chỉ tiêu đề ra; hệ thống các cơ sở giáo dục phát triển nhanh, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân; chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn có chuyển biến tích cực. Công tác xây dựng đội ngũ nhà giáo đạt chuẩn được chú trọng, tiếp tục củng cố, kiện toàn đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đảm bảo chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hóa về trình độ đào tạo([26]).

Công tác dạy nghề nông thôn được tăng cường, đã đào tạo nghề cho 58.775 người, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề năm 2020 đạt 35,4%, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn tỉnh lên 55%, đạt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra. Công tác xã hội hóa giáo dục ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm, đóng góp của toàn xã hội([27]), tạo điều kiện xây dựng các phân hiệu của Đại học Đông Á, Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Tôn Đức Thắng góp phần nâng cao chất lượng hệ thống trường lớp và đa dạng hóa các loại hình đào tạo.

Cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập đang từng bước triển khai. Các trường phân hiệu đại học, trường cao đẳng, trung cấp, cơ sở giáo dục thường xuyên đã chủ động trong công tác, đào tạo, bồi dưỡng([28]).

1.2. Hoạt động khoa học công nghệ ngày càng được quan tâm

Đã tập trung quán triệt, tuyên truyền, định hướng tăng cường năng lực tiếp cận để các cơ quan, đơn vị, người dân nhận thức đúng về bản chất, đặc trưng, các cơ hội và thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để có cách tiếp cận, giải pháp thực hiện phù hợp, hiệu quả.

Công tác quản lý và hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ trên địa bàn tỉnh từng bước được đổi mới phù hợp với yêu cầu thực tiễn, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống. Nhiều đề tài, dự án nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ được đưa vào sản xuất và đời sống([29]), nhiều mô hình điểm về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất được triển khai nhân rộng([30]). Hoạt động sở hữu trí tuệ và thông tin khoa học công nghệ phục vụ phát triển sản xuất cho người dân và doanh nghiệp([31]) được chú trọng.

Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ tiếp tục có sự phát triển cả về số lượng, chất lượng, đáp ứng yêu cầu tiếp cận khoa học công nghệ. Cơ chế, chính sách thu hút các nguồn nhân lực của xã hội để thực hiện chủ trương xã hội hóa khoa học và công nghệ được quan tâm chỉ đạo và triển khai có hiệu quả.

1.3. Công tác chăm sóc sức khỏe và phòng, chống dịch bệnh cho nhân dân ngày càng tiến bộ, cơ bản đáp ứng nhu cầu của người dân

Các bệnh viện tuyến tỉnh đã sử dụng có hiệu quả thiết bị để phục vụ cho công tác chẩn đoán, điều trị([32]). Công tác y tế dự phòng được triển khai đồng bộ, toàn diện và có hiệu quả. Mạng lưới y tế, đặc biệt là y tế cơ sở được củng cố và phát triển. Mạng lưới khám, chữa bệnh được bố trí theo các tuyến kỹ thuật từ thấp đến cao, bảo đảm tính liên tục về cấp độ chuyên môn, góp phần khắc phục tình trạng quá tải cho các bệnh viện tuyến trên. Các bệnh viện chuyên khoa([33]) đi vào hoạt động ổn định. Công tác xã hội hóa có nhiều chuyển biến tích cực, các cơ sở y tế tư nhân ngày càng tăng([34]), góp phần tích cực trong việc khám, chữa bệnh và giảm tải các bệnh viện công lập.

Các chương trình mục tiêu Y tế – Dân số triển khai có hiệu quả, tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi tiêm chủng đầy đủ hằng năm được duy trì ở mức 97%; tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ dưới 5 tuổi giảm còn 18,9%. Đến năm 2020, số bác sỹ/vạn dân đạt 8 bác sỹ; số giường bệnh/vạn dân đạt 27,4 giường; 100% xã có bác sỹ; tỷ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế đạt trên 90%; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm còn 11,5‰; tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế đạt trên 91,05% vào năm 2020.

1.4. Các hoạt động văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông hướng về cơ sở, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân

Đến năm 2020, có 78,5% hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa, tăng 9,83% và 78,5% thôn, làng, tổ dân phố đạt chuẩn văn hóa, tăng 7,18%; hệ thống thiết chế cơ sở đã có sự phát triển([35]). Công tác bảo tàng, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc được quan tâm, gắn với phát triển du lịch địa phương và bảo vệ tài nguyên môi trường([36]). Thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển thể dục thể thao. Công tác xã hội hóa lĩnh vực văn hóa, thể thao được đẩy mạnh đã góp phần mở rộng quy mô, đa dạng hóa các loại hình hoạt động.

Công tác quản lý nhà nước về bưu chính viễn thông ngày càng được tăng cường, tạo điều kiện cho thị trường bưu chính, viễn thông phát triển bền vững. Hệ thống thông tin liên lạc phục vụ chỉ đạo, điều hành của các cơ quan Đảng, Nhà nước đảm bảo thông suốt, kịp thời([37]), tỉnh đã quan tâm đầu tư hệ thống công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước([38]). Hệ thống văn bản pháp luật về công nghệ thông tin của tỉnh ngày càng đầy đủ và hoàn thiện… Hoạt động thông tin, báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình có những bước phát triển đáng kể, góp phần tích cực vào việc tuyên truyền và cung cấp thông tin kịp thời cũng như đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân.

1.5. Công tác an sinh xã hội được đảm bảo

Công tác giảm nghèo được quan tâm chỉ đạo đạt nhiều kết quả quan trọng. Tỷ lệ hộ nghèo từ 19,71% năm 2015 giảm còn dưới 4,5% vào cuối năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số từ 40,1% giảm còn dưới 6,25%. Cơ sở hạ tầng vùng nghèo, vùng đặc biệt khó khăn được quan tâm đầu tư; đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số chuyển biến tích cực, góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

Hệ thống an sinh xã hội phát triển đa dạng, ngày càng mở rộng và có hiệu quả. Công tác chăm lo cho các đối tượng bảo trợ xã hội được các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân trên địa bàn tỉnh quan tâm thực hiện. Thực hiện tốt chính sách đối với người có công với cách mạng, các gia đình thương binh, liệt sỹ([39]). Phát động phong trào toàn dân chăm lo cho gia đình thương binh, thân nhân liệt sỹ và người có công với cách mạng([40]).

Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em có nhiều chuyển biến tích cực; chế độ, chính sách cho trẻ em được thực hiện kịp thời, đúng đối tượng. Vai trò, trách nhiệm của chính quyền ở cơ sở đối với bảo vệ trẻ em được tăng cường, các vụ việc trẻ em bị xâm hại đều được các cơ quan chức năng điều tra, xét xử nghiêm minh. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho quần chúng nhân dân về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến sự tiến bộ của phụ nữ luôn được các cấp ủy, chính quyền quan tâm, đẩy mạnh.

Đã giải quyết việc làm cho 125.637 lao động, trong đó xuất khẩu lao động được 6.990 lao động (bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho 25.127 lao động); thông tin thị trường lao động ngày càng phát triển, tiếp cận được với người lao động.

Các chính sách dân tộc trên địa bàn được quan tâm thực hiện và đạt kết quả tích cực([41]). Đã huy động nhiều nguồn lực, lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội vùng sâu, vùng xa. Bộ mặt nông thôn chuyển biến rõ rệt, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao, đặc biệt ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới; văn hóa truyền thống của các dân tộc được gìn giữ và phát huy.

  1. Hạn chế, tồn tại

2.1. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học chưa được trang bị đủ, nhiều nơi còn thiếu phòng học, phòng chức năng. Chất lượng, hiệu quả của giáo dục đào tạo chưa đồng đều giữa các vùng; giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh vẫn còn hạn chế; an ninh học đường chưa đảm bảo, tình trạng bỏ học vẫn còn diễn ra. Chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực có trình độ cao còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa; chính sách thu hút nhân tài kết quả chưa cao. Công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung cấp trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn về nguồn tuyển sinh. Một số địa phương gặp khó khăn trong việc xã hội hóa giáo dục.

2.2. Trình độ và tiềm lực khoa học công nghệ còn thấp. Các nhiệm vụ khoa học công nghệ triển khai thiếu sự nhất quán theo định hướng phát triển của ngành, lĩnh vực; thiếu sự gắn kết, kế thừa với các nhiệm vụ khác để nhằm hướng tới các mục tiêu tổng thể mang tính đa mục tiêu phục vụ quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề cấp bách của cơ sở còn gặp nhiều khó khăn. Chưa có cơ chế, chính sách rõ ràng để khuyến khích các doanh nghiệp mạnh dạn tham gia vào hoạt động khoa học và công nghệ.

2.3. Nhân lực của ngành y tế còn thiếu, đặc biệt là bác sĩ, dược sĩ đại học, cán bộ y tế chuyên khoa sâu, cán bộ ở các đơn vị thuộc hệ y tế dự phòng và y tế cơ sở; cơ cấu cán bộ y tế chưa cân đối tại bệnh viện các tuyến, nguồn tuyển dụng cán bộ, bác sĩ còn thấp. Cơ sở vật chất ngành y tế ở tuyến cơ sở một số vùng còn thiếu, chưa đồng bộ, xuống cấp; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho trạm y tế xã còn hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ xây dựng xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế (giai đoạn 2011 – 2020). Công tác xã hội hóa trong lĩnh vực y tế còn hạn chế. Các vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn diễn ra phổ biến. Quản lý nhà nước đối với lĩnh vực hành nghề y, dược tư nhân còn nhiều hạn chế; còn để xảy ra vi phạm trong đấu thầu thuốc, mua sắm tài sản ngành y tế.

2.4. Thành tựu trong lĩnh vực văn hóa chưa tương xứng, chưa đủ để tác động có hiệu quả trong việc xây dựng con người và môi trường văn hóa lành mạnh. Các thiết chế văn hóa, cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu. Đầu tư cho hoạt động bảo tồn tinh hoa văn hóa còn thấp; chưa quan tâm đúng mức việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số, một số hủ tục chậm được xóa bỏ. Công tác xã hội hóa lĩnh vực văn hóa, thể thao còn hạn chế, các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong tỉnh, trong nước đầu tư, tài trợ để phát triển sự nghiệp văn hóa còn hạn chế.

Vẫn còn sự chênh lệch lớn về mức hưởng thụ và tiếp cận thông tin giữa các khu vực trên địa bàn các xã, một số vùng lõm không có sóng di động. Việc duy trì điểm Bưu điện – Văn hóa xã còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Số lượng xã, phường hiện có trạm truyền thanh không dây còn thấp, nhiều trạm truyền thanh được đầu tư từ lâu nên đã xuống cấp, hư hỏng. Đội ngũ cán bộ làm công tác tại các trạm truyền thanh cơ sở còn yếu và thiếu. Chất lượng phủ sóng tuyên truyền đến các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa cao. Nguy cơ mất an toàn thông tin mạng tại các cơ quan, đơn vị, địa phương vẫn còn tồn tại, do lĩnh vực an toàn thông tin mạng ngày càng phức tạp, nguồn lực cho an toàn thông tin chưa đáp ứng yêu cầu.

2.5. Kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn chậm phát triển. Một số chương trình, chính sách dân tộc đã được phê duyệt nhưng nguồn lực đầu tư phân bổ chưa đáp ứng, thậm chí chưa được cấp vốn thực hiện. Trình độ dân trí thấp, phương thức sản xuất còn phụ thuộc vào thiên nhiên.

Kết quả giảm nghèo chưa thật sự bền vững, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo đồng bào dân tộc thiểu số trong tổng số hộ nghèo còn cao; khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bào Kinh và đồng bào dân tộc thiểu số, giữa vùng thuận lợi và vùng khó khăn có xu hướng tăng.

Các thông tin về thị trường lao động còn hạn chế, chưa kết nối được giữa cung – cầu lao động. Công tác đào tạo nghề chưa đáp ứng được yêu cầu; cơ cấu ngành, nghề đào tạo lao động còn nhiều bất cập so với yêu cầu của nền kinh tế và của thị trường lao động. Công tác phân luồng và định hướng nghề nghiệp cho học sinh sau trung học cơ sở chưa đạt mục đích, yêu cầu đề ra. Việc phát triển hệ thống cơ sở dạy nghề, tỷ lệ lao động qua đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu, chất lượng đào tạo còn hạn chế.

III- VỀ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

  1. Thành tựu đạt được

1.1. Đẩy mạnh công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Tỉnh đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo và chấn chỉnh các hoạt động vi phạm pháp luật về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Tài nguyên khoáng sản được quản lý theo quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm đúng các quy định của pháp luật, các hành vi vi phạm được chấn chỉnh, xử lý kịp thời; đã tạo được quỹ đất phục vụ cho công tác kêu gọi đầu tư. Công tác giao đất, cho thuê đất được kiểm soát chặt chẽ([42]). Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cơ bản đáp ứng được yêu cầu của xã hội, góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân([43]); quản lý tài nguyên khoáng sản dần đi vào nền nếp.

1.2. Công tác quản lý về môi trường có nhiều chuyển biến tích cực

Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu được cấp ủy, chính quyền lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương và triển khai thực hiện hiệu quả([44]). Các cơ sở sản xuất kinh doanh quan tâm đầu tư công trình xử lý môi trường, lắp đặt hệ thống, thiết bị quan trắc tự động nhằm giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch đạt trên 99%; tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sạch đạt 95%.

1.3. Công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường được triển khai thường xuyên

Tập trung giải quyết sớm các vụ việc khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền; công tác khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân liên quan đến việc quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường được giải quyết kịp thời.

  1. Hạn chế, tồn tại

Việc hướng dẫn, áp dụng quy định pháp luật trong một số trường hợp, đặc biệt là trong công tác quản lý đất đai liên quan đến doanh nghiệp chưa đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa các cơ quan có thẩm quyền của địa phương và Trung ương. Công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vẫn có một số vấn đề bức xúc ở một số nơi, tình trạng khiếu kiện về đất đai vẫn còn nhiều, kéo dài, vẫn còn tình trạng một số doanh nghiệp sử dụng đất chưa hiệu quả; tình trạng khai thác khoáng sản trái phép nhỏ, lẻ (cát, đá xây dựng) còn xảy ra; một số tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn chưa thực hiện hoàn thiện hoặc không đầy đủ công tác bảo vệ môi trường. Việc xử lý rác thải sinh hoạt tại các địa phương chưa triệt để.

IV- VỀ QUỐC PHÒNG, AN NINH, NỘI CHÍNH, ĐỐI NGOẠI

  1. Thành tựu đạt được

1.1. Các nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương được triển khai thực hiện toàn diện, hiệu quả

Tập trung xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động của khu vực phòng thủ; chủ động phối hợp phát hiện và xử lý tốt các tình huống, góp phần giữ vững ổn định về an ninh chính trị, tạo điều kiện phát triển kinh tế – xã hội([45]). Sức mạnh tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang tỉnh được nâng lên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho các đối tượng được triển khai thực hiện nghiêm. Tổ chức giao quân hằng năm, đạt 100% chỉ tiêu. Chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới được giữ vững ổn định. Công tác xây dựng nền biên phòng toàn dân và thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh được quan tâm, phát huy tốt sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và quần chúng nhân dân trong xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia. Công tác phân giới – cắm mốc đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia; xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

1.2. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững

Triển khai đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp công tác giữ vững ổn định tình hình an ninh chính trị, không để xảy ra gây rối, biểu tình, bạo loạn. Chủ động nắm chắc tình hình “từ xa, từ cơ sở”, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh, xử lý có hiệu quả với các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước.

Công tác bảo vệ chính trị nội bộ được chú trọng; ý thức cảnh giác của cán bộ, đảng viên trước âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch được nâng lên; chủ động phát hiện, xử lý, ngăn chặn kịp thời các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; tăng cường công tác đảm bảo an ninh văn hóa – tư tưởng, an ninh kinh tế, an ninh thông tin và an ninh mạng trong tình hình mới. Công tác đấu tranh, phản bác các luận điệu sai trái, thù địch được quan tâm, kịp thời phát hiện, xử lý các hệ loại đối tượng và các vấn đề phức tạp trên không gian mạng.

Các chương trình mục tiêu quốc gia về phòng, chống tội phạm được triển khai đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở; chủ động đấu tranh, phòng, chống và làm giảm các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội([46]); hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh trật tự của các cấp chính quyền được nâng lên; phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và người dân tham gia đấu tranh phòng, chống, kéo giảm tội phạm và giảm thiểu tai nạn giao thông([47]). Các tranh chấp, khiếu kiện trong dân được giải quyết kịp thời, không để phát sinh “điểm nóng” về an ninh trật tự([48]).

1.3. Công tác cải cách tư pháp đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân

Các mục tiêu, nhiệm vụ cải cách tư pháp cơ bản được hoàn thành; tổ chức, bộ máy của các cơ quan tư pháp, bổ trợ tư pháp được củng cố, kiện toàn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ tư pháp ngày càng được nâng cao, cơ bản, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Chất lượng, hiệu quả công tác điều tra, xử lý tội phạm, công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, chất lượng xét xử ngày càng cao; việc tranh tụng tại các phiên tòa được chú trọng, hạn chế đến mức thấp nhất xảy ra oan, sai. Công tác kiểm tra, giám sát được tăng cường; cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị được quan tâm đầu tư.

1.4. Công tác phòng, chống tham nhũng được chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt và đạt được những kết quả nhất định; những vấn đề bức xúc của xã hội được quan tâm giải quyết, góp phần củng cố lòng tin của nhân dân vào Đảng bộ, chính quyền

Thực hiện đầy đủ, đồng bộ các giải pháp phòng ngừa tham nhũng; chú trọng phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng và trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra tham nhũng([49]). Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các lĩnh vực nhạy cảm, dễ xảy ra tham nhũng và dư luận xã hội quan tâm, phát hiện và xử lý, chấn chỉnh kịp thời các sai phạm([50]). Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp trong công tác tiếp dân, đối thoại với nhân dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; nhiều vụ việc khiếu nại phức tạp, kéo dài được xử lý dứt điểm, góp phần ổn định trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế, chức vụ có chuyển biến tích cực; nhiều vụ án tham nhũng được đưa ra xét xử nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; tài sản tham nhũng được thu hồi.

1.5. Hoạt động đối ngoại đạt nhiều kết quả tích cực

Hoạt động đối ngoại của tỉnh tiếp tục được triển khai có hiệu quả. Duy trì, củng cố, phát triển các mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế – xã hội với các tỉnh Đông Bắc Campuchia và Nam Lào, cũng như các tỉnh trong khu vực tam giác phát triển Campuchia – Lào – Việt Nam; mở rộng và đưa vào chiều sâu quan hệ hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế, cải thiện môi trường đầu tư, công tác vận động viện trợ, giao lưu hợp tác về thương mại, du lịch và văn hóa… Tăng cường kết nối, quảng bá, giới thiệu tiềm năng, lợi thế của tỉnh góp phần thu hút, kêu gọi đầu tư nước ngoài vào tỉnh. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Trung ương, của tỉnh về Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại, Quy chế quản lý đoàn ra, đoàn vào, giải quyết lãnh sự, quản lý người nước ngoài, quản lý nhà nước về biên giới, lãnh thổ quốc gia trên địa bàn tỉnh; hợp tác bảo vệ và xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định.

  1. Hạn chế, tồn tại

2.1. Công tác giáo dục quốc phòng toàn dân có mặt chưa tốt; nhận thức, trách nhiệm về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc của một bộ phận nhân dân và nhận thức chính trị của một bộ phận cán bộ, đảng viên còn hạn chế. Một số nhiệm vụ chưa được triển khai đồng bộ, nhất là công tác quản lý, giáo dục các hệ loại đối tượng tại cộng đồng… Chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân vững mạnh ở một số địa phương có mặt còn chưa cao.

2.2. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc chưa được phát triển sâu rộng, thường xuyên, chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới. Công tác nắm, phân tích, dự báo tình hình và triển khai các chủ trương, giải pháp bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh trong một số thời điểm, trên một số lĩnh vực chưa cụ thể, kịp thời theo hướng chuyên sâu. An ninh trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp. Các loại tội phạm, nhất là tội phạm về ma túy còn phức tạp. Tai nạn giao thông tuy được kiềm chế nhưng chưa bền vững và còn ở mức cao.

2.3. Đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ có chức danh tư pháp vẫn còn thiếu; tình trạng trả hồ sơ điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, án bị hủy vẫn còn xảy ra; chất lượng tranh tụng tại một số phiên tòa chưa cao. Đội ngũ cán bộ, phương tiện làm việc của các cơ quan tư pháp và hỗ trợ tư pháp còn thiếu, chưa phục vụ kịp thời, đầy đủ cho công tác đấu tranh chống tội phạm.

2.4. Một số giải pháp phòng ngừa tham nhũng chưa được tổ chức triển khai triệt để; công tác tự kiểm tra nội bộ, hoạt động giám sát phòng, chống tham nhũng của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền còn hạn chế, chưa phát hiện tham nhũng thông qua các nhiệm vụ này; tình trạng tham nhũng, “tham nhũng vặt” vẫn còn xảy ra, nhất là trên lĩnh vực quản lý ngân sách, đất đai, tài nguyên khoáng sản, đầu tư xây dựng cơ bản. Một số nơi, người đứng đầu cấp ủy, địa phương, đơn vị chưa phát huy tốt vai trò, trách nhiệm trong công tác tiếp dân, đối thoại với dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

2.5. Việc quảng bá, giới thiệu hình ảnh của tỉnh ra nước ngoài còn hạn chế, chủ yếu thông qua cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam; chưa kêu gọi được nhiều nguồn vốn nước ngoài hỗ trợ, đầu tư vào tỉnh. Quan hệ với các tỉnh bạn Lào, Campuchia chủ yếu vẫn là hoạt động trao đổi đoàn và hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ bạn, chưa khai thác hết tiềm năng, lợi thế của hai bên để phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.

V- VỀ THỰC HIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG, CHỈNH ĐỐN ĐẢNG

  1. Thành tựu đạt được

1.1. Tiếp tục coi trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, lý luận

Việc học tập, quán triệt các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương và của tỉnh được triển khai nghiêm túc; thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, giáo dục nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đến cán bộ, đảng viên. Chú trọng tuyên truyền nâng cao tinh thần cảnh giác, tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; kịp thời phát hiện, ngăn chặn các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Công tác điều tra nắm bắt, dự báo định hướng tư tưởng, tâm trạng, dư luận xã hội luôn được coi trọng và từng bước đi vào nền nếp. Tư tưởng của đa số cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân cơ bản ổn định.

Việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) của Đảng được các cấp ủy, tổ chức đảng nghiêm túc quán triệt, triển khai thực hiện với quyết tâm chính trị cao, gắn chặt chẽ với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Việc tổ chức kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) của Đảng cơ bản đạt yêu cầu đề ra. Sau kiểm điểm, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đã chú trọng nâng cao tinh thần trách nhiệm, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn, đổi mới lề lối làm việc; giữ gìn đạo đức, lối sống, bước đầu đã chủ động khắc phục những thiếu sót và tự sửa chữa khuyết điểm, điều chỉnh hành vi trong công tác và trong cuộc sống. Nhận diện rõ, sâu sắc hơn những biểu hiện suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên.

Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được đẩy mạnh, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong tu dưỡng, rèn luyện, nêu cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức công vụ, tận tụy với công việc của cán bộ, đảng viên. Các cấp, các ngành gắn việc học tập và làm theo gương Bác với các phong trào thi đua yêu nước và thực hiện nhiệm vụ chính trị của các địa phương, cơ quan, đơn vị; những sáng kiến, cách làm hay được thực hiện một cách hiệu quả. Từ thực tiễn, hằng năm đều xuất hiện nhiều điển hình tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu được các cấp biểu dương, khen thưởng([51]).

1.2. Quan tâm chỉ đạo công tác kiện toàn, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, củng cố tổ chức đảng và công tác đảng viên

Sau khi có Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII), Tỉnh ủy đã quán triệt và cụ thể hóa các nội dung thực hiện một cách sáng tạo, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đạt được nhiều kết quả nổi bật. Tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở đang từng bước được kiện toàn theo hướng tinh gọn, giảm đầu mối, giảm cấp phó, giảm cấp trung gian, tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy trong hệ thống chính trị([52]). Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của các tổ chức trong hệ thống chính trị được rà soát, bổ sung, hoàn thiện, từng bước khắc phục sự chồng chéo, trùng lắp; xác định rõ hơn thẩm quyền, trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân, nhất là người đứng đầu. Việc sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn gắn với tinh giản biên chế đã góp phần tiết kiệm chi thường xuyên, tăng chi đầu tư cho phát triển. Việc thực hiện Chương trình số 24-CTr/TU, ngày 07 tháng 10 năm 2016 của Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng gắn với tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh  được các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị quan tâm triển khai thực hiện và bước đầu đạt một số kết quả tích cực([53]). Tổ chức bộ máy từng bước được hoàn thiện gắn với tinh giản biên chế, sắp xếp và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; triển khai thực hiện nghiêm túc việc xây dựng vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan, đơn vị.

Chú trọng công tác xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ chức cơ sở đảng, nhất là đối với các tổ chức cơ sở đảng ở những địa bàn trọng yếu, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động của các tổ chức đảng, quy chế phối hợp giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị được phân định, điều chỉnh phù hợp, sát với nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị. Công tác phát triển đảng viên được các cấp ủy quan tâm; từ năm 2016 đến năm 2019, toàn Đảng bộ tỉnh kết nạp được 11.360 đảng viên mới, đạt 5,58%, bình quân mỗi năm kết nạp được 2.840 đảng viên, nâng tổng số đảng viên toàn Đảng bộ tỉnh lên 59.781 đảng viên([54]). Các thôn, làng, tổ dân phố trong toàn tỉnh đều có đảng viên và chi bộ; quan tâm bố trí, sắp xếp trưởng thôn, làng là đảng viên và bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn, làng([55]). Công tác đánh giá xếp loại chất lượng tổ chức đảng, đảng viên, tập thể, cá nhân lãnh đạo, quản lý hằng năm đảm bảo khách quan, đúng quy định của Đảng, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên.

1.3. Thực hiện nghiêm túc, đảm bảo đúng quy trình công tác cán bộ

Công tác cán bộ đã bám sát các quan điểm, nguyên tắc của Đảng và từng bước đi vào nền nếp. Tỉnh đã ban hành nhiều văn bản để triển khai thực hiện về công tác cán bộ theo đúng quy định và phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh. Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp, bố trí, luân chuyển, cán bộ được thực hiện cơ bản theo đúng quy hoạch; đã thực hiện quy hoạch 1.027 cán bộ nhiệm kỳ 2020 – 2025 và 2021 – 2026([56]). Công tác xét tuyển, tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức hằng năm được triển khai thực hiện chặt chẽ, đúng quy trình, đúng đối tượng. Việc lấy phiếu tín nhiệm cán bộ, trọng tâm là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo đúng nguyên tắc và hướng dẫn của Trung ương. Việc thực hiện chính sách cán bộ trong hệ thống chính trị tiếp tục được quan tâm, thực hiện kịp thời.

Việc tổ chức quán triệt, triển khai các quy định, hướng dẫn về công tác bảo vệ chính trị nội bộ được các cấp ủy, tổ chức đảng triển khai thực hiện nghiêm túc. Công tác thẩm tra, xác minh, kết luận vấn đề lịch sử chính trị, chính trị hiện nay của cán bộ, đảng viên được tổ chức thực hiện đúng quy trình, quy định.

1.4. Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng được chú trọng

Kịp thời tổ chức học tập, quán triệt và cụ thể hóa các văn bản của Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng. Các cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra các cấp và chi bộ đã xây dựng chương trình công tác kiểm tra, giám sát nhiệm kỳ và hằng năm, trong đó xác định rõ nội dung trọng tâm, lĩnh vực, địa bàn trọng điểm, có vấn đề phức tạp, nổi cộm để tập trung kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện đạt các chỉ tiêu đề ra.

Việc xử lý kỷ luật đối với tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm được thực hiện nghiêm minh([57]). Về phương pháp, quy trình có nhiều đổi mới, chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát từng b­ước được nâng lên. Đã tiến hành kiểm tra, xử lý nhiều vụ việc nổi cộm, bức xúc, dư luận quan tâm với thái độ kiên quyết, công khai kết quả xử lý, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí.

1.5. Tăng cường công tác dân vận của Đảng; công tác dân tộc, tôn giáo tiếp tục chuyển biến tích cực

Công tác dân vận có nhiều đổi mới, được triển khai thực hiện có hiệu quả với nhiều hình thức phù hợp; tăng cường tiếp xúc, đối thoại, kịp thời giải quyết thấu tình, đạt lý những bức xúc, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của nhân dân. Nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên đối với công tác dân vận được nâng lên. Công tác dân vận chính quyền được chú trọng. Đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo”, đã xuất hiện nhiều mô hình, điển hình có sức lan tỏa trong cộng đồng dân cư. Hệ thống dân vận các cấp được củng cố, kiện toàn, hoạt động hiệu quả. Phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” từng bước đi vào cuộc sống.

Huy động nhiều nguồn lực, lồng ghép các chương trình mục tiêu, dự án, ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội; đồng bào các dân tộc thiểu số được chăm lo về mọi mặt; các hộ thiếu đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt được quan tâm giải quyết; công tác xây dựng làng nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số đạt được kết quả quan trọng, bộ mặt nông thôn chuyển biến rõ nét. Văn hóa truyền thống của các dân tộc được gìn giữ và phát huy. Đoàn kết giữa các dân tộc tiếp tục được củng cố, góp phần ngăn chặn có hiệu quả hoạt động lợi dụng vấn đề dân tộc để phá hoại khối đại đoàn kết, làm mất ổn định chính trị – xã hội của các thế lực thù địch.

Các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo và công tác tôn giáo được thực hiện đúng và đầy đủ. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân được tôn trọng, đa số đồng bào có đạo thực hiện tốt trách nhiệm công dân; tham gia các phong trào thi đua yêu nước, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

1.6. Chú trọng đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng

Phương thức lãnh đạo của Đảng tiếp tục được đổi mới. Kịp thời cụ thể hóa quy định của Bộ Chính trị và các quy định khác của Đảng trong việc ban hành các quy chế, quy định, quy trình công tác đối với các đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng bộ trực thuộc, bảo đảm giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng; đồng thời, phát huy vai trò, trách nhiệm, tính năng động, sáng tạo của các tổ chức trong hệ thống chính trị. Việc đổi mới phong cách, lề lối làm việc của các cơ quan lãnh đạo của Đảng từ tỉnh đến cơ sở có nhiều chuyển biến. Thực hiện tốt chế độ tập thể lãnh đạo đi đôi với phát huy tính chủ động, sáng tạo và tinh thần trách nhiệm của cá nhân, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu.

Chú trọng đổi mới trong việc ban hành nghị quyết; coi trọng việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng. Cải cách thủ tục hành chính trong Đảng được chú trọng theo hướng đổi mới phong cách, lề lối làm việc từ tỉnh đến cơ sở, xây dựng phong cách làm việc khoa học, tập thể, dân chủ, gần dân, bám sát thực tiễn, nói đi đôi với làm; giảm bớt các thủ tục, giấy tờ, hội họp. Coi trọng, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng và đảng viên trong hệ thống chính trị nhằm chống tiêu cực, quan liêu, tham nhũng, “lợi ích nhóm”, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

  1. Hạn chế, tồn tại

2.1. Việc triển khai học tập, quán triệt, tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương và của tỉnh có lúc, có nơi còn chậm tiến độ; công tác bồi dưỡng, giáo dục nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ở một số cấp ủy chưa được quan tâm đúng mức; công tác điều tra, nắm bắt, dự báo, định hướng tư tưởng, tâm trạng, dư luận xã hội có lúc chưa kịp thời, còn bị động trước một số vấn đề bức xúc, nổi cộm phát sinh. Công tác phát hiện, nhân rộng gương điển hình tiên tiến; phê phán, đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, các hiện tượng tiêu cực, lãng phí, việc làm sai trái còn hạn chế, chưa thường xuyên.

2.2. Việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, khóa XII) về xây dựng Đảng gắn với đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ở một số nơi chưa thật sự đi vào chiều sâu, hiệu quả chưa cao. Việc thực hiện nguyên tắc tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt chi bộ có lúc, có nơi còn hình thức. Một bộ phận cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, thiếu gương mẫu trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên.

2.3. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của một số tổ chức đảng vẫn còn hạn chế; sức chiến đấu của một số chi bộ, đảng viên bị giảm sút. Sự chuyển biến về nội dung, chất lượng sinh hoạt chi bộ chưa đồng đều giữa các chi bộ, nhất là việc tổ chức sinh hoạt chuyên đề chưa được thường xuyên. Tỷ lệ phát triển đảng viên ở một số doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước còn thấp; việc thực hiện chủ trương thí điểm kết nạp chủ doanh nghiệp tư nhân vào Đảng đã tích cực chỉ đạo nhưng chưa thực hiện được. Số lượng tổ chức đảng, đoàn thể trong các doanh nghiệp được thành lập mới còn thấp; một số cấp ủy, tổ chức đảng chưa phát huy tốt vai trò hạt nhân lãnh đạo trong doanh nghiệp. Tình trạng đảng viên tự ý bỏ sinh hoạt đảng hoặc xin ra khỏi đảng có chiều hướng tăng.

2.4. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ; bố trí, sắp xếp, củng cố, kiện toàn cán bộ lãnh đạo, quản lý một số cơ quan, đơn vị chưa kịp thời; công tác tạo nguồn cán bộ một số nơi chưa chuẩn bị tốt, dẫn đến thiếu hụt đội ngũ cán bộ kế cận. Chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp huyện và cấp cơ sở có nơi chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

2.5. Việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra dấu hiệu vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên chưa nhiều, có những khuyết điểm, vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên chưa được phát hiện, kiểm tra và xử lý kịp thời, ảnh hưởng đến tác dụng, hiệu quả của công tác kiểm tra dấu hiệu vi phạm trong việc phòng ngừa, ngăn chặn khuyết điểm, sai phạm của tổ chức đảng và đảng viên. Chưa phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm của các tổ chức đảng trong hệ thống chính trị và nhân dân trong công tác kiểm tra, giám sát.

2.6. Công tác dự báo, nắm tình hình nhân dân và những vấn đề mới nảy sinh có lúc chưa sát, chưa kịp thời. Phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” ở một số nơi, một số lĩnh vực chưa được thực hiện đầy đủ. Quản lý nhà nước về công tác dân tộc, tôn giáo có mặt còn hạn chế. Một số vụ việc liên quan đến vấn đề tôn giáo, an ninh nông thôn, tranh chấp đất đai trong đồng bào dân tộc thiểu số ở cơ sở giải quyết chưa triệt để, còn lúng túng. Hiện tượng buông lỏng quản lý của một số chính quyền cơ sở đối với hoạt động của các tôn giáo vẫn còn.

VI- VỀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN

  1. Thành tựu đạt được

1.1. Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện tốt vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương. Duy trì tốt các kỳ họp, đảm bảo chất lượng cả về hình thức và nội dung; chất lượng chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp ngày càng được nâng cao, theo dõi việc thực hiện lời hứa sau chất vấn được thực hiện đúng quy định([58]). Tập trung đổi mới về hình thức và nội dung hoạt động, nâng cao chất lượng, hiệu quả; trong đó, các kỳ họp của Hội đồng nhân dân ngày càng thực chất, chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động giám sát, tiếp xúc cư tri, đối thoại với trẻ em, thường xuyên theo dõi, đôn đốc, giám sát việc giải quyết kiến nghị của cư tri, khiếu nại, tố cáo, phản ánh của công dân. Công tác tiếp công dân định kỳ và lắng nghe, giải quyết các kiến nghị của công dân được thực hiện theo đúng quy định([59]).

1.2. Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh thực hiện nhiệm vụ theo đúng quy định; triển khai tốt việc tiếp xúc cử tri trước và sau các kỳ họp Quốc hội khóa XIV. Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội; tăng cường sự gắn kết giữa hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp với kiểm tra, giám sát của của Đảng, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội và giám sát của nhân dân.

1.3. Kịp thời cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Chính phủ, của cấp ủy và của hội đồng nhân dân cùng cấp về phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh. Bộ máy chính quyền các cấp tiếp tục được quan tâm củng cố, kiện toàn, đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Quan tâm rà soát, sắp xếp, kiện toàn các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, thôn làng, tổ dân phố và đơn vị hành chính cấp xã theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII), đảm bảo thu gọn đầu mối, giảm bớt khâu trung gian, quản lý đa ngành, đa lĩnh vực([60]), gắn với tinh giản biên chế. Hoạt động của ủy ban nhân dân các cấp đảm bảo quản lý thống nhất và có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng, hoạt động theo hướng công khai, minh bạch và phát huy được vai trò, trách nhiệm của từng cá nhân trong quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện.

1.4. Công tác cải cách hành chính được quan tâm chỉ đạo và đạt được nhiều tiến bộ. Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 02-NQ/TU, ngày 01 tháng 7 năm 2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XV) về cải cách hành chính và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2016 – 2020. Đẩy mạnh thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông, gắn với thực hiện giải quyết thủ tục hành chính theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 tại các cơ quan, đơn vị, địa phương. Tỉnh đã thành lập và đưa vào hoạt động Trung tâm Phục vụ hành chính công để phục vụ nhu cầu giải quyết công việc cho tổ chức, công dân của tỉnh. Tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, nâng cao đạo đức công vụ của cán bộ, công chức và đạo đức nghề nghiệp của viên chức; thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh việc chấp hành các quy định về hành chính, nhất là thủ tục hành chính.

  1. Hạn chế, tồn tại

2.1. Hoạt động của hội đồng nhân dân các cấp vẫn còn một số hạn chế. Hoạt động giám sát của đại biểu, tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh chưa thật sự quyết liệt; việc theo dõi, đôn đốc giải quyết kiến nghị sau giám sát có lúc chưa thường xuyên; việc thảo luận và chất vấn  tại các kỳ họp vẫn còn tình trạng né tránh, ngại va chạm.

2.2. Hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền một số nơi chưa đạt yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; chưa phục vụ tốt người dân và các tổ chức, doanh nghiệp.

2.3. Trách nhiệm của người đứng đầu một số sở, ban, ngành, địa phương trong thực hiện phương châm hành động “Siết chặt kỷ cương hành chính, tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu, nâng cao chất lượng tham mưu, phối hợp của các cấp, các ngành” chưa nghiêm, nhất là công tác phối hợp tham mưu, đề xuất. Một số người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương còn thiếu gương mẫu, buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm, để xảy ra sai phạm trong chi tiêu tài chính; chưa quyết liệt trong chỉ đạo xử lý các sai phạm về kinh tế có dấu hiệu của tội phạm tham nhũng. Việc thực hiện các khâu trong công tác cán bộ khối chính quyền có nơi chưa đảm bảo theo quy định.

2.4. Công tác cải cách hành chính và thủ tục hành chính ở từng lĩnh vực cụ thể còn nhiều bấp cập và chưa đồng bộ. Nhận thức của các cấp, các ngành chưa thể hiện được quyết tâm cao nhất, thực hiện thiếu quyết liệt và còn lúng túng. Lề lối làm việc chậm cải tiến. Một số văn bản ban hành thiếu tính đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả thấp, nhất là các quy định về chế độ, chính sách không theo kịp với phát triển kinh tế – xã hội và đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống.

VII- VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VÀ CÁC ĐOÀN THỂ CHÍNH TRỊ – XÃ HỘI

  1. Thành tựu đạt được

1.1. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội từng bước đổi mới nội dung, phương thức hoạt động phù hợp với vai trò, chức năng, nhiệm vụ và tôn chỉ, mục đích hoạt động của từng tổ chức

Nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội từng bước được đổi mới và hiệu quả hơn, theo phương châm hướng về địa bàn dân cư. Thường xuyên chăm lo, giáo dục, nâng cao nhận thức cho đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tập trung bám địa bàn, bám dân, nhất là vùng trọng điểm về an ninh chính trị, vùng sâu, vùng xa. Công tác tuyên truyền, vận động được đẩy mạnh; phát huy tốt hơn vai trò tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; củng cố tổ chức, phát triển đoàn viên, hội viên; coi trọng công tác xây dựng lực lượng nòng cốt, cốt cán, người có uy tín trong tôn giáo và đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện tốt công tác đối ngoại nhân dân. Triển khai xây dựng và thực hiện có hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở, hương ước, quy ước ở thôn, làng, khu dân cư. Trong nhiệm kỳ, đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Gia Lai lần thứ X, nhiệm kỳ 2019 – 2024 và đại hội các đoàn thể chính trị – xã hội. Hoạt động của các hội quần chúng([61]) có nhiều chuyển biến; các phong trào thi đua yêu nước được các cấp hội tích cực hưởng ứng; công tác xây dựng, củng cố tổ chức hội được quan tâm; đội ngũ cán bộ các cấp hội cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

1.2. Các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động triển khai ngày càng đi vào cuộc sống; công tác giám sát, phản biện xã hội đạt được những kết quả tích cực

Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, thu hút đông đảo đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia, như: Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, các mô hình làng thanh niên, thôn, làng phụ nữ kiểu mẫu, chủ trương “Hằng tuần có 04 ngày làm việc ở cơ quan, 01 ngày làm việc ở cơ sở” và phương châm “Giảm cho không, tăng cho vay ưu đãi và hỗ trợ có điều kiện”… Sự phối hợp công tác giữa Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội với cấp ủy, các cơ quan nhà nước ngày càng đi vào thực chất và tạo điều kiện cùng nhau thực hiện tốt nhiệm vụ của tổ chức mình. Phát huy vai trò là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của đoàn viên, hội viên, tạo sự gắn kết giữa đoàn viên, hội viên với tổ chức.

Công tác giám sát, phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền được triển khai đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở với những nội dung, cách thức phù hợp, đảm bảo đúng quy định, quy trình, bước đầu đạt kết quả tích cực. Hiệu quả hoạt động, vai trò, vị thế của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội được thể hiện rõ nét. Công tác đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với các tầng lớp nhân dân được quan tâm thực hiện và đạt nhiều kết quả thiết thực.

  1. Hạn chế, tồn tại

– Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị – xã hội ở một số đơn vị cơ sở chậm đổi mới nội dung, phương thức, các hoạt động còn mang tính hình thức; chất lượng giám sát và phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền có mặt còn hạn chế; tỷ lệ tập hợp quần chúng vào tổ chức của một số đoàn thể chưa cao.

– Hoạt động của một số hội quần chúng còn hình thức, hiệu quả chưa cao; còn thụ động trong tổ chức các phong trào; tính tự nguyện, tự quản lý, tự trang trải kinh phí hoạt động còn hạn chế, còn tư tưởng dựa vào nhà nước.

– Một số phong trào thi đua, cuộc vận động từng lúc, từng nơi còn mang tính hình thức, phát triển chưa bền vững, chưa đi vào chiều sâu nên hiệu quả đạt được chưa như mong muốn.

– Công tác phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc với các tổ chức thành viên và cấp ủy, chính quyền các cấp có lúc, có việc chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ. Một số nơi cấp ủy, chính quyền chưa quan tâm đúng mức đến công tác mặt trận và các đoàn thể chính trị – xã hội.

VIII- ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT

  1. Thành tựu đạt được

Với sự quyết tâm phấn đấu của cả hệ thống chính trị, nỗ lực của các cấp, các ngành, của nhân dân toàn tỉnh, việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV (nhiệm kỳ 2015 – 2020) đã đạt được những thành tựu quan trọng, hoàn thành đạt và vượt 16/18 chỉ tiêu chủ yếu Nghị quyết đã đề ra (trong đó đạt 09 chỉ tiêu và vượt 07 chỉ tiêu)([62]).

Tình hình kinh tế – xã hội của tỉnh đạt được kết quả khá khả quan trên các lĩnh vực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, năm sau tăng khá hơn so với năm trước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Một số chương trình, dự án nông nghiệp được chú trọng thực hiện, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng có chuyển biến rõ nét; các chỉ tiêu về thu ngân sách nhà nước, giá trị sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tổng mức bán lẻ hàng hóa, kim ngạch xuất khẩu, tổng nguồn vốn huy động, cho vay, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đều tăng. Đầu tư công có nhiều tiến bộ, vốn được bố trí tập trung, có trọng tâm, trọng điểm. Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch được chú trọng. Công tác cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, hỗ trợ doanh nghiệp bước đầu có chuyển biến. Việc phát triển doanh nghiệp tiếp tục đạt kết quả tích cực nhờ nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, cắt giảm, sửa đổi các điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính; đầu tư khu vực tư nhân khởi sắc. Cơ sở hạ tầng xã hội được quan tâm đầu tư, thúc đẩy sự kết nối và lan tỏa giữa các địa phương. Xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tốt, đã huy động được nhiều nguồn lực cho nông thôn mới. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; thu nhập bình quân đầu người tăng; các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục – đào tạo, khoa học, công nghệ, an sinh xã hội, lao động, việc làm… tiếp tục có chuyển biến tích cực và được quan tâm đúng mức.

An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; công tác xây dựng, quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Công tác cải cách tư pháp đạt được nhiều kết quả, góp phần quan trọng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Công tác phòng, chống tham nhũng đạt được kết quả tích cực, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Hoạt động đối ngoại của tỉnh được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo, tích cực phối hợp thực hiện theo đúng đường lối, chủ trương đối ngoại của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được triển khai kịp thời. Công tác xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng, tạo nguồn, kết nạp đảng viên được quan tâm chỉ đạo. Các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương trong lĩnh vực xây dựng Đảng được triển khai kịp thời. Công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng được tiến hành dân chủ, khách quan, chặt chẽ, đúng quy trình, quy định; chất lượng, hiệu quả hoạt động kiểm tra, giám sát từng bước được nâng lên. Công tác dân vận, nhất là dân vận chính quyền tiếp tục chuyển biến. Đoàn đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp chú trọng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động. Hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp được nâng cao. Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị – xã hội các cấp triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm đề ra; tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, có nhiều mô hình mới, cách làm hiệu quả.

  1. Hạn chế và nguyên nhân

2.1. Hạn chế

Giá cả một số mặt hàng nông sản không ổn định (tiêu, cao su, cà phê…). Thu ngân sách địa phương để đảm bảo các cân đối còn khó khăn. Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn hạn chế, chưa tạo được sự lan tỏa. Kết quả xây dựng nông thôn mới chưa đạt mục tiêu phấn đấu. Các chương trình, dự án trong lĩnh vực nông nghiệp tuy có cố gắng nhưng chưa hình thành được nhiều mô hình có tính lan tỏa. Một số dự án đầu tư chậm triển khai. Các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước còn nhiều vướng mắc về lập thủ tục đầu tư và đất đai. Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số còn cao.

Công tác cải cách hành chính chưa được như mong muốn; vẫn còn tình trạng cán bộ, công chức gây phiền hà, nhũng nhiễu đối với người dân, doanh nghiệp. Phát triển du lịch còn chưa tương xứng với tiềm năng, chưa tạo ra được sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh. Tính chủ động trong thực hiện, phối hợp thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm của người đứng đầu một số ngành, địa phương, đơn vị chưa cao. Chất lượng, hiệu quả của giáo dục đào tạo chưa đồng đều giữa các vùng; tình trạng bỏ học vẫn còn diễn ra. Nhân lực của ngành y tế còn thiếu, đặc biệt là bác sĩ, dược sĩ đại học, cán bộ y tế chuyên khoa sâu. Cơ sở vật chất ngành y tế ở tuyến cơ sở một số vùng còn thiếu, xuống cấp.

Tình hình an ninh trật tự trên địa bàn vẫn còn diễn biến phức tạp. Công tác nắm, dự báo tình hình có lúc còn chậm; công tác phối hợp giữa các lực lượng có lúc chưa kịp thời.

Công tác xây dựng Đảng vẫn còn một số hạn chế nhất định. Công tác tư tưởng, lý luận có lúc chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Công tác nắm bắt tình hình tư tưởng, tâm trạng và dư luận xã hội có thời điểm chưa kịp thời. Chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát chưa cao, chưa đủ sức góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong nội bộ Đảng. Hiệu quả công tác dân vận, nhất là dân vận chính quyền còn chưa cao. Hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp có mặt chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ. Việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội tuy có sự chuyển biến tốt, nhưng có nơi vẫn còn chưa đáp ứng kịp yêu cầu.

2.2. Nguyên nhân

2.2.1. Nguyên nhân khách quan

Kinh tế nước ta tiếp tục hội nhập sâu rộng, với sự cạnh tranh gay gắt hơn và xu hướng bảo hộ gia tăng; thời tiết diễn biến bất thường và phức tạp, lũ lụt, hạn hán ngày càng nghiêm trọng, tác động của dịch bệnh Covid – 19 gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của doanh nghiệp và người dân.

Xuất phát điểm nền kinh tế của tỉnh thấp; cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ; dân trí thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các chính sách hỗ trợ, chương trình mục tiêu quốc gia nhiều nhưng không tập trung, mức hỗ trợ đầu tư một số chương trình thấp, huy động đóng góp của cộng đồng còn khó khăn nên thiếu tính bền vững. Giá cả các mặt hàng nông sản chủ lực trên địa bàn tỉnh biến động giảm mạnh, xảy ra dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi ảnh hưởng lớn đến đời sống, sản xuất của nhân dân và sự phát triển kinh tế của địa phương, đa số doanh nghiệp trên địa bàn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực kinh tế còn yếu; việc ban hành nhiều chính sách thuế mới của Trung ương đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc huy động nguồn thu ngân sách địa phương.

Các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước, nhất là số FULRO, “Tin lành Đê Ga” chưa từ bỏ âm mưu, ý đồ chống phá. Trong khi đó, trên địa bàn tỉnh các yếu tố tiềm ẩn phức tạp về an ninh trật tự, nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa được giải quyết triệt để.

2.2.2. Nguyên nhân chủ quan

Việc tập trung triển khai các kế hoạch, chương trình hành động của ngành nông nghiệp trong phát triển sản xuất nông nghiệp chưa có hiệu quả tốt. Việc thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn chậm. Công tác tìm kiếm thị trường xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn. Nguồn lực đầu tư còn hạn chế, công tác xã hội hóa lĩnh vực văn hóa – xã hội chưa được sự quan tâm đầu tư của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân.

Một số cấp ủy, tổ chức đảng chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc, toàn diện về vai trò, tầm quan trọng của nhiệm vụ xây dựng Đảng trong tình hình mới; chưa đặt công tác xây dựng Đảng ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị, có nơi có lúc còn coi nhẹ, nhất là tầm quan trọng, sự cần thiết phải tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, khóa XII) và Chỉ thị 05-CT/TW. Việc tiến hành kiểm điểm tự phê bình và phê bình, góp ý, kiểm điểm, nhất là đối với lãnh đạo cấp trên vẫn còn tâm lý nể nang, ngại va chạm.

Trình độ, năng lực, tinh thần trách nhiệm của một số cán bộ, đảng viên còn hạn chế, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao; tâm lý thụ động, ỷ lại, trông chờ vào cấp trên còn khá phổ biến, thiếu năng động sáng tạo, chưa tập trung đúng mức để giải quyết một số vấn đề bức xúc phát sinh.

  1. Bài học kinh nghiệm

Một là, giữ vững ổn định chính trị – xã hội, phát triển kinh tế – xã hội gắn kết chặt chẽ với đảm bảo quốc phòng, an ninh và giải quyết tốt việc bảo vệ môi trường sinh thái gắn với công tác ứng phó với biến đổi khí hậu; coi khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực là nền tảng quan trọng, là động lực cho phát triển kinh tế – xã hội.

Hai là, xây dựng và giữ gìn sự đoàn kết của các dân tộc trên địa bàn tỉnh, phát huy sức mạnh đồng thuận để thực hiện các chủ trương, chính sách của Trung ương và địa phương.

Ba là, chăm lo xây dựng hệ thống chính trị toàn tỉnh vững mạnh toàn diện; xây dựng đội ngũ cán bộ có tâm huyết, có quyết tâm chính trị, có khát vọng phát triển, dám nghĩ, dám làm; phát huy vai trò, trách nhiệm, nêu cao tinh thần nêu gương của người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị, địa phương; đề cao tính tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên.

Bốn là, phải khai thác, phát huy được những tiềm năng, lợi thế sẵn có gắn với đổi mới, sáng tạo, vận dụng linh hoạt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn của địa phương để huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Năm là, trong quá trình triển khai thực hiện, phải thường xuyên chú trọng công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện và chấn chỉnh, xử lý kịp thời, nghiêm khắc đối với các hành vi sai phạm.

 

Phần thứ hai

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU

NHIỆM KỲ 2020 – 2025

 

I- DỰ BÁO BỐI CẢNH TÌNH HÌNH

Tình hình thế giới những năm tới sẽ tiếp tục diễn biến hết sức khó lường. Hợp tác, cạnh tranh, đấu tranh và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước, nhất là giữa các nước lớn ngày càng tăng. Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin tiếp tục phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy sự phát triển nhảy vọt trên nhiều lĩnh vực, tạo ra cả thời cơ và thách thức đối với mọi quốc gia. Những vấn đề toàn cầu như an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp… đó là những yếu tố sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của Việt Nam.

Ở trong nước, sau gần 35 năm đổi mới, thế và lực, sức mạnh tổng hợp quốc gia, uy tín quốc tế của đất nước ngày càng được nâng cao, tạo ra những tiền đề quan trọng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong 05 năm tới, Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng hơn sẽ phải thực hiện đầy đủ các cam kết khi tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; trong khi đó, nền kinh tế phát triển chưa bền vững, còn nhiều khó khăn, thách thức; biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh ngày càng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước.

Đối với tỉnh ta, kế thừa những thành tựu đã đạt được, những kinh nghiệm từ thực tiễn, tranh thủ tối đa tiềm năng và lợi thế, khai thác có hiệu quả Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh và các tuyến đường: Hồ Chí Minh, Đông Trường Sơn, Quốc lộ 14, 19, phát triển mạnh du lịch gắn với khai thác tiềm năng, lợi thế về rừng, các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của địa phương; phối hợp, liên kết với các tỉnh Tây Nguyên, các tỉnh vùng duyên hải miền Trung, với cả nước và quốc tế để phục vụ phát triển kinh tế – xã hội là những nhân tố thuận lợi cơ bản trong thời gian đến. Tuy nhiên, Gia Lai vẫn đang đối mặt với những khó khăn, thách thức không nhỏ đó là quy mô nền kinh tế còn nhỏ, sức cạnh tranh và hội nhập kinh tế còn thấp, chênh lệch về phát triển kinh tế – xã hội giữa các vùng còn khá lớn, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội còn tiềm ẩn yếu tố phức tạp.

Tất cả những yếu tố nói trên sẽ tác động không nhỏ đến việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của tỉnh trong nhiệm kỳ 2020 – 2025, đòi hỏi cả hệ thống chính trị phải đoàn kết một lòng, ra sức phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức để hội nhập, phát triển, giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội và nâng cao đời sống của nhân dân trên địa bàn tỉnh.

II- QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

  1. Chiến lược và các chính sách phát triển của tỉnh được đặt trong quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng Tây Nguyên; đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với quy hoạch ngành, lĩnh vực quốc gia.
  2. Khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của địa phương, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tăng cường hợp tác với các địa phương trong vùng và cả nước; tập trung nghiên cứu để thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển hợp lý cả chiều rộng và chiều sâu; huy động, sử dụng tốt mọi nguồn lực để phát triển kinh tế – xã hội nhanh, bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái. Từng bước điều chỉnh tạo sự phát triển hài hòa, hợp lý giữa các vùng trong tỉnh, thu hẹp dần về khoảng cách và mức sống giữa các tầng lớp dân cư; chú trọng công tác xóa đói, giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe nhân dân, ổn định xã hội, tăng cường đoàn kết giữa các dân tộc. Thúc đẩy mạnh mẽ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo nhằm tận dụng tốt mọi cơ hội phát triển, nhất là Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, xây dựng kinh tế số, xã hội số.
  3. Tập trung phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh kết hợp với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh; xây dựng Gia Lai thành trung tâm của khu vực tam giác phát triển Campuchia – Lào – Việt Nam; giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia, duy trì quan hệ hữu nghị với các tỉnh láng giềng khu vực biên giới Việt Nam – Campuchia; bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp để từng bước ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng.
  4. Xây dựng Đảng bộ tỉnh trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; tăng cường sức mạnh; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; đổi mới phương thức, tác phong lãnh đạo. Nâng cao hiệu lực quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền các cấp và hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội.

III- MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU

  1. Mục tiêu tổng quát

Tiếp tục phát triển kinh tế – xã hội nhanh, hiệu quả và bền vững; nâng cao chất lượng tăng trưởng. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh dựa trên cách mạng công nghiệp lần thứ tư và kinh tế thị trường. Tập trung phát triển các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp chế biến, năng lượng tái tạo, du lịch; phát triển khu vực tư nhân; xây dựng năng lực đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo. Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính, các nguồn vốn đầu tư để phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, giữ vững ổn định chính trị. Xây dựng Đảng bộ tỉnh trong sạch, vững mạnh; nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát; giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương của Đảng. Tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy, nâng cao hiệu lực quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền các cấp và hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội. Xây dựng Gia Lai trở thành trung tâm khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực trong tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia.

  1. Các chỉ tiêu chủ yếu

2.1. Về kinh tế

(1) Tăng trưởng kinh tế (GRDP).

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) tăng bình quân 9,5% trở lên.

+ GRDP theo giá hiện hành đến năm 2025 đạt 136.616 tỷ đồng.

+ GRDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt 82,5 triệu đồng/người/năm.

+ Cơ cấu kinh tế đến năm 2025: Nông, lâm nghiệp, thủy sản 27,96%; công nghiệp – xây dựng 31,4%; dịch vụ 37,04%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp 3,58%.

+ Tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân đến năm 2025 đạt 55.000 tỷ đồng.

(2) Thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân hằng năm từ 11- 13%.

(3) Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 2,13%, kim ngạch nhập khẩu tăng 0,44%.

2.2. Về xã hội

(4) Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân <1%/năm.

(5) Số xã đạt chuẩn nông thôn mới đến năm 2025 đạt 120 xã.

– Số địa phương cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới đến năm 2025 là 07 địa phương([63]).

(6) Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65%.

(7) Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 94%.

(8) Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hằng năm đạt 1,1%.

(9) Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế đạt 95%; số bác sỹ/vạn dân đạt 9 bác sỹ và số giường bệnh/vạn dân đạt 28 giường bệnh.

(10) Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về giáo dục đạt 98%.

2.3. Về môi trường

(11) Diện tích rừng trồng mới 40.000 ha; tỷ lệ che phủ rừng đạt 47,41%.

(12) Tỷ lệ số hộ dân được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh đạt 98%.

(13) Tỷ lệ xử lý chất thải rắn đạt 97%.

2.4. Về xây dựng Đảng

(14) Hằng năm, tỷ lệ tổ chức cơ sở đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt 80% trở lên.

(15) Tỷ lệ kết nạp đảng viên hằng năm đạt 03% trở lên (tương đương 1.800 đảng viên/năm và 9.000 đảng viên/nhiệm kỳ).

 

Phần thứ ba

NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

 

I- NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ

  1. Ổn định tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế

Thực hiện có hiệu quả Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng và các đề án tái cơ cấu ngành, lĩnh vực theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh dựa trên cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân. Phát huy nội lực và sử dụng có hiệu quả nguồn lực bên ngoài, xây dựng thương hiệu và tham gia có hiệu quả vào cách mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.

Triển khai các giải pháp để huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển theo hướng tập trung, trọng tâm, trọng điểm, có sức lan tỏa. Chú trọng tính hiệu quả của kế hoạch đầu tư công. Tập trung vốn cho các công trình quan trọng, các công trình cần thiết để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành. Xây dựng hệ thống giao thông hiện đại để kết nối vùng nhằm tạo ra sự liên kết, thông suốt trong phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

  1. Phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới

Tăng cường thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tự động, thông minh. Xây dựng cơ chế, chính sách thực hiện tích tụ tập trung ruộng đất để cơ cấu lại ngành nông nghiệp; phát triển các vùng thâm canh, chuyên canh nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao. Xây dựng các vùng cây trồng, vật nuôi hàng hóa có lợi thế so sánh: Cà phê 97.200 ha, Cao su 60.000 ha, Hồ tiêu 12.300 ha, cây ăn quả 26.000 ha (trong đó chú trọng phát triển Bơ, Mít, Sầu riêng, Chuối, Thăng long, Chanh dây…) phát triển vùng trồng hoa 200 ha, dược liệu 3.000 ha (như: Hà thủ ô đỏ, Sa nhân, Đương quy, Nghệ vàng, Đẳng sân, Mật nhân, Lam kim tuyến…) và chăn nuôi gia súc gắn với chế biến sâu sản phẩm xuất khẩu. Xây dựng mạng lưới phân phối tiêu thụ và xây dựng thương hiệu sản phẩm trên thị trường quốc tế. Kiên quyết không mở rộng thêm diện tích và chuyển đổi dần các diện tích lúa, cao su, hồ tiêu, mía kém hiệu quả ở những nơi chịu ảnh hưởng mạnh của biến đổi khí hậu (khô hạn, thiếu nước tưới,…) sang cây ăn quả, rau củ quả, trồng cỏ chăn nuôi, trồng rừng sản xuất cây gỗ lớn, gỗ quý…

Tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ, tạo vùng nguyên liệu phục vụ nhu cầu chế biến; đưa khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào hoạt động có hiệu quả, chú trọng áp dụng các giống có tính ưu việt về năng suất, chất lượng, ít bị sâu bệnh, thích nghi với điều kiện của địa phương, nhất là giống rau xanh, củ quả, cây ăn trái và cây dược liệu, tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch đáp ứng yêu cầu liên kết, xuất khẩu và bảo đảm nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến trong tỉnh. Rà soát đánh giá, xác định lại các cây trồng cho sản phẩm chủ lực của tỉnh phù hợp với thị trường trong nước và quốc tế.

Thúc đẩy sản phẩm chủ lực OCOP (mỗi xã, phường một sản phẩm) của tỉnh gắn với thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, xây dựng hợp tác xã, mô hình Nông hội. Tập trung phát triển cây ăn trái, cây dược liệu ở các vùng đất phù hợp; phát triển vùng nguyên liệu tập trung gắn với công nghiệp chế biến, đảm bảo cung cấp cho các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh. Khuyến khích phát triển các mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân với hợp tác xã, doanh nghiệp.

Tăng cường thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tự động, thông minh. Xây dựng cơ chế, chính sách thực hiện tích tụ tập trung ruộng đất để cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển các vùng thâm canh, chuyên canh nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao.

Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến vào phát triển chăn nuôi; tiếp tục thúc đẩy việc lai tạo, phát triển chăn nuôi bò, heo, các loại gia cầm theo hướng công nghiệp tập trung quy mô lớn. Đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản theo điều kiện của từng vùng; tập trung phát triển sản xuất giống thủy sản có giá trị kinh tế cao.

Quản lý và có phương án sử dụng hiệu quả diện tích rừng hiện có của tỉnh. Chuyển mạnh phương thức sản xuất từ lâm nghiệp truyền thống sang lâm nghiệp xã hội về bảo vệ, phát triển rừng và quản lý rừng bền vững, đẩy mạnh việc giao đất, giao rừng (theo Luật Lâm nghiệp) cho các tổ chức, cá nhân. Ngăn chặn hiệu quả tình trạng phá rừng; đẩy mạnh trồng rừng kinh tế, khuyến khích trồng rừng gốc lớn nâng cao giá trị của sản phẩm rừng. Phấn đấu đến năm 2025 tỷ lệ che phủ rừng đạt 47,41%, bình quân mỗi năm trồng mới 8.000 ha. Triển khai có hiệu quả Khu Lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo đúng chủ trương của Chính phủ.

Tập trung xây dựng các công trình cấp và tạo nguồn, khắc phục hạn hán và phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Trong đó tập trung ưu tiên đầu tư các công trình thủy lợi lớn  như  Hồ Ea Thul (Ia Pa) tưới 7.700 ha, Suối Lơ (K’Bang) tưới 1.500 ha; Hồ Đăk Pờ Tó (Mang Yang) tưới 2.150 ha.

Tiếp tục đẩy mạnh Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân trong tỉnh; đảm bảo nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội phù hợp; hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến và phát triển thị trường tiêu thụ nông sản, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng và an ninh, trật tự được giữ vững, phấn đấu đến năm 2025 có 120 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

  1. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp – xây dựng, chú trọng phát triển công nghiệp chế biến

Phấn đấu đến năm 2025, giá trị sản xuất ngành công nghiệp đạt 39.950 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2021-2025 đạt 11,76%, tăng cao so với giai đoạn trước (tốc độ bình quân 2016-2020 đạt 8,58%); tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 55.000 tỷ đồng.

Tập trung phát triển công nghiệp chế biến, ưu tiên tập trung phát triển các nhà máy chế biến sản phẩm từ nông nghiệp; phát triển năng lượng tái tạo, công nghiệp năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời phù hợp với lợi thế của tỉnh. Tăng hàm lượng khoa học công nghệ và tỷ trọng giá trị nội địa trong sản phẩm; khai thác triệt để thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Hình thành các khu, cụm công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm quy mô lớn (các trung tâm chế biến nông sản) gắn với vùng nguyên liệu ổn định để phát triển sản xuất và chế biến sâu các sản phẩm có lợi thế về nguyên liệu trong vùng như cây ăn quả, cà phê, hồ tiêu, điều, cao su, bột giấy, ván nhân tạo, đồ gỗ xuất khẩu, hàng lâm sản, thủ công mỹ nghệ.

Tăng cường đầu tư xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; tạo điều kiện cho các nhà đầu tư vào sản xuất – kinh doanh; đẩy nhanh tiến độ để đưa Khu công nghiệp Nam Pleiku vào hoạt động, hình thành Khu công nghiệp phía Đông thành phố Pleiku khoảng 200ha (nằm trên trục đường quốc lộ 19, xã Kdang, huyện Đak Đoa) và phát triển các cụm công nghiệp dọc theo tuyến quốc lộ, đường Đông Trường Sơn, các tuyến tỉnh lộ có tính kết nối cao; tăng cường công tác quản lý hoạt động của các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

  1. Nâng cao chất lượng phát triển một số ngành dịch vụ có lợi thế, tập trung phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh

Hình thành, phát triển chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng, tiêu thụ trên địa bàn tỉnh. Triển khai các giải pháp đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu, gắn với xây dựng thương hiệu. Tổ chức tốt thị trường lưu thông hàng hóa, đảm bảo cung cầu hàng hóa, các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra thị trường; xử lý kịp thời các hành vi gian lận thương mại, buôn lậu, hàng giả, đặc biệt là lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm.

Triển khai các giải pháp đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong hoạt động xuất nhập khẩu; tăng tỷ trọng xuất khẩu qua chế biến đối với các mặt hàng chủ lực của tỉnh, gắn với xây dựng thương hiệu.

Tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Thực hiện tốt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Gia Lai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ, đa dạng hóa các hình thức đầu tư vào các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh, phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, đóng góp cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng phát triển dịch vụ. Tăng cường xúc tiến tuyên truyền quảng bá du lịch, khuyến khích liên kết vùng; có chính sách thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư vào du lịch trên địa bàn tỉnh. Chú trọng đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn, du lịch văn hóa – lịch sử… theo hướng bền vững; xác định cụ thể sản phẩm du lịch của tỉnh; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch. Phấn đấu đến năm 2025 đạt 2,1 triệu lượt khách, tốc độ tăng trưởng lượt khách bình quân đạt 16,8%, tổng doanh thu du lịch đến năm 2025 đạt 1.400 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân là 18,6%.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội làm cơ sở phát triển thương mại điện tử; thúc đẩy phát triển hạ tầng bưu chính theo hướng là hạ tầng chuyển phát và hạ tầng logistic để phục vụ cho phát triển thương mại điện tử và kinh tế số; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số. Phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông đồng bộ, chất lượng cao, tham gia vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, là nền tảng và động lực cho phát triển kinh tế – xã hội.

Khuyến khích các doanh nghiệp vận tải tích lũy, đầu tư, liên doanh, liên kết, phát triển mạnh về quy mô, đủ sức cạnh tranh. Nâng cao chất lượng vận tải, kêu gọi đầu tư phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. Tăng cường vai trò quản lý nhà nước về phương tiện người lái nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

  1. Huy động ngân sách, tài chính, ngân hàng, khai thác tốt các nguồn thu phục vụ cho phát triển

Đảm bảo khai thác các nguồn thu địa phương một cách hợp lý tích cực, bền vững phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế của từng địa phương. Nâng dần tỷ lệ tự cân đối, giảm phần bổ sung từ ngân sách cấp trên; đảm bảo cân đối ngân sách tích cực, phấn đấu tốc độ thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng bình quân từ 11 – 13%.

Phát triển các hoạt động dịch vụ ngân hàng, đảm bảo theo kịp tốc độ phát triển và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cũng như quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tiếp tục ưu tiên tập trung vốn cho các lĩnh vực ưu tiên, nhất là nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tăng cường quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng, chỉ đạo các ngân hàng thương mại tiết kiệm chi phí, giảm lãi suất, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.

  1. Chú trọng phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư

Tiếp tục triển khai sắp xếp các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp theo hướng tinh gọn, hiệu quả, gắn với công tác quản lý, bảo vệ rừng và phát triển nông thôn. Thực hiện sắp xếp Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Khai thác công trình thủy lợi theo đúng tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước.    

Chú trọng phát triển kinh tế tư nhân, tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp hình thành, phát triển, có năng lực cạnh tranh trên thương trường trong nước và quốc tế; có giải pháp, cơ chế ưu đãi để thu hút các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong nước và quốc tế đến đầu tư, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương.

Thu hút vốn FDI, xây dựng các tiêu chí về đầu tư để lựa chọn, ưu tiên thu hút đầu tư phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển của tỉnh. Triển khai cơ chế đánh giá an ninh và tiến hành rà soát an ninh đối với các dự án, hoạt động đầu tư nước ngoài có thể ảnh hưởng đến an ninh trên địa bàn. Đổi mới cơ chế, chính sách thu hút đầu tư; xây dựng, bổ sung cơ chế khuyến khích đối với các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, thực hiện tốt cam kết; phân biệt ưu đãi giữa các ngành, nghề đầu tư khác nhau.

Tập trung củng cố, tổ chức lại hoạt động của các hợp tác xã theo mô hình hợp tác xã kiểu mới; phát triển hợp tác xã theo hướng ứng dụng khoa học và công nghệ; xây dựng và phát triển sản phẩm có giá trị gia tăng cao và sản phẩm chủ lực của tỉnh; thực hiện sự liên kết hợp tác giữa hợp tác xã với doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác.

Tiếp tục triển khai có hiệu quả công tác cải cách hành chính và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2016 – 2020; phấn đấu chỉ số PCI của tỉnh đến năm 2025 nằm trong nhóm 20 tỉnh, thành có chỉ số PCI tốt nhất cả nước.

  1. Đẩy mạnh thực hiện chính sách phát triển vùng trong tỉnh và mô hình liên kết vùng khu vực Tây Nguyên và các tỉnh Duyên hải miền Trung

Hỗ trợ vốn đầu tư phát triển để các đô thị chỉnh trang nâng cấp và hoàn thiện hệ thống hạ tầng kinh tế – xã hội vùng động lực trong tỉnh. Tập trung thực hiện cơ chế phân cấp, ủy quyền cho vùng động lực. Phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh có 100% huyện được lập quy hoạch vùng huyện; 100% đô thị được rà soát, điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng; 100% xã có quy hoạch nông thôn mới.

Ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế – xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn. Khuyến khích, thu hút đầu tư, ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất trên địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện tốt chính sách định canh, định cư, công tác quy hoạch, sắp xếp, bố trí dân cư gắn với nhiệm vụ bảo đảm an ninh – quốc phòng.

  1. Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhất là các đô thị

Tăng cường huy động các nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư để tập trung phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, có hệ thống, có trọng điểm, kết nối với các trung tâm kinh tế lớn và các trục giao thông đầu mối, phối hợp với các địa phương kiến nghị Trung ương đẩy nhanh tiến trình đầu tư tuyến cao tốc Quy Nhơn – Pleiku – Kon Tum, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Bình Định và các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung.

Hình thành và phát triển mạng lưới đô thị có kết cấu hạ tầng đồng bộ trên địa bàn tỉnh theo định hướng quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng, quy hoạch tỉnh và các quy hoạch liên quan. Từng bước nâng cao chất lượng các đô thị hiện hữu và hình thành mới các đô thị ở các khu vực có tốc độ đô thị hóa nhanh, có hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cơ bản hoàn thiện và có nhiều động lực phát triển kinh tế – xã hội… Phấn đấu đến năm 2025, có 19 đô thị, trong đó tiếp tục hoàn thiện, nâng cao các tiêu chí đô thị loại I của thành phố Pleiku, xây dựng thành phố Pleiku theo hướng đô thị thông minh, là trung tâm phát triển kinh tế – xã hội với tính chất đô thị là cao nguyên xanh, vì sức khỏe con người, có chiến lược, chính sách hấp dẫn các nhà đầu tư để trở thành đô thị có tính lan tỏa lớn. Đồng thời, phát triển các đô thị vệ tinh (ở các huyện, thị xã) để trở thành các điểm sáng lan tỏa đến các khu vực nông thôn; phát triển xây dựng thị xã An Khê cơ bản đạt các tiêu chí và đủ điều kiện công nhận là đô thị loại III (là đô thị trung tâm khu vực phía Đông của tỉnh); phát triển xây dựng thị trấn Đak Đoa cơ bản đạt các tiêu chí và đủ điều kiện công nhận là đô thị loại IV.  Đối với thị xã Ayunpa, thị trấn Chư Sê (đô thị loại IV) và 14 đô thị loại V([64]) tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí theo quy định. Phấn đấu nâng cấp đơn vị hành chính thị trấn Chư Sê lên thành thị xã.

  1. Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện thuận lợi để phát triển

Tăng cường thúc đẩy quan hệ, hợp tác với các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, tổ chức phi chính phủ nước ngoài và tổ chức quốc tế tại Việt Nam nhằm nâng cao năng lực hội nhập của địa phương, hỗ trợ doanh nghiệp trong tỉnh kết nối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tiếp cận thông tin, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ra nước ngoài.

II- NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA – XÃ HỘI

  1. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục và đào tạo

Tập trung phát triển giáo dục đào tạo nguồn nhân lực gắn với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục – đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. Chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo từng cấp học và từng trình độ đào tạo; nâng cao chất lượng công tác phổ cập giáo dục. Chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn; quan tâm tạo điều kiện giải quyết việc làm cho lực lượng lao động đã qua đào tạo. Tăng cường nguồn lực xã hội hóa để đầu tư xây dựng và phát triển các trường học chất lượng cao, tạo điều kiện tốt cho các trường đại học có uy tín mở các phân hiệu đại học tại Gia Lai để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại tỉnh. Tăng cường chăm lo xây dựng con người Gia Lai phát triển toàn diện, trọng tâm là bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách, tạo môi trường văn hóa lành mạnh.

  1. Thực hiện tốt các chính sách về y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao chỉ số phát triển con người

Thực hiện tốt các hoạt động phòng, chống dịch, chủ động giám sát dịch tễ, không để dịch bệnh lớn xảy ra. Triển khai có hiệu quả các dự án thuộc Chương trình mục tiêu Y tế – Dân số. Tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng khám chữa, bệnh, đặc biệt tại tuyến y tế cơ sở, nâng cao chất lượng dịch vụ kỹ thuật y tế chuyên khoa sâu. Tăng cường đào tạo nhân lực y tế theo nhiều hình thức để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho y tế cơ sở và “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”. Cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm công khai, minh bạch trong quản lý khám, chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế. Khắc phục tình trạng quá tải ở bệnh viện tuyến tỉnh. Đầu tư phát triển y học cổ truyền, tăng cường phối hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại. Đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng các hình thức đầu tư, huy động nhiều nguồn lực để đầu tư phát triển toàn diện hệ thống y tế. Phát triển ngành dược liệu, sản xuất sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng và nguyên liệu làm thuốc.

  1. Tiếp tục quan tâm thực hiện chính sách xã hội, giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động, đảm bảo an sinh xã hội

Thực hiện kịp thời, đầy đủ, đúng chế độ, chính sách, chương trình, dự án để đảm bảo an sinh xã hội, trợ giúp xã hội. Phát triển hệ thống an sinh xã hội đa dạng, ngày càng mở rộng và có hiệu quả. Giải quyết tốt vấn đề việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động, đặc biệt là thanh, thiếu niên trong đồng bào dân tộc thiểu số.

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và sự quản lý, điều hành của chính quyền các cấp trong thực hiện giảm nghèo bền vững. Ưu tiên nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo bền vững, nhất là khu vực đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. Phấn đấu đưa tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giai đoạn 2016 – 2020 giảm bình quân 0,8%/năm; đến cuối năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 – 2020) dưới 1%; tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số giảm xuống dưới 5%.

Giai đoạn 2020 – 2025, hằng năm giải quyết việc làm cho 26.500 lao động, trong đó xuất khẩu 1.500 lao động. Đến năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65%.

  1. Đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ cơ chế quản lý, tổ chức, hoạt động khoa học công nghệ và sáng tạo

Tăng cường nguồn lực đầu tư cho khoa học và công nghệ; thu hút sự quan tâm của các ngành, địa phương, doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu khoa học, phát triển và đổi mới công nghệ; lấy doanh nghiệp làm trọng tâm để hỗ trợ và phát triển. Thực hiện tốt Kết luận số 50-KL/TW, ngày 03 tháng 5 năm 2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (khóa XI) về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó tập trung vào các lĩnh vực nông nghiệp, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, tự động hóa… Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu triển khai, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, đặc biệt ở vùng chuyên canh, vùng sản xuất tập trung và các sản phẩm có lợi thế của tỉnh… Tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ. Thực hiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp khởi nghiệp, chủ động đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh. Đẩy mạnh hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng, hoạt động chứng nhận trên địa bàn tỉnh.

  1. Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông

Phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, cách mạng, dân tộc thiểu số; nâng cao chất lượng, hiệu quả các cuộc vận động văn hóa, tổ chức có hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Đầu tư các thiết chế văn hóa của tỉnh, các công trình văn hóa gắn với các di sản văn hóa được UNESCO và Nhà nước tôn vinh. Khai thác, bảo tồn và tôn tạo các di sản văn hóa tiêu biểu gắn với phát triển du lịch và bảo vệ tài nguyên môi trường. Phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng; quan tâm phát triển thể thao thành tích. Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao.

Đẩy mạnh việc chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội; trọng tâm là xây dựng chính quyền điện tử tiến tới chính quyền số, chú trọng tăng cường năng lực bảo vệ, bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng. Đảm bảo hạ tầng kỹ thuật phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. Triển khai thực hiện Quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động tỉnh Gia Lai đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025. Quản lý thông tin và phát huy hiệu quả hoạt động truyền dẫn phát sóng, tần số vô tuyến điện và các dịch vụ công ích về bưu chính, viễn thông. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động in, xuất bản, phát hành trên địa bàn tỉnh.

III- NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong khai thác, sử dụng đất, nước, rừng, tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu trên địa bàn. Tăng cường công tác cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khai thác tài nguyên ở các ngành, doanh nghiệp kinh doanh dựa nhiều vào tài nguyên, các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm.

Tập trung xử lý triệt để các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu đô thị; chú trọng xử lý chất thải, thúc đẩy tái sử dụng, tái chế và sản xuất, thu hồi năng lượng từ chất thải, xây dựng, phát triển công nghiệp thân thiện với môi trường. Kiểm soát chặt chẽ các nguồn gây ô nhiễm; kiểm soát chất lượng không khí ở khu vực đô thị có mật độ dân cư cao. Phấn đấu đến năm 2025, thành phố Pleiku có hệ thống xử lý chất thải rắn, hệ thống xử lý nước thải đô thị với công nghệ hiện đại, phù hợp điều kiện địa phương.

Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, giám sát biến đổi khí hậu. Tiếp tục triển khai lồng ghép các vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vào trong các quy hoạch, kế hoạch, chương trình của tỉnh.

IV- NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP VỀ QUỐC PHÒNG, AN NINH, NỘI CHÍNH, ĐỐI NGOẠI

Quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm đường lối, chiến lược quốc phòng, chiến lược an ninh quốc gia của Đảng, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên về nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương. Tăng cường giáo dục, truyền thông, thông tin nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự chuyển biến về hành động, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của toàn dân trong đảm bảo quốc phòng, an ninh. Khảo sát, lập đề án xây dựng khu căn cứ Hậu cần – Kỹ thuật cấp tỉnh, huyện trong nhiệm kỳ. Tập trung xây dựng các tiềm lực trong khu vực phòng thủ, trong đó lấy “thế trận lòng dân” vững chắc, làm nền tảng cho thế trận an ninh nhân dân, kết hợp có hiệu quả với thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chú trọng xây dựng lực lượng vũ trang “chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, làm tốt công tác nắm tình hình, chủ động phòng ngừa và đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả âm mưu, hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch, bọn phản động, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Tăng cường công tác đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, bọn phản động; chủ động phát hiện các loại tội phạm mới, tội phạm sử dụng công nghệ cao và các vấn đề trên không gian mạng, không để bị động, bất ngờ. Đẩy mạnh Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; huy động sức mạnh tổng hợp toàn dân tham gia vào các chương trình phòng, chống tội phạm; ngăn chặn, kéo giảm tội phạm; thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội, nhất là kiềm chế và kéo giảm 03 chỉ số về tai nạn giao thông.

Tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng các cơ quan tư pháp, bổ trợ tư pháp trong sạch, vững mạnh về mọi mặt. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ có chức danh tư pháp đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm và hội nhập quốc tế, khu vực trong tình hình mới. Nâng cao chất lượng hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và hoạt động bổ trợ tư pháp, đảm bảo xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm. Quan tâm phối hợp hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác của các cơ quan tư pháp, bổ trợ tư pháp; đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bổ trợ tư pháp. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy và vai trò giám sát của hội đồng nhân dân, mặt trận Tổ quốc đối với hoạt động của các cơ quan tư pháp.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Triển khai thực hiện đồng bộ, toàn diện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng; công khai, minh bạch, kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Phát huy vai trò, trách nhiệm, tính tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị, địa phương trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; trong tiếp công dân, lắng nghe ý kiến của dân, đối thoại với dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của dân. Quản lý, giám sát cán bộ, công chức, viên chức; công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra lĩnh vực phòng, chống tham nhũng; làm tốt công tác tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về tham nhũng, tiêu cực. Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của các cơ quan dân cử, mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị – xã hội, các cơ quan truyền thông và nhân dân trong tham gia phát hiện, tố giác tham nhũng, tiêu cực.

Tiếp tục quán triệt, đẩy mạnh triển khai thực hiện công tác đối ngoại theo chủ trương đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Nâng cao hiệu quả quản lý các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh, tích cực hội nhập quốc tế với trọng tâm là ngoại giao kinh tế, đẩy mạnh mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác kinh tế với các nước. Duy trì quan hệ hữu nghị, hợp tác với các tỉnh bạn Lào, Campuchia, bảo vệ biên giới lãnh thổ hòa bình, ổn định, phát triển kinh tế – xã hội khu vực biên giới.

Chủ động xây dựng và triển khai các kế hoạch hành động về công tác thông tin đối ngoại, đổi mới, nâng cao chất lượng công tác thông tin đối ngoại nhằm tăng cường quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Tiếp tục kêu gọi, vận động các nguồn vốn nước ngoài hỗ trợ, đầu tư vào tỉnh, tăng cường công tác quản lý phi chính phủ nước ngoài. Làm tốt công tác người Việt Nam ở nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng gắn bó, đóng góp cho tỉnh nhà. Thực hiện tốt công tác bồi dưỡng cán bộ làm công tác đối ngoại địa phương.

V- NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP VỀ XÂY DỰNG, CHỈNH ĐỐN ĐẢNG

  1. Tập trung đổi mới công tác tư tưởng, lý luận

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung, hình thức công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng; nâng cao nhận thức trong toàn Đảng bộ tỉnh về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng và sự cần thiết của việc học tập, nghiên cứu, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đa dạng hóa hình thức tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền, phổ biến và xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, nhất là tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và tuyên truyền miệng. Tích cực đổi mới nội dung chương trình và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý; nâng cao chất lượng công tác tư tưởng và định hướng dư luận xã hội; kịp thời phát hiện, ngăn chặn các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ gắn với thực hiện hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, khóa XII) của Đảng và Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị. Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch.

  1. Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng và xây dựng đội ngũ đảng viên thực sự tiên phong, gương mẫu

Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của cấp ủy các cấp. Kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức cơ sở đảng. Đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, đảng bộ, đảm bảo thực chất, hiệu quả; chú trọng xây dựng, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các chi bộ thôn, làng, đặc biệt là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nâng cao chất lượng công tác phát triển Đảng, nhất là đảng viên trẻ, đảng viên nữ, đảng viên người dân tộc thiểu số; chú trọng kết nạp người tại chỗ ở các thôn, làng, tổ dân phố, phấn đấu tiến đến các chi bộ thôn, làng, tổ dân phố đều có chi ủy; trưởng thôn, làng, tổ dân phố đều là đảng viên. Thường xuyên rà soát, đánh giá đúng thực trạng, đề ra các giải pháp phù hợp để từng bước hoàn thiện mô hình hoạt động của các tổ chức đảng. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác xây dựng Đảng ở các cấp, nhất là cán bộ trong diện quy hoạch. Bám sát thực tiễn và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

  1. Thực hiện đồng bộ các khâu của công tác cán bộ

Nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ của tỉnh, nhất là cán bộ chủ chốt có phẩm chất và năng lực, trách nhiệm với nhân dân, đủ sức lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới. Chú trọng công tác đánh giá, quy hoạch, đào tạo, quản lý, sử dụng cán bộ, trong đó phải chú trọng đến cán bộ chủ chốt các cấp và cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số. Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định, hướng dẫn về công tác bảo vệ chính trị nội bộ Đảng, bảo vệ nền tảng tư tưởng, đường lối, quan điểm, nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt của Đảng, bảo vệ đội ngũ cán bộ, đảng viên. Tăng cường công tác quản lý cán bộ, đảng viên, phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp có vấn đề về chính trị, chính trị hiện nay; gắn công tác bảo vệ chính trị nội bộ với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng bộ máy của hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, nhất là đối với người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức đảng, tổ chức nhà nước. Tiếp tục quan tâm thực hiện tốt chính sách đối với cán bộ.

  1. Đẩy mạnh kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị

Tiếp tục đổi mới việc sắp xếp tổ chức bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần các nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII). Sơ kết, tổng kết các mô hình thí điểm về tổ chức bộ máy để nhân rộng những mô hình mới có hiệu quả. Đẩy mạnh tinh giản biên chế gắn với nâng cao chất lượng và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm.

  1. Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, tăng cường kỷ cương, kỷ luật của Đảng

Tiếp tục nâng cao nhận thức của cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng về công tác kiểm tra, giám sát, để lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm trong công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng. Tích cực hoàn thiện phương pháp, quy trình kiểm tra, giám sát, bảo đảm đồng bộ, nghiêm minh, đúng nguyên tắc, trình tự, thẩm quyền. Nâng cao chất lượng phối hợp thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng giữa ủy ban kiểm tra với các tổ chức đảng và cơ quan liên quan.

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra các cấp và chi bộ; tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các tổ chức đảng ở các cơ quan nhà nước, các đơn vị kinh tế và các lĩnh vực dễ xảy ra sai phạm; chú trọng kiểm tra, giám sát người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị- xã hội trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống.

Xử lý kịp thời, nghiêm minh những tổ chức đảng, đảng viên vi phạm Cương lĩnh Chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, những hành vi dung túng, bao che khuyết điểm, vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên, công khai kết quả xử lý; tăng cường chỉ đạo thực hiện nghiêm các kết luận kiểm tra, giám sát để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của công tác kiểm tra, giám sát.

Quan tâm kiện toàn ủy ban kiểm tra và cán bộ làm công tác kiểm tra tương xứng, ngang tầm với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kiểm tra; gắn đào tạo, quy hoạch với luân chuyển cán bộ để tạo nguồn cán bộ kiểm tra; quan tâm thực hiện tốt chế độ chính sách đối với cán bộ kiểm tra.

  1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của hệ thống chính trị và tăng cường công tác dân vận

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền thường xuyên, sâu rộng về công tác dân vận; tăng cường bám, nắm cơ sở, kịp thời nắm bắt tình hình nhân dân để có chủ trương, biện pháp giải quyết có hiệu quả những vấn đề nảy sinh ngay từ cơ sở. Tiếp tục nâng cao tinh thần, trách nhiệm thực hiện công tác dân vận của cả hệ thống chính trị, nhất là cán bộ trực tiếp phụ trách công tác dân vận trong các cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp; tăng cường tiếp xúc, đối thoại, giải quyết kịp thời kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân và những bức xúc trong nhân dân.

Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở; đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo”, gắn với việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Tăng cường kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các văn bản về công tác dân vận.

Tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên về công tác dân tộc, tôn giáo. Thực hiện hiệu quả, phù hợp các chính sách về dân tộc. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo. Tạo môi trường pháp lý đầy đủ để các tôn giáo hoạt động đúng pháp luật, vừa tạo điều kiện cho công tác quản lý. Tiếp tục củng cố, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng đồng bào có đạo.

  1. Tập trung đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị

Đổi mới phong cách, lề lối làm việc từ tỉnh đến cơ sở, xây dựng phong cách làm việc khoa học, bàn bạc tập thể, thảo luận dân chủ, gần dân, bám sát thực tiễn, nói đi đôi với làm, gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tăng cường lãnh đạo tập thể, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo và trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu. Thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, nguyên tắc tự phê bình và phê bình. Chú trọng đổi mới việc ban hành các chỉ thị, nghị quyết và tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt thực hiện chỉ thị, nghị quyết của Đảng theo hướng thiết thực, ngắn gọn, khả thi, có nguồn lực để thực hiện, sát thực với tình hình của tỉnh.

VI- NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP VỀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2021 – 2026 đảm bảo dân chủ, đúng pháp luật và đạt kết quả tốt. Tiếp tục kiện toàn bộ máy cơ quan Nhà nước ở các cấp của tỉnh theo hướng tinh, gọn, quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, có hiệu lực và hiệu quả, gắn với tinh giản biên chế. Phát huy vai trò, trách nhiệm và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hội đồng nhân dân các cấp và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh.

Thực hiện quyết liệt và đồng bộ chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2020 – 2030. Tiếp tục phân cấp quản lý cho các cấp chính quyền và cơ quan, đơn vị gắn với theo dõi, giám sát, kiểm tra thường xuyên; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính gắn với thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và công tác dân vận chính quyền. Đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ đối với các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp. Đổi mới quản lý, điều hành của chính quyền các cấp theo hướng công khai, dân chủ, thân thiện và gần dân. Siết chặt kỷ cương hành chính, tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu, nâng cao chất lượng tham mưu, phối hợp của các cấp, các ngành.

Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức gắn với quan tâm ban hành cơ chế, chính sách để thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao, khuyến khích và thu hút người tài. Thực hiện chuẩn hóa cán bộ, công chức, viên chức theo đúng quy định. Duy trì thực hiện thanh tra, kiểm tra công tác cán bộ. Thực hiện tốt công tác tiếp công dân định kỳ và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của tổ chức và công dân theo đúng quy định của pháp luật.

VII- NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VÀ CÁC ĐOÀN THỂ CHÍNH TRỊ – XÃ HỘI

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền giáo dục chính trị, tư tưởng cho đoàn viên, hội viên và nhân dân. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; đa dạng hóa các hình thức tập hợp quần chúng vào tổ chức; quan tâm phát huy dân chủ, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân; triển khai có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước. Tổ chức các hội nghị, cuộc họp, việc sơ kết, tổng kết và các hoạt động khác theo cụm, theo khu vực để thu hút đông đảo đoàn viên, hội viên tham gia; thực hiện có hiệu quả việc phân công các thành viên, ủy viên ban chấp hành cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã thuộc tổ chức mình dự sinh hoạt chi hội, chi đoàn, ban công tác mặt trận các thôn, làng, tổ dân phố. Triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung giám sát, phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với cán bộ, đoàn viên, hội viên, nhân dân.

Quan tâm chăm lo xây dựng, củng cố tổ chức đoàn, hội gắn với tập hợp và phát triển đoàn viên, hội viên. Tập trung triển khai các mô hình làng thanh niên, làng phụ nữ kiểu mẫu, xây dựng các tổ chức đoàn, hội vững mạnh. Thực hiện tốt phương châm “Hằng tuần có 04 ngày làm việc ở cơ quan, 01 ngày làm việc ở cơ sở” và phương châm “Giảm cho không, tăng cho vay ưu đãi và hỗ trợ có điều kiện” trong việc giảm nghèo bền vững cho đoàn viên, hội viên. Thực hiện tốt nội dung Sổ tay tuyên truyền Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”. Tích cực tham gia thực hiện tốt nội dung Đề án “Mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2018 – 2020, định hướng đến năm 2030”. Nâng cao vai trò của mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội các cấp trong việc tuyên truyền, hướng dẫn xây dựng mô hình hợp tác xã kiểu mẫu trong toàn tỉnh.

Trong nhiệm kỳ Đại hội XVI, cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện một số chương trình trọng tâm sau:

Một là, tập trung xây dựng nguồn nhân lực; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.

Hai là, tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhất là hạ tầng các vùng động lực.

Ba là, đẩy mạnh thu hút các nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp chế biến, công nghiệp năng lượng tái tạo và du lịch.

Các chương trình trên phải được thể chế hóa bằng các nghị quyết chuyên đề hoặc đề án cụ thể của Tỉnh ủy.

*                 *

*

Đại hội kêu gọi toàn Đảng bộ, quân và dân các dân tộc trong tỉnh Đoàn kết – Dân chủ – Kỷ cương – Sáng tạo – Phát triển, tiếp tục phát huy những thành tựu đạt được, nỗ lực khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu nhiệm vụ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đề ra.

 

        BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH KHÓA XV

       NHIỆM KỲ 2015 – 2020

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục 1

KẾT QUẢ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XV, nhiệm kỳ 2015 – 2020

 

CHỈ TIÊU CHỦ YẾU Đơn vị tính Mục tiêu Nghị quyết Đại hội XV Ước thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội XV

(đến năm 2020)

So với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh XV
I- CHỈ TIÊU KINH TẾ
1. Tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân/năm (theo giá so sánh năm 2010) % 7,5 7,93 Vượt
2. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tăng bình quân hằng năm % 9-10 9,76 Đạt
3. Cơ cấu kinh tế (Tổng VA) % 100 100 Đạt
– Nông lâm nghiệp thủy sản % 37,25 34,48
– Công nghiệp – Xây dựng % 28,90 29,34
– Dịch vụ % 33,85 36,18
4. Kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 630 630 Đạt
5. GRDP bình quân đầu người Triệu đồng/

người/năm

54,4 52,75 Không đạt
6. Diện tích rừng trồng mới hằng năm và độ che phủ của rừng  
– Trồng mới bình quân hằng năm ha 800 5.054 Vượt
– Độ che phủ của rừng (bao gồm cả cây công nghiệp dài ngày) % 46,6 46,79 Đạt
II- CHỈ TIÊU XÃ HỘI
1. Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn giai đoạn 2016 – 2020) % 7,0 <4,5 Vượt
2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hằng năm % 1,20 1,15 Vượt
3. Tỷ lệ đi học đúng độ tuổi ở cấp THCS % 91,5 91,5 Đạt
4. Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh % 95 95 Đạt
5. Số xã đạt chuẩn nông thôn mới 70 81 Vượt
6. Tỷ lệ số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia % 100 100 Đạt
7. Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 55 55 Đạt
8. Tỷ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế và số bác sỹ/vạn dân
– Tỷ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế % 61,3 90 Vượt
– Số bác sỹ/vạn dân Bác sỹ 8 8 Đạt
III- CHỈ TIÊU XÂY DỰNG ĐẢNG
1. Tỷ lệ tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch vững mạnh hằng năm % >50  
2. Tỷ lệ kết nạp đảng viên mới hằng năm/tổng số đảng viên % 5 5,74 Vượt

Phụ lục 2

 

MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU 5 NĂM (2020 – 2025)

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XVI biểu quyết thông qua

 

CHỈ TIÊU CHỦ YẾU Đơn vị tính Ước thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội XV

(đến năm  2020)

Mục tiêu Nghị quyết Đại hội XVI

(đến năm 2025)

I- CHỈ TIÊU KINH TẾ
1. Tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân/năm (theo giá so sánh năm 2010) % 7,93 9,5 trở lên
2. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tăng bình quân hằng năm % 9,76 11 – 13
3. Cơ cấu kinh tế (Tổng VA) % 100
– Nông lâm nghiệp thủy sản % 34,48 27,96
– Công nghiệp – Xây dựng % 29,34 31,4
– Dịch vụ % 36,18 37,04
– Thuế sản phẩm trừ trợ cấp % 3,58
4. Kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 630 700
5. GRDP bình quân đầu người Triệu đồng/

người/năm

52,75 82,5
6. Diện tích rừng trồng mới hằng năm và độ che phủ của rừng  
– Trồng mới bình quân hằng năm ha 5.054 8.000
– Độ che phủ của rừng (bao gồm cả cây công nghiệp dài ngày) % 46,7 47,41
7. Tỷ lệ đô thị hóa % 35
II- CHỈ TIÊU XÃ HỘI
1. Tỷ lệ hộ nghèo % < 4,5 <1
2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hằng năm % 1,15 1,1
3. Tỷ lệ đi học đúng độ tuổi ở cấp THCS % 91,5 97
4. Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh % 95 98
5. Số xã đạt chuẩn nông thôn mới 81 120
– Số địa phương cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới địa phương 07
6. Tỷ lệ số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia % 100 100
7. Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 55 65
8. Tỷ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia về giáo dục % 98
9. Tỷ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế và số bác sỹ/vạn dân
– Tỷ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế % 90 95
– Số bác sỹ/vạn dân Bác sỹ 8 9
III- CHỈ TIÊU XÂY DỰNG ĐẢNG
1. Tỷ lệ tổ chức cơ sở đảng hằng năm đạt “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” % >80
2. Tỷ lệ kết nạp đảng viên hằng năm % >3

 

([1]) So với đầu nhiệm kỳ, ngành nông, lâm, thủy sản giảm 3,6%; ngành công nghiệp xây dựng tăng 2,18%,  dịch vụ tăng 1,42%. So với mục tiêu Đại hội XV đề ra, ngành nông lâm thủy giảm 0,81%; ngành công nghiệp xây dựng giảm 0,05%,  dịch vụ tăng 0,76%.

([2]) Đến nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 1.262 ha cây rau, quả, chè, cà phê… được chứng nhận sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobGAP, hữu cơ.

([3]) Giai đoạn 2016 – 2020 có 15 dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với tổng vốn đăng ký 2.370 tỷ đồng, chấp thuận cho 26 nhà đầu tư nghiên cứu, khảo sát dự án tổng số vốn đăng ký khoảng 4.255 tỷ đồng.

([4]) Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 165 cánh đồng lớn với diện tích 8.840,93 ha của 3.607 hộ dân và 08 doanh nghiệp; 03 vùng liên kết sản xuất rau an toàn tiêu chuẩn VietGAP; 01 vùng liên kết sản xuất bơ tiêu chuẩn VietGAP; công ty Đồng Giao và 07 hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn các huyện Đak Đoa và Ia Grai để liên kết sản xuất với diện tích 409 ha với 450 hộ tham gia. Ngoài ra, thực hiện chuyển đổi cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác như: Ngô, rau, đậu, hoa các loại… với diện tích 3.116,58 ha; tái canh một số cây trồng vượt quy hoạch (cà phê, cao su, hồ tiêu); hình thành các khu vực trồng cây ăn trái và dược liệu.

([5]) Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã hình thành 03 vùng liên kết sản xuất rau an toàn đạt tiêu chuẩn VietGAP; 01 vùng liên kết sản xuất bơ theo tiêu chuẩn VietGAP. Năm 2019, Công ty Đồng Giao đã thống nhất lựa chọn 07 hợp tác xã nông nghiệp để liên kết sản xuất.

([6]) Đến nay, công ty đã liên kết với 07 hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn 02 huyện Đak Đoa và Ia Grai để sản xuất với diện tích 409 ha (có 450 hộ tham gia); liên kết sản xuất với các hộ dân với diện tích là 1.373 ha (chanh dây 990 ha, cây dứa 162 ha, ngô ngọt 107 ha, đậu tương 72 ha, chuối tiêu hồng 42 ha).

([7]) Hiện nay, toàn tỉnh có 205 trại chăn nuôi, trong đó: 126 trại chăn nuôi heo với số lượng hơn 100.440 con; 53 trại gia cầm với số lượng hơn 404.000 con; 26 trại bò với số lượng hơn 14.000 con; so với năm 2015, số trại chăn nuôi tăng 2,5 lần. Trong đó có 83 trại chăn nuôi liên kết với Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam theo hình thức chuỗi khép kín.

([8]) Ngân sách Trung ương 1.576,4 tỷ đồng; ngân sách địa phương 1.477,515 tỷ đồng; vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác 4.115,013 tỷ đồng; vốn tín dụng 6.667,988 tỷ đồng; vốn doanh nghiệp 701,529 tỷ đồng; vốn cộng đồng dân cư đóng góp là 613,770 tỷ đồng; vốn khác 1,252 tỷ đồng.

([9]) Nhà máy đường An Khê nâng công suất, các nhà máy mới đi vào hoạt động như: Nhà máy chế biến tinh bột sắn Ia Pa (công suất 150 tấn tinh bột/ngày), Nhà máy chế biến tinh bột sắn Vạn Phát (công suất 200 tấn tinh bột/ngày), Nhà máy chế biến rau, quả và trái cây ở Mang Yang do Dovesco Gia Lai xây dựng và đã đi vào hoạt động; giai đoạn 2015 – 2020 một số dự án năng lượng hoàn thành, đưa vào vận hành, như: 08 dự án thủy điện với công suất 71,4 MW, 02 dự án điện sinh khối với công suất 132,6 MW, 02 dự án điện mặt trời với công suất 84 MWp…

([10]) Đã thu hút được 55 dự án đầu tư, trong đó có 39 dự án đã đi vào hoạt động.

([11]) Hiện các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của tỉnh đã có mặt trên thị trường của gần 40 quốc gia, một số ngành hàng đã đáp ứng được yêu cầu chất lượng đối với thị trường khó tính như: Mỹ, EU, Nhật Bản. Hàng hóa nhập khẩu trong tỉnh chủ yếu là nông sản nhập từ thị trường Campuchia, Lào, Úc…

([12]) Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên năm 2018, Lễ hội Hoa Dã Quỳ – Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh, Ngày hội Du lịch huyện Kbang, ngày hội Hoa Muồng vàng ở huyện Chư Prông… Thủ tướng Chính phủ đồng ý phê duyệt đề án bổ sung khu du lịch Biển Hồ – Chư Đăng Ya vào danh mục các địa điểm tiềm năng phát triển khu du lịch quốc gia.

([13]) Trên địa bàn tỉnh có 33 đơn vị ngân hàng, với 144 địa điểm giao dịch.

([14]) Thủy lợi Ia Mơ (giai đoạn 2), thủy lợi hồ chứa nước Plei Thơ Ga, hồ chứa nước Tầu Dầu II, Thủy lợi Pleikeo…

([15]) Trên địa bàn tỉnh có 100%  xã, phường, thị trấn đã có lưới điện quốc gia tỷ lệ hộ dân sử dụng điện, đạt xấp xỉ 100%.

([16]) Trên địa bàn tỉnh có 93 chợ, 19 siêu thị; có 02 tổng đại lý kinh doanh xăng dầu, 02 nhà phân phối xăng dầu và 367 cửa hàng bán lẻ xăng dầu; có 449 cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ khí hóa lỏng (LPG) chai.

([17]) Đến nay, nguồn nhân lực có trình độ cao trên địa bàn tỉnh có 1.619  người, trong đó: Chức danh Phó Giáo sư, Tiến sỹ: 01 người; Tiến sỹ là 23 người; Thạc sỹ là 1.227 người; Chuyên khoa II là 28 người và Chuyên khoa I là 340 người.

([18]) Trong đó, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xổ số kiến thiết và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Khai thác công trình Thủy Lợi tiếp tục hoạt động theo mô hình hiện có, do Ủy ban nhân dân tỉnh làm chủ sở hữu.

([19]) Có 165 dự án được cấp quyết định chủ trương đầu tư, với tổng vốn đăng kí là 17.591 tỷ đồng, trong đó có 104 dự án hoàn thành, tổng vốn thực hiện 9.500 tỷ đồng. 92 dự án được các doanh nghiệp đang quan tâm lập thủ tục đầu tư với số vốn khoảng 26.527 tỷ đồng; có 197 dự án điện mặt trời, điện gió được các nhà đầu tư quan tâm đăng ký với quy mô 27.543 MWp, dự kiến vốn đầu tư trên 650.000 tỷ đồng. Trong đó có 48 dự án với công suất 6.559 MWp đã được tỉnh trình Bộ Công Thương bổ sung quy hoạch; 149 dự án với công suất 20.984 MWp đang được các nhà đầu tư khảo sát, nghiên cứu lập hồ sơ.

([20]) Tổng số thành viên hợp tác xã là 17.568 người, giải quyết việc làm cho 1.822 lao động địa phương; có 759 tổ hợp tác, chủ yếu hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp.

([21]) Trong đó tốc độ vốn đầu tư toàn xã hội thành phố Pleiku đạt 12,7%; thị xã An khê tăng gấp 2,34 lần so với năm 2015, thị xã Ayun Pa tăng gấp 1,2 lần so với năm 2015.

([22]) Đã hỗ trợ đất ở 1.341 hộ, diện tích 26 ha; đất sản xuất 356 hộ, diện tích 290 ha; hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề 6.026 hộ; nước sinh hoạt 6.479 hộ; hỗ trợ vay vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh 6.160 hộ; định canh, định cư 110 hộ. Vay vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh 1.069 hộ, hỗ trợ đất ở 121 hộ.

([23]) Đến nay, toàn tỉnh có 768 trường mầm non và phổ thông (263 trường mầm non, 220 trường tiểu học, 169 trường trung học cơ sở, 66 trường tiểu học và trung học cơ sở, 45 trường trung học phổ thông, 05 trường trung học cơ sở và trung học phổ thông).

([24]) Năm học 2019 – 2020, cả tỉnh có 392.128 học sinh; tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo trong độ tuổi đến lớp năm 2019 đạt 88,5% (năm 2020 dự kiến đạt 89%); tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi cấp tiểu học đạt 99,9%, cấp trung học cơ sở đạt 90% vào năm 2019 (năm 2020 đạt 91,5%) tăng 13,7% so với đầu nhiệm kỳ, trung học phổ thông đạt 52%. Tiếp tục duy trì 100% xã, phường, thị trấn đạt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập trung học cơ sở. Thực hiện tốt công tác chống mù chữ và giáo dục tiếp tục sau biết chữ, với tỷ lệ người biết chữ đạt 94,33%. Tổng kết năm học 2018 – 2019, tỷ lệ học sinh khá, giỏi ở cấp trung học cơ sở đạt 45,85%, cấp trung học phổ thông đạt 62,74%, tốt nghiệp trung học phổ thông 90,78% (đối với giáo dục phổ thông 94,39% tăng so với đầu nhiệm kỳ 3,77%).

([25]) Đã bố trí hơn 358 tỷ đồng đầu tư tăng cường cơ sở vật chất; xây dựng 38 phòng học mầm non, 131 phòng học tiểu học, 62 phòng học trung học cơ sở và 898 phòng ở công vụ cho giáo viên.

([26]) Toàn tỉnh hiện có 18.832 cán bộ quản lý, giáo viên bậc mầm non, phổ thông; trình độ đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn tăng lên đáng kể (mầm non 96,3%; tiểu học 99,1%; trung học cơ sở 98%; trung học phổ thông 100%).

([27]) Dự án phát triển giáo dục mầm non do Chính phủ New Zealand tài trợ nhằm cải thiện và duy trì kết quả phát triển của trẻ em, đặc biệt là trẻ em dân tộc thiểu số với kinh phí 9,5 triệu USD; Chương trình vệ sinh nước sạch nông thôn nguồn vốn Chính phủ vay WB hỗ trợ 19,7 tỷ để xây dựng, cải tạo 63 công trình vệ sinh nước sạch ở các trường thuộc vùng khó khăn.

([28]) Trên địa bàn tỉnh hiện có 02 phân hiệu đại học, 01 trường đại học liên kết đào tạo, 02 trường cao đẳng, 05 trường trung cấp, 01 trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh, 16 trung tâm giáo dục nghề nghiệp – cấp huyện, 24 trung tâm ngoại ngữ, tin học, 222 trung tâm học tập cộng đồng.

([29]) Các mô hình chuyển giao và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, thông tin tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

([30]) Mô hình sản xuất rau sạch trong nhà lưới, ứng dụng công nghệ cao của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Hương Đất An Phú; mô hình trồng rau sạch trong nhà lưới, ứng dụng công nghệ cao tại phường An Bình, thị xã An Khê; mô hình trồng hoa trong nhà lưới, ứng dụng công nghệ cao tại phường Ngô Mây, thị xã An Khê; mô hình các trại chăn nuôi (heo, gà) gia công của Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam; mô hình chăn nuôi bò thịt và bò sữa của Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai…

([31]) Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

([32]) Trong đó Bệnh viện đa khoa tỉnh đã áp dụng các kỹ thuật mới vào chẩn đoán và điều trị như: Máy chụp MRI, CT Scanner 128 lát cắt, xét nghiệm đa chức năng, phẫu thuật nội soi, phẫu thuật chấn thương sọ não, u não, điều chỉnh dị tật, gù vẹo cột sống, vá sọ tự thân…

([33]) Bệnh viện Y dược cổ truyền và Phục hồi chức năng; Bệnh viện Lao và Bệnh phổi, Bệnh viện Tâm thần kinh; Bệnh viện Nhi đã triển khai công tác khám, chữa bệnh. Triển khai bệnh viện vệ tinh khoa Ung bướu, khoa Tim mạch tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

([34]) Các bệnh viện tư nhân (như: Bệnh viện Đại học Y Dược Hoàng Anh Gia Lai, Bệnh viện Mắt Cao Nguyên, Bệnh viện Mắt Quốc tế Sài Gòn – Gia Lai) được thành lập và trang bị nhiều thiết bị chẩn đoán, điều trị khá tốt, tạo uy tín trong nhân dân. Các hoạt động liên doanh, liên kết tại bệnh viện công đã mang lại nhiều kết quả tích cực, đáp ứng nhu cầu về đổi mới trang bị kỹ thuật y tế, đặc biệt những trang thiết bị kỹ thuật cao, phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân trong hoàn cảnh kinh phí Nhà nước chưa cung cấp đủ. Đến nay toàn tỉnh có 721 cơ sở hành nghề y tư nhân và 846 cơ sở hành nghề dược tư nhân.

([35]) Đến nay, toàn tỉnh có 01 Trung tâm Văn hóa tỉnh; 06 nhà văn hóa các ngành; 03 điểm vui chơi trẻ em cấp tỉnh; 221 nhà văn hóa cấp xã, phường (trong đó có 80 nhà văn hóa xã được xây dựng riêng); 1.556 nhà văn hóa thôn, làng; 17 điểm vui chơi trẻ em cấp huyện; 221 điểm vui chơi trẻ em cấp xã, phường; 14 nhà văn hóa huyện, 910 nhà văn hóa thôn, làng, tổ dân phố, 673 nhà sinh hoạt cộng đồng thôn, làng, tổ dân phố; 163 điểm bưu điện văn hóa xã.

([36]) Toàn tỉnh hiện có 22 di tích đã được xếp hạng, trong đó có 13 di tích quốc gia, 09 di tích cấp tỉnh; 03 di sản văn hóa phi vật thể được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Điển hình có các di tích quốc gia như: Di tích Plei Ơi, Biển Hồ, Quần thể Tây Sơn Thượng đạo, Làng kháng chiến Stơr; di tích cấp tỉnh Căn cứ địa Khu 10 xã Krong, huyện Kbang… Đồng thời, tiếp tục chỉ đạo xây dựng một số địa danh lịch sử kháng chiến thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ ở một số địa phương có căn cứ cách mạng.

([37]) Mạng lưới bưu chính đã phủ kín địa bàn tỉnh với bán kính phục vụ bình quân là 4,45 km/điểm, có 213/222 đơn vị hành chính cấp xã có báo đến trong ngày (đạt tỷ lệ 95,9%). Tỷ lệ xã có điểm bưu điện văn hóa cấp xã đạt 88,59% (163 điểm/184 xã). Hiện nay, 100% đơn vị hành chính cấp xã trong tỉnh đã có sóng điện thoại 2G, 3G, 4G và có Mạng cáp truyền dẫn cáp quan được kết nối tới trung tâm xã; 221/222 đơn vị cấp xã có sóng 3G, 4G, chiếm 99,54%; Mạng cáp truyền dẫn (cáp quang, cáp đồng) được phát triển rộng khắp với 170/222 xã.

([38]) Tỉnh đã đầu tư công nghệ thông tin đồng bộ từ cấp tỉnh đến cấp xã theo đúng Khung kiến trúc Chính quyền điện tử của tỉnh đã được phê duyệt; các hệ thống dùng chung như: Trung tâm Tích hợp dữ liệu, Mạng diện rộng WAN, quản lý văn bản và điều hành, Một cửa điện tử liên thông, Thư điện tử công vụ, Hội nghị truyền hình, quản lý giao việc, Cổng dịch vụ công, Xây dựng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4, Đánh giá chất lượng dịch vụ hành chính công, Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin các ngành, lĩnh vực dựa trên nền hệ thống thông tin địa lý (GIS).

([39]) Hiện tỉnh đang quản lý hơn 65.000 đối tượng người có công và thân nhân người có công với cách mạng; hằng năm chi trả trợ cấp xã hội thường xuyên tại cộng đồng cho trên 28 nghìn lượt đối tượng bảo trợ xã hội và hộ gia đình nhận chăm sóc đối tượng bảo trợ xã hội.

([40]) Thực hiện chính sách nhà ở cho người có công với cách mạng, đã hỗ trợ xây dựng 2.272 nhà (xây mới 1.405 nhà và sửa chữa 867 nhà ở) từ nguồn ngân sách nhà nước và xã hội hóa. Thực hiện tốt công tác quy tập mộ liệt sỹ về an táng tại các nghĩa trang liệt sỹ trong tỉnh.

([41]) Tổ chức định canh định cư xen ghép cho 2.260 hộ, định canh định cư tập trung 10 điểm cho 664 hộ; trợ cước, trợ giá, cấp không thu tiền các mặt hàng chính sách đến các hộ dân kịp thời, góp phần phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống; Chương trình 135 đã xây dựng trên 1.790 công trình, hỗ trợ phát triển sản xuất cho 121.393 lượt hộ; chính sách theo Quyết định 755/QĐ-TTg được giải quyết kịp thời, đã cấp đất ở cho 370 hộ, đất sản xuất cho 413 hộ, hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề cho 4.204 hộ, nước sinh hoạt phân tán cho 6.442 hộ và duy tu bảo dưỡng 225 công trình nước sinh hoạt tập trung, Chương trình 30a đã tập trung đầu tư cho 4 huyện nghèo.

([42]) Từ năm 2016 đến nay tỉnh đã giao đất cho 203 tổ chức với diện tích 3.990,53 ha; cho thuê đất 185 tổ chức với diện tích: 5.899,34 ha.

([43]) Đến nay công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (lần đầu) đạt 96,91% diện tích cần cấp (cấp cho tổ chức đạt 99,98%; cấp cho hộ gia đình, cá nhân đạt 92,67 %).

([44]) Quyết định số 436/QĐ-UBND, ngày 25 tháng 7 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Gia Lai; Quyết định số 738/QĐ-UBND, ngày 19 tháng 10 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định 2053/QĐ-TTg, ngày 28 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

([45]) Hoàn thành xây dựng 02 công trình (SH02, SH03), tiếp tục xây dựng 02 công trình (SH04, SH05); hoàn thành 01, đang xây dựng 01 chốt chiến đấu dân quân thường trực; sửa chữa 62 nhà, xây mới 62 nhà làm việc ban chỉ huy quân sự cấp xã. Diễn tập khu vực phòng thủ cấp tỉnh/01 lần, cấp huyện 17/17, chiến đấu phòng thủ cấp xã 222/222; phòng, chống lụt bão, cứu hộ, cứu nạn huyện Ia Pa và thị xã Ayun Pa; diễn tập thực nghiệm “TNg-18” cho Bộ Quốc phòng. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ đạt 1,57% so với dân số; sắp xếp quân nhân dự bị vào các đơn vị dự bị động viên đạt 99,8%, phương tiện kỹ thuật đạt 98,15%; giao quân đạt 100% (14.099 công dân). Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng – an ninh cho 233.037 lượt người.

([46]) Theo tinh thần Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 14 tháng 3 năm 2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đối với công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

([47]) Tăng cường công tác tấn công, truy quét, xử lý tội phạm, không để hình thành tội phạm băng nhóm, hoạt động theo kiểu xã hội đen; trấn áp triệt để tội phạm ma túy và cho vay nặng lãi trên địa bàn. Tính đến hiện nay, tai nạn giao thông được kéo giảm cả 03 chỉ số, xảy ra 1.253 vụ, làm 875 người chết, 1.279 người bị thương (so với nhiệm kỳ trước, giảm 46 vụ, 42 người chết, 178 người bị thương).

([48]) Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, toàn tỉnh xảy ra 81 vụ an ninh nông thôn (giảm 05 vụ so với nhiệm kỳ trước), trong đó giải quyết ổn định 41 vụ; không có vụ nào bị lôi kéo, kích động gây rối an ninh trật tự.

([49]) Các cơ quan tiến hành tố tụng 02 cấp đã thụ lý, giải quyết 27 vụ/64 bị can, bị cáo về tham nhũng, kinh tế, chức vụ. Từ năm 2016 đến tháng 6 năm 2019, tổng số tiền thiệt hại do tham nhũng là 8.192.914.478 đồng; hiện đã thu hồi vào ngân sách Nhà nước số tiền 4.840.408.682 đồng (đạt 59%). Đã xử lý trách nhiệm 08 cán bộ là người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, đơn vị do mình quản lý và 28 đảng viên liên quan đến tham nhũng.

([50])  Ban Thường vụ Tỉnh ủy triển khai 04 đoàn kiểm tra việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế; vụ việc, vụ án khác có khó khăn, vướng mắc, kéo dài, dư luận xã hội quan tâm và rà soát tổng thể các cuộc thanh tra về kinh tế – xã hội tại 12 địa phương. Ban Nội chính Tỉnh ủy triển khai 04 cuộc kiểm tra theo chức năng, nhiệm vụ đối với 12 tổ chức đảng, 10 đảng viên về lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện nghị quyết, chỉ thị về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

([51]) Qua 04 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, cấp huyện tặng giấy khen cho 444 tập thể và 743 cá nhân; cấp tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tặng giấy khen 15 tập thể; 33 cá nhân; Ủy ban nhân dân tỉnh tặng bằng khen 21 tập thể; 26 cá nhân; Chính phủ tặng bằng khen cho 01 tập thể và 02 cá nhân.

([52]) Đến cuối năm 2019, qua sắp xếp, số cấp phó của các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy giảm 03 phó trưởng ban, số lượng các đơn vị trực thuộc đã giảm được 06 phòng, số lãnh đạo các đơn vị trực thuộc giảm 18 người. Hợp nhất Đảng bộ Khối Các cơ quan tỉnh và Đảng bộ Khối Doanh nghiệp tỉnh, sau khi hợp nhất giảm 01 đầu mối trực thuộc Tỉnh ủy và 05 đầu mối các ban; các chức danh lãnh đạo ban giảm 05 vị trí, từ 15 vị trí xuống còn 10 vị trí. Sắp xếp tổ chức, bộ máy và chức năng, nhiệm vụ của Trường Chính trị tỉnh; thực hiện mô hình Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy kiêm trưởng phòng nghiệp vụ tại Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; cho chủ trương để Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Tỉnh đoàn, Hội Nông dân tỉnh sắp xếp lại tổ chức, bộ máy theo quy định của ngành cấp trên, qua sắp xếp, giảm được 05 đầu mối, 01 phó chủ tịch Hội Nông dân và 11 lãnh đạo cấp phòng. Bố trí, sắp xếp 12/17 trưởng ban dân vận đồng thời là chủ tịch ủy ban mặt trận Tổ quốc cấp huyện và 17/17 trưởng ban tuyên giáo đồng thời là giám đốc trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện. Đã quyết định giải thể và chuyển giao nhiệm vụ một số ban chỉ đạo cấp tỉnh về cho các cơ quan chuyên môn thực hiện…

([53]) Đến cuối năm 2019, tổng số biên chế khối Đảng, đoàn thể tinh giản theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP là 67 người (năm 2016 là 36, năm 2017 là 11, năm 2018 là 12, năm 2019 là 08). Căn cứ Quyết định 383/QĐ-UBND, Quyết định số 462/QĐ-UBND, ngày 18 tháng 4 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về điều chỉnh, bổ sung kế hoạch tinh giản biên chế hành chính, sự nghiệp của tỉnh giai đoạn 2015 – 2021, lũy kế đến năm 2021, tổng biên chế hành chính sự nghiệp và hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP sẽ giảm 3.571 biên chế, đạt tỷ lệ chung là 10,85%; đồng thời, tách biên chế hội ra khỏi biên chế hành chính sự nghiệp. Tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2019, đã giải quyết chính sách tinh giản biên chế cho 803 đối tượng (trong đó có 63 biên chế khối Đảng, Mặt trận và các đoàn thể tỉnh chính trị – xã hội tỉnh (trong đó, có 09 biên chế của Liên đoàn Lao động tỉnh); 740 biên chế khối chính quyền, số đối tượng này nằm trong tổng số biên chế cắt giảm); cắt giảm biên chế là 1.714 biên chế (trong đó, khối chính quyền là 1.495, gồm 223 biên chế hành chính, 1.232 biên chế sự nghiệp, 40 hợp đồng lao động theo theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP; 219 biên chế khối Đảng, mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị – xã hội).

([54]) Trong đó, đảng viên nữ 20.683, chiếm 34,6%; đảng viên dân tộc thiểu số 14.869, chiếm 24,87%; đảng viên trong tôn giáo 986, chiếm 1,65%; đảng viên là đoàn thanh niên 15.278, chiếm 25,56%; đảng viên trong các doanh nghiệp là 4.171, chiếm 6,98%.

([55]) Tính đến cuối năm 2019, có 1.624/1.625 thôn, làng, tổ dân phố có chi bộ, trong đó có 1.315/1.624 chi bộ thôn, làng, tổ dân phố có chi ủy (chiếm 80,92%); có 1.025 trưởng thôn, làng, tổ dân phố là đảng viên (chiếm 63,08%); 380 bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn, làng, tổ dân phố (chiếm 23,38%).

([56]) Cụ thể: Cán bộ chủ chốt cấp tỉnh 47 đồng chí, cán bộ lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh và tương đương 447 đồng chí và cán bộ chủ chốt cấp huyện là 533 đồng chí.

([57]) Từ đầu nhiệm kỳ cuối năm 2019, Ban Thường vụ Tỉnh ủy: (1) Kiểm tra 20 tổ chức đảng, 38 đảng viên; kiểm tra theo Chương trình kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đối với 13 tổ chức đảng và 25 đảng viên; bổ sung nội dung kiểm tra đối với 03 tổ chức đảng và 07 đảng viên. (2) Giám sát 16 tổ chức đảng, 32 đảng viên (tăng 04 tổ chức, 06 đảng viên). (3) Thi hành kỷ luật khiển trách 01 tổ chức đảng, 11 đảng viên (khiển trách 02, cách chức 09).

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy: (1) Kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với 08 tổ chức đảng, 32 đảng viên (tăng 01 đảng viên so với nhiệm kỳ trước). Qua kiểm tra có 08/08 tổ chức đảng, 32/32 đảng viên được kiểm tra có khuyết điểm, vi phạm, trong đó phải thi hành kỷ luật, đã thi hành kỷ luật và đề nghị thi hành kỷ luật 02 tổ chức đảng (khiển trách 02), 21 đảng viên (khiển trách 10, cảnh cáo 06, cách chức 05), thu hồi nộp ngân sách Nhà nước số tiền vi phạm hơn 11,2 tỷ đồng. (2) Kiểm tra 35 tổ chức đảng trong việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát (giảm 03 tổ chức); 30 tổ chức đảng về việc thi hành kỷ luật (giảm 08 tổ chức). (3) Kiểm tra tài chính đảng 24 tổ chức đảng (giảm 01 tổ chức). (4) Giám sát chuyên đề 21 tổ chức đảng và 33 đảng viên (tăng 06 tổ chức, 08 đảng viên). (5) Thi hành kỷ luật 21 đảng viên thuộc thẩm quyền (giảm 06 đảng viên), trong đó, khiển trách 13, cảnh cáo 07, cách chức 01.

([58]) Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Hội đồng nhân dân tỉnh đã tổ chức 11 kỳ họp, thông qua 219 nghị quyết đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Đã có hơn 776 lượt ý kiến tham gia thảo luận tổ, thảo luận tại hội trường và 19 phiếu chất vấn; 16 đại biểu tham gia chất vấn với 14 nội dung liên quan đến đời sống nhân dân, trong công tác quản lý nhà nước của các cơ quan, cá nhân.

([59]) Trong nhiệm kỳ, đã có 586 lượt công dân đến trình bày khiếu nại, tố cáo, phản ánh kiến nghị với 558 vụ việc chưa được các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng công dân chưa thống nhất với kết quả giải quyết của cơ quan có thẩm quyền. Tiếp nhận 687 đơn thư khiếu nại, tố cáo (trong đó: Khiếu nại 192 đơn; tố cáo 119 đơn; kiến nghị 379 đơn). Qua nghiên cứu, xem xét, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh đã chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết 687/687 đơn (đạt 100%).

([60]) Đến nay đã thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công của tỉnh; sắp xếp, tổ chức lại 126/1.226 đơn vị sự nghiệp công lập gồm: 52 trường học và 74 đơn vị sự nghiệp, giảm 166 cán bộ quản lý (gồm 111 cấp trưởng và 55 cấp phó). Sắp xếp, sáp nhập giảm 584 thôn, tổ dân phố và 02 xã.

([61]) Toàn tỉnh hiện có 793 hội (trong đó, cấp tỉnh 35 hội, gồm 15 hội có tính chất đặc thù; cấp huyện 123 hội; cấp xã 635 hội. Tổng biên chế được hưởng lương từ ngân sách nhà nước là 116 người, trong đó cấp tỉnh 65; cấp huyện 51), với 466.394 hội viên.

([62]) 01 chỉ tiêu không đạt (GRDP bình quân đầu người) do số liệu điều tra dân số năm 2019 thì dân số thực tế của tỉnh tăng 42.000 người; 01 chỉ tiêu về tỷ lệ tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch vững mạnh hằng năm chưa thống kê được do chưa triển khai đánh giá năm 2019 và 2020.

([63]) Gồm: Thành phố Pleiku, Ayun Pa, An Khê, Kbang, Đak Pơ (hoàn thành giai đoạn 2016 – 2020), Chư Sê, Chư Pưh (hoàn thành giai đoạn 2021 – 2025).

([64]) Trong 14 đô thị loại V có đô thị khu kinh tế cửa khẩu Lệ Thanh (dự kiến phát triển thành đô thị trong giai đoạn 2021 – 2025) và thị trấn Ia Ly.

_____


Lượt xem: 810

Trả lời