Hôm nay, Quốc hội dành cả ngày để thảo luận về công tác PCCC

Cập nhật 13/11/2019, 07:11:45

Quốc hội thảo luận về việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2014-2018.

Thực hiện chương trình giám sát, hôm nay 13/11, Quốc hội dành cả ngày để thảo luận về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2014-2018. Phiên họp được phát thanh và truyền hình trực tiếp.

hom nay, quoc hoi danh ca ngay de thao luan ve cong tac pccc hinh 1
Quốc hội dành cả ngày để thảo luận về công tác phòng cháy chữa cháy giai đoạn 2014-2018

Trước khi thảo luận, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt trình bày Báo csao của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng cháy chữa cháy giai đoạn 2014-2018.

Trước đó, tại Phiên họp thứ 36, ngày 16/8/2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo trên, trong đó cho biết: giai đoạn 2014 – 2018, kinh tế – xã hội tiếp tục phát triển, tốc độ đô thị hóa nhanh; số lượng các cơ sở, công trình, khu công nghiệp, khu dân cư, chung cư, nhà cao tầng, nhà siêu cao tầng, chợ, trung tâm thương mại và các cơ sở khác ngày càng gia tăng cả về số lượng và quy mô; trong khi đó, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ; tình trạng ùn tắc giao thông ở các đô thị; biến đổi khí hậu toàn cầu làm nhiệt độ trái đất tăng lên, phong tục tập quán sinh hoạt, sản xuất ở nhiều nơi còn tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ, đã tác động không nhỏ đến tình hình cháy, nổ và công tác phòng cháy và chữa cháy (PCCC) trên cả nước.

Từ tháng 7/2014 đến tháng 7/2018, cả nước đã xảy ra 13.149 vụ cháy, làm chết 346 người, bị thương 823 người; thiệt hại về tài sản ước tính 6.524,8 tỷ đồng và 6.462 héc-ta rừng. Trung bình mỗi năm xảy ra 3.287 vụ cháy, làm chết 87 người, bị thương 206 người, thiệt hại về tài sản trị giá 1.631,2 tỷ đồng và 1.615,5 héc-ta rừng. Trung bình mỗi ngày xảy ra 09 vụ cháy, làm chết hoặc bị thương 01 người, thiệt hại về tài sản ước tính 4,4 tỷ đồng và 5,3 héc-ta rừng.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã được, việc tổ chức thực thi của các cơ quan, đơn vị, địa phương và người đứng đầu cơ sở vẫn còn tồn tạn một số hạn chế, bất cập, cụ thể: lãnh đạo nhiều đơn vị, địa phương, người đứng đầu cơ sở chưa thật sự quan tâm, thực hiện đầy đủ vai trò, trách nhiệm, thẩm quyền của mình về công tác PCCC, chưa gắn công tác này với nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, hoạt động sản xuất, kinh doanh; chưa thực hiện tốt chế độ tự kiểm tra; chưa quan tâm đầu tư, trang bị và các điều kiện đảm bảo cho an toàn PCCC; công tác xử lý vi phạm thiếu kiên quyết. Việc tổ chức thi hành các quy định của Luật PCCC tại địa phương, cơ quan, đơn vị chưa nghiêm, chưa triệt để.

Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị, địa phương chưa chú trọng xây dựng điều kiện đảm bảo PCCC trong xây dựng các đề án, dự án, chương trình phát triển kinh tế – xã hội, nhất là ở khu vực đô thị. Việc thông tin, huy động lực lượng trong hoạt động chữa cháy rừng còn chậm trễ; việc điều hành, chỉ huy phối hợp các lực lượng chữa cháy tại hiện trường lúng túng. Hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn sử dụng điện chưa cao.

Ngoài ra, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về PCCC thiếu sự phối hợp giữa các lực lượng, chưa quyết liệt, triệt để, có biểu hiện tiêu cực trong hoạt động thanh tra, kiểm tra nên tác dụng răn đe, phòng ngừa vi phạm pháp luật về PCCC còn hạn chế. Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân các cấp chưa thể hiện rõ nét vai trò, trách nhiệm trong công tác xử lý vi phạm quy định an toàn PCCC./.

Theo VOV


Lượt xem: 13

Trả lời