Bình Định chú trọng phát huy lợi thế của từng địa phương trong xây dựng NTM

Cập nhật 03/8/2017, 10:08:16

Thực hiện chương trình này mỗi địa phương có những kinh nghiệm riêng. Phóng sự sau ghi nhận kinh nghiệm của tỉnh Bình Định trong việc phát huy những lợi thế sẵn có của từng địa phương để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.

Thị xã An Nhơn có 24 làng nghề truyền thống được công nhận. Trải qua bao thăng trầm, ngọn lửa đam mê nghề truyền thống của ông cha vẫn được trao truyền qua nhiều thế hệ người dân. Nhờ vậy, các làng nghề truyền thống không chỉ giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động, mà nó còn góp phần đưa tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp bình quân 5 năm qua của thị xã tăng trưởng gần 23%/năm. Do đó, chính quyền thị xã rất coi trọng vấn đề phát triển các làng nghề truyền thống trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế gắn với xây dựng NTM trên địa bàn.

Ông Cao Văn Nghĩa – Phó Trưởng Phòng Kinh tế Thị xã An Nhơn cho biết: ” Địa phương đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động để nâng cao hiệu quả , phát huy lợi thế của ngành nghề  để xây dựng NTM”.

          Trong chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng NTM năm 2017 này, Ban chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh Bình Định rất chú trọng việc khai thác tiềm năng lợi thế của từng địa phương để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Bởi mức độ cải thiện và nâng cao đời sống của người dân vùng nông thôn chính là thước đo mức độ thành công của chương trình xây dựng NTM.

Ông Trần Châu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban thường trực BCĐ xây dựng NTM tỉnh cho biết: ” Tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt đến các sở, ngành tập trung cho các xã về các ngành mà mình phụ trách, hướng dẫn thực hiện các dự án, đề án và vấn đề phát triển kinh tế xã hội, tùy theo tình hình và quy mô của các xã”.

Trở lại với cách làm của Thị xã An Nhơn. Đến nay, An Nhơn xây dựng NTM được 6 năm, thì cũng khoảng thời gian đó, đã có kết quả bước đầu rất khả quan trong việc tập trung đầu tư phát triển làng nghề rượu Bàu Đá, làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu, làng rèn Tây Phương Danh gắn với du lịch để làm đòn bẩy phát triển các làng nghề khác trên địa bàn. Thực hiện chủ trương của tỉnh, thị xã đang đẩy mạnh phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp theo hướng phát huy các nghề truyền thống, hình thành các nghề mới phù hợp với điều kiện địa phương. Theo định hướng này, trong thời gian tới, thị xã An Nhơn cũng sẽ hỗ trợ các làng nghề tăng cường quảng bá sản phẩm; đồng thời khuyến khích người dân sản xuất các sản phẩm phục vụ du lịch; tạo điều kiện cho các làng nghề đóng góp nhiều hơn vào kết quả xây dựng NTM, vì mục tiêu nâng cao đời sống người dân./.

Bá Trí –Minh Hoàng


Lượt xem: 44

Trả lời