THỂ LỆ CUỘC THI “ 60 NĂM – ÂM VANG ĐIỆN BIÊN” ( 07.5.1954/ 07.5.2014)

Cập nhật 31/8/2013, 16:08:45

      Được sự nhất trí của Tỉnh Ủy về chủ trương tổ chức cuộc thi “60 năm – âm vang Điện Biên” ( 07- 5 – 1954/ 07 – 5- 2014) nhằm tiến tới kỷ niệm 60 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Ban tuyên giáo ba tỉnh Gia Lai, Quảng … Continue reading “THỂ LỆ CUỘC THI “ 60 NĂM – ÂM VANG ĐIỆN BIÊN” ( 07.5.1954/ 07.5.2014)”




 




 




 

Được sự nhất trí của Tỉnh Ủy về chủ trương tổ chức cuộc thi “60 năm – âm vang Điện Biên” ( 07- 5 – 1954/ 07 – 5- 2014) nhằm tiến tới kỷ niệm 60 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Ban tuyên giáo ba tỉnh Gia Lai, Quảng Nam và Điện Biên đã có kế hoạch phối hợp triển khai  cuộc thi ở ba tỉnh. Trên cơ sở kế hoạch chung Ban tuyên Giáo Tỉnh ủy xây dựng kế hoạch cuộc thi cụ thể như sau:

 

I-Mục đích yêu cầu

1- Thông qua cuộc thi “60 năm – Âm vang Điện Biên” (07/5/1954-07/5/2014), nhằm tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh về ý nghĩa, chiến thắng Lịch sử Điện Biên Phủ.

2- Ghi nhận công lao đóng góp, sự hy sinh cao cả của các thế hệ cha anh đi trước, nhất là những người trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Khơi dậy lòng tự hào, cổ vũ động viên thế hệ trẻ phát huy truyền thống cách mạng, tinh thần độc lập, ý chí tự chủ, tự cường của dân tộc ta; tích cực đóng góp công sức, trí tuệ vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.

3- Tạo thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong từng Đảng bộ, phát huy truyền thống và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, nâng cao ý thức tu dưỡng, rèn luyện của cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là thế hệ trẻ tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, chính quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, hệ thống chính trị các cấp vững mạnh đủ sức lãnh đạo, quản lý, điều hành và vận động nhân dân hoàn thành thắng lợi mục tiêu, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp đề ra, cùng toàn Đảng, toàn quân và nhân dân cả nước, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.

4- Góp phần đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá Đảng, Nhà nước và xuyên tạc lịch sử Việt Nam.

 5– Yêu cầu tổ chức các hoạt động và công tác tuyên truyền đạt hiệu quả, thiết thực và tiết kiệm.

II-Đối tượng dự thi

– Cán bộ, đảng viên, đoàn viên thanh niên, sinh viên và các tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh tham gia dự thi.

– Các thành viên Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, Tổ thư ký và cơ quan Thường trực giúp Ban chỉ đạo cuộc thi không được tham gia.

III-Nội dung thi

-Chủ đề: “60 năm- Âm vang Điện Biên”

– Tìm hiểu chiến dịch Điện Biên Phủ:

+ Chủ trương, đường lối chiến lược của Trung ương Đảng trong chiến dịch Đông Xuân 1953-1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ.

+ Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ.

+ Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ.

– Liên hệ hoặc cảm nghĩ của cá nhân từ ý nghĩa thời đại của chiến thắng Điện Biên Phủ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Tài liệu tham khảo:

+ Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954, tập II, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 1995.

+ Cuộc tiến công chiến lược đông xuân 1953-1954, của Đại tướng Hoàng Văn Thái, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 1984.

+ Đại tướng Võ Nguyên Giáp với chiến dịch Điện Biên Phủ, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 2004.

+ Chiến thắng Lịch sử Điện Biên Phủ toàn thư, Nhà xuất bản từ điển Bách khoa, 2004.

+ Một số văn kiện chỉ đạo chiến cuộc đông xuân 1953-1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 2004.

+ Lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam (1944-1975), Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 2005.

+ Giáo trình môn Lịch sử Việt Nam.

+ Sách giáo khoa môn Lịch sử cấp THPT.

+ Lịch sử Đảng bộ tỉnh Gia Lai (1945-2005), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2009.

+ Từ Điện Biên Phủ đến bắc Tây Nguyên. Trung đoàn 96 tiêu diệt binh đoàn 100 của quân đội viễn chinh Pháp, Nhà xuất bản quân đội, 1995.

+ Các tài liệu khác về chiến dịch Điện Biên Phủ…

– Nguồn tài liệu:

+ Thư viện tổng hợp tỉnh, huyện, thị, thành phố.

+ Thư viện các trường Đại học, Cao đẳng, THPT…

+ Nhà sách.

+ Trang tin điện tử Tuyên giáo tỉnh Gia Lai…

IV-Hình thức thi

a- Thi trắc nghiệm:

– Thời gian: phát động cuộc thi vào ngày 6/9/2013, kết thúc ngày 20/3/2014.

– Hình thức: Cuộc thi được tổ chức trong 7 kỳ (mỗi tháng 1 kỳ), mỗi kỳ có 5 câu hỏi, trong đó có 03 câu hỏi chung về chiến thắng Điện Biên Phủ, 01 câu hỏi riêng về sự phối hợp của địa phương góp phần vào thắng lợi chung của chiến dịch Điện Biên Phủ và 01 câu hỏi phụ về số người dự đoán trả lời chính xác nội dung câu hỏi.

+Nội dung câu hỏi, đáp án và kết quả của kỳ thi được công bố trên Trang tin điện tử Tuyên giáo Gia Lai http://www.thongtintuyengiaogialai.vn; Báo Gia Lai; Báo Gia Lai điện tử và trên làn sóng Phát thanh –Truyền hình tỉnh Gia Lai.

– Địa chỉ gửi đáp án:

+Qua Trang tin điện tử Tuyên giáo Gia Lai.

+Hoặc gửi đáp án qua đường bưu điện về địa chỉ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai, số 02-Hai Bà Trưng, TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai.

– Thời gian thi trắc nghiệm kỳ đầu tiên bắt đầu được tính từ 09 giờ ngày 06/9/2013 ngay sau lễ phát động và kết thúc vào 17 giờ ngày 20/9/2013. Ngày 25/9/2013, công bố kết quả của kỳ thi, người đạt giải và tiếp tục công bố câu hỏi của kỳ tiếp theo.

– Các kỳ thi tiếp theo được tính từ 10 giờ ngày 25 của tháng và kết thúc vào 17 giờ ngày 20 của tháng sau.

– Thời gian nhận đáp án được tính ngay sau khi câu hỏi được công bố, đến hết 17 giờ ngày 20 của từng tháng.

– Từ ngày 21 đến ngày 24 hàng tháng, Ban Giám khảo chấm bài, chọn giải. Ngày 25 hàng tháng công bố kết quả của kỳ thi, người đạt giải và tiếp tục công bố câu hỏi của kỳ tới.

– Riêng kỳ thi thứ 5, bắt đầu từ 10 giờ ngày 25/12/2013 đến 17 giờ ngày 20/01/2014: thời gian công bố kết quả người đạt giải và tiếp tục công bố câu hỏi của kỳ tiếp theo sẽ được tính từ 10 giờ ngày 24/01/2014.

*Cách tính kết quả:

– Trong mỗi tháng thi, mỗi người có thể tham gia nhiều lần nhưng tối đa không quá 10 lần/tháng và sẽ lấy kết quả của lần tham gia sau cùng làm kết quả chính thức.

– Đáp án gửi qua Trang tin điện tử Tuyên giáo Gia Lai, kết quả được tính cho người có đáp án chính xác và gửi về Ban Tổ chức với thời gian sớm nhất. Đáp án gửi qua đường bưu điện, Ban Tổ chức sẽ căn cứ vào dấu bưu điện. Trong trường hợp có số người dự thi (từ 2 người trở lên) cùng trả lời đúng các câu hỏi, cùng dự đoán chính xác số người trả lời đúng, Ban Tổ chức sẽ căn cứ vào thời gian gửi đáp án để trao thưởng cho người có đáp án gửi về sớm nhất.

b- Thi viết:

– Thời gian: bắt đầu tính từ khi Ban Tổ chức phát động cuộc thi và công bố câu hỏi thi vào ngày 06/9/2013, kết thúc thời gian nộp bài vào ngày 10/3/2014 (theo dấu bưu điện).

– Hình thức: Bài dự thi sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt. Bài dự thi đánh máy và in trên giấy A4, font chữ Times New Roman. Không hạn chế việc sử dụng ảnh để minh họa thêm trong bài dự thi. Khuyến khích bài dự thi viết tay. Bài dự thi không hợp lệ nếu sao chép, photo copy dưới mọi hình thức.

– Bài dự thi phải ghi rõ ở trang đầu các thông tin cá nhân: họ tên, tuổi, nghề nghiệp, đơn vị công tác, địa chỉ, số điện thoại liên hệ.

– Nội dung: Bài dự thi theo dạng tự luận, trình bày hiểu biết và cảm nghĩ, những kỷ niệm, cảm nhận về nhân vật, sự kiện liên quan đến chiến dịch Điện Biên Phủ.

– Địa chỉ gửi bài thi viết:

Gửi qua đường bưu điện về địa chỉ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai, số 02-Hai Bà Trưng, TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai (ĐT: 0593824101- 0593715493 -0982326674.

– Quy định nhận bài thi viết:

+ Ban Tổ chức cuộc thi ở tỉnh Gia Lai nhận bài dự thi ở tỉnh Gia Lai và bài dự thi ở các tỉnh (nếu có).

– Mỗi người chỉ được gửi 1 bài dự thi về 1 Ban Tổ chức cuộc thi, nếu gửi về 2 Ban tổ chức cuộc thi, bài thi sẽ bị loại.

V-Trách nhiệm pháp lý

Ban Tổ chức không chịu trách nhiệm do các sự cố về kỹ thuật như bị thất lạc bài thi qua đường bưu điện, nghẽn mạng Internet… của người tham gia dự thi.

VI-Cơ cấu giải thưởng:

a-Thi trắc nghiệm:

Mỗi tháng có 9 giải thưởng cho các cá nhân đạt giải, bao gồm:

– 01 giải A:                                                 1.000.000đ                    

– 01 giải B:                                                    700.000đ

– 02 giải C, trị giá mỗi giải:                              500.000đ

– 05 giải khuyến khích, trị giá mỗi giải:             300.000đ

b-Thi viết:

+ Giải cho các cá nhân gồm:

– 01 giải A:                                                 6.000.000đ

– 01 giải B:                                                 4.000.000đ

– 02 giải C, trị giá mỗi giải:                           3.000.000đ

– 07 giải khuyến khích, trị giá mỗi giải:          2.000.000đ

+ Giải thưởng cho những đơn vị, địa phương có công tác chỉ đạo tốt:

03 giải, trị giá mỗi giải:                                3.000.000đ 

VII-Thời gian phát động cuộc thi:

 Vào lúc 8h00 ngày 06/9/2013, Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức phát động cuộc thi và chính thức công bố câu hỏi thi trắc nghiệm và thi viết.

VIII- Tổng kết trao giải:

1-Về thi trắc nghiệm:

 Tổ chức chấm và trao giải thi trắc nghiệm theo 3 đợt, cụ thể:

+ Đợt 1: vào cuối tháng 10/2013, công bố trao giải tháng 9, tháng 10/2013.

+ Đợt 2: vào cuối tháng 12/2013, công bố trao giải tháng 11, tháng 12/2013.

+ Đợt 3: vào cuối tháng 3/2014, công bố trao giải tháng 1, 2, 3/2014 kỳ thi trắc nghiệm và các giải nhì, ba, khuyến khích, giải tập thể của cuộc thi viết.

2- Về thi viết:

-Ban Tổ chức công bố câu hỏi thi viết, thu bài, tổ chức chấm thi và trao giải cuộc thi viết (trừ 01 giải A và 01 giải tập thể xuất sắc (nếu có)), kết hợp trong đợt 3 (cuối tháng 3/2014) trao giải thi trắc nghiệm và lễ tổng kết cuộc thi.

– Riêng bài đạt giải A và 01 giải tập thể xuất sắc (nếu có) củ


Lượt xem: 67

Trả lời