Diễn đàn Kết nối Tây Nguyên “Kết nối chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ nông sản vùng Tây Nguyên” tại tỉnh Gia Lai

Cập nhật 21/5/2022, 11:05:40

Diễn đàn Kết nối Tây Nguyên với nội dung “Kết nối chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ nông sản vùng Tây Nguyên” – một trong những hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng Kỉ niệm 90 năm Ngày thành lập tỉnh Gia Lai do Bộ Nông nghiệp & PTNT và UBND tỉnh Gia Lai tổ chức đã diễn ra vào sáng nay (21/5) tại thành phố Pleiku.
Tham dự Hội nghị về phía Trung ương có ông Phùng Đức Tiến – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT; ông Y Thông – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, cùng lãnh đạo các bộ, ngành: Công Thương, Kế hoạch & Đầu tư; Khoa học & Công nghệ, Bộ Ngoại giao.
Về phía tỉnh Gia Lai có các đồng chí: Hồ Văn Niên, Ủy viên BCH TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Hồ Văn Điềm, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh; Ayun H’Bút – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Kpă Thuyên – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Siu Hương – Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh. Dự Hội nghị có lãnh đạo tỉnh và một số sở, ban ngành các tỉnhTây Nguyên. Hiệp hội các ngành hàng trong nước và một số doanh nghiệp, Tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tham dự và thực hiện ký kết biên bản ghi nhớ và hợp tác với Bộ Nông nghiệp & PTNT cùng các tỉnh Tây Nguyên.

 

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT Phùng Đức Tiến khẳng định:Tây Nguyên là địa bàn có vị trí chiến lược về kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh; vùng có tổng diện tích đất nông nghiệp trên 5 triệu ha, chiếm 91.75% diện tích đất tự nhiên, trong đó có 1,3 triệu ha đất đỏ ba zan; là một trong những trung tâm sản xuất nông sản hàng hóa lớn của cả nước với sự dồi dào về sản lượng và phong phú về chủng loại nông sản gắn với công nghiệp chế biến, phát triển du lịch sinh thái. Với khí hậu thuận lợi cho phát triển nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, phát triển chăn nuôi đại gia súc, nuôi trồng thủy sản cả nước lạnh. Trong đó, Tây Nguyên đứng đầu cả nước về sản lượng cà phê, hồ tiêu, bơ, chanh leo. Thời gian qua, Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ có nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế – xã hội Tây Nguyên. Nhờ vậy, nông nghiệp Tây Nguyên liên tục phát triển theo hướng phát huy tiềm năng, lợi thế vùng, địa phương, thích ứng với biến đổi khí hậu, phù hợp với cơ chế thị trường; giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giai đoạn 2016 – 2020 tăng 6,05 năm, năm 2021 tăng 5,8% và ngành nông nghiệp cả nước.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ NN & PTNT Phùng Đức Tiến, trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, nông nghiệp vùng Tây Nguyên đứng trước nhiều cơ hội phát triển nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh lịch sử, văn hóa, con người, nhưng cũng đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, vì vậy đòi hỏi mỗi địa phương cần chủ động mở rộng không gian phát triển ra khỏi địa giới hành chính. Về phía Bộ NN & PTNT cũng đã có những Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững:

 Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT Phùng Đức Tiến phát biểu khai mạc Diễn đàn

Ông Phùng Đức Tiến nhấn mạnh:Thời gian tới, thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 – 2025 và các quy hoạch phát triển vùng Tây Nguyên và các tỉnh trong vùng, nông nghiệp Tây Nguyên được   thông qua tổ chức lại sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh chế biến, nhất là chế biến sâu, ứng dụng công nghệ cao, phát triển nông nghiệp số, thông minh, hữu cơ… để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đáp ứng ngày các cao thị trường trong nước và thị trường thế gới, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp chủ lực lũ cà phê, hồ tiêu, cao su, chè; hình thành vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sản xuất hoa, râu, cây ăn an toàn dịch bệnh, theo chuỗi giá trị khép kín, ứng dụng công nghệ cao; đẩy mạnh chăn nuôi hữu cơ. Bảo vệ hệ thống rừng phòng hộ đấu nguồn, duy trì đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn nước, phòng chống thiên tại; phát triển trồng rừng thâm canh, lâm sản ngoài gỗ. Phát triển nuôi thủy sản trên các hồ chứa, lưu vực sông, suối với đối tượng nuôi truyền thống và cá nước lạnh giá trị kinh tế cao, Đề phát huy tiềm năng, lợi thế và thành tựu đã đạt được, tranh thủ thời cơ, vượt qua khó khăn thách thức nêu trên; tại Diễn đàn trọng thể này, tôi đề nghị các quý vị đại biểu nêu cao tinh thần trách nhiệm, đổi mới, sáng tạo, phát biểu, thảo luận sôi nổi, thẳng thắn, đóng góp ý kiến quý báu, có giá trị góp phần cùng xử lý các nút thắt, vướng mắc, yếu kém nội tại; thúc đẩy kết nối, phát triển nông nghiệp Tây Nguyên nhanh, bền vững với năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao; tạo môi trường và điều kiện cho các tổ chức quốc tế, nhà đầu tư, doanh nghiệp gặp gỡ, kết nối giao thương, hợp tác phát triển trong lĩnh vực sản xuất, chế biển, tiêu thụ nông sản, các sản phẩm OCOP của Tây Nguyên. Tôi tin tưởng chắc chắn rằng, Diễn đàn sẽ tạo động lực mới, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển nông nghiệp trên địa bản theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các tỉnh đã đề ra”.

Là địa phương được Bộ Nông nghiệp & PTNT chọn tổ chức Diễn đàn, thay mặt lãnh đạo tỉnh Gia Lai, PCT.UBND tỉnh Kpă Thuyên đã có bài phát biểu chào mừng các đại biểu về tham dự Hội nghị, đồng thời bày tỏ cảm ơn sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành Trung ương. Với tiềm năng, lợi thế rất lớn về sản xuất nông nghiệp cùng các điều kiện thuận lợi về thổ nhưỡng, khí hậu nên nếu được đầu tư khai thác, được sự hỗ trợ, kết nối từ các Bộ, ngành Trung ương, sự hợp tác với các địa phương, doanh nghiệp trong và ngoài nước, Tây Nguyên nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng sẽ có những bước phát triển tương xứng, tạo động lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, phát triển nhanh và bền vững.

Ông Kpă Thuyên phát biểu: “Với tiềm năng và thế mạnh của địa phương về phát triển nông nghiệp và cơ sở chế biến hiện có, thời gian tới, định hướng của tỉnh là phát triển nhanh các lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp chế biến nông lâm sản, tỉnh sẽ tập trung thu hút những dự án NNCNC, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, các dự án chế biến nông, lầm sản thuộc thế mạnh của địa phương như chế biến sản phẩm từ cao su, cà phê, điều, tiêu….Thông qua Diễn đàn hôm nay, Gia Lai kính đề nghị các Bộ, ngành TW mời gọi, kết nối các đối tác, doanh nghiệp đến Gia Lai đầu tư, hình thành và phát triển các vùng sản xuất, xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh của tỉnh Gia Lai đáp ứng các yêu cầu về rào cản kỹ thuật và quy định của thị trường tiêu thụ cả nước. Đồng thời hỗ trợ Gia Lai phát triển hệ thống logistic trong lĩnh vực nông sản để giúp nông sản hàng hóa có thế mạnh của tỉnh Gia Lai tiến nhanh, tiến sâu vào thị trường quốc tế. Tỉnh cũng cam kết tạo các điều kiện cho nhà đầu tư được nhiều thuận lợi trong thụ hưởng các chính sách ưu đãi, tạo điều kiện thực hiện việc liên kết, phát triển bền vững nguồn nguyên liệu phục vụ cho chế biến và xuất khẩu cũng như tạo điều kiện cho nhà đầu tư tiếp tục mở rộng quy mô đầu tư để tạo hiệu quả cao nhất”.

Tham gia Diễn đàn kết nối Tây Nguyên, đại diện lãnh đạo các tỉnh Tây Nguyên, Hiệp hội một số ngành hàng và một số doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế đã có những bài phát biểu tham luận giới thiệu tiềm năng, lợi thế và nhu cầu kết nối tiêu thụ nông sản.

Thông tin chi tiết tại Diễn đàn, chúng tôi sẽ tiếp tục phản ánh trong bản tin tiếp theo.

Hồng Uyên – Kim Ngân –  Mạnh Hà – Ksor Tuối


Lượt xem: 67

Trả lời