Phát hiện hóa thạch bộ não động vật có xương sống lâu đời nhất

Cập nhật 09/2/2023, 06:02:51

Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện hóa thạch bộ não lâu đời nhất được biết đến của một loài động vật có xương sống khi nghiên cứu mẫu cá vây tia cổ đại của một bảo tàng Anh.

Loài cá vây tia 319 triệu năm tuổi với bộ não hóa thạch sớm nhất của một loài động vật có xương sống. 

Bộ phận này được tìm thấy bên trong hộp sọ thuộc mẫu vật duy nhất của một sinh vật hiện đã tuyệt chủng, sống cách đây khoảng 319 triệu năm.

Hóa thạch chủ yếu được tạo ra từ các bộ phận cơ thể cứng như xương và vỏ, nhưng mô mềm cũng có thể trải qua quá trình bảo quản tự nhiên trong một số điều kiện nhất định. Mẫu này được tìm thấy trong quá trình chụp CT một loài cá nhỏ tên là Coccocephalus wildi, hóa thạch của nó được khai quật hơn 100 năm trước tại một mỏ than ở Lancashire, Anh.

Phát hiện trên được trình bày chi tiết trong một bài báo đăng trên tạp chí Nature vào ngày 1/2, và cũng được báo cáo bởi Đại học Michigan.

Phát hiện hóa thạch bộ não động vật có xương sống lâu đời nhất - Ảnh 1.

Cá hóa thạch. (Ảnh: SWNS)

Hóa thạch Coccocephalus là hóa thạch duy nhất trong số các loài và được mô tả khoa học lần đầu tiên vào năm 1925. Nó thuộc Bảo tàng Manchester ở Anh và được cho mượn nhằm phục vụ cho một dự án do Đại học Michigan đứng đầu, sử dụng công nghệ hình ảnh hiện đại để nghiên cứu giải phẫu học loài cá vây tia đã tuyệt chủng.

Nhóm động vật, được xác định bởi xương sống và cấu trúc giống như xương của chúng được gọi là “tia”, hiện bao gồm hơn 30.000 loài đang sinh sống. Việc so sánh chúng với các thành viên đã tuyệt chủng có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về quá trình tiến hóa.

Nghiên cứu sinh, tiến sĩ Rodrigo Figueroa, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: “Hóa thạch nhỏ và bề ngoài không mấy ấn tượng này cho chúng ta thấy ví dụ lâu đời nhất về bộ não của động vật có xương sống đã hóa thạch, đồng thời cho thấy rằng phần lớn những gì chúng ta nghĩ về sự tiến hóa của não bộ từ các loài động vật sống đơn thuần sẽ cần phải cập nhật lại”.

Phát hiện hóa thạch bộ não động vật có xương sống lâu đời nhất - Ảnh 2.

Con cá hóa thạch được phát hiện tại một mỏ than ở Anh cách đây một thế kỷ và có niên đại 319 triệu năm. (Ảnh: Getty)

Công việc giải phẫu hóa thạch bao gồm bộ não và các dây thần kinh sọ nhô ra bên ngoài hộp sọ. Cấu trúc ban đầu đã được thay thế bằng một số khoáng chất cứng, có thể là pyrit, thứ cho thấy đặc hơn so với các xương xung quanh khi scan.

Ông Figueroa nhận xét, cơ quan này có những đặc điểm mà cá vây tia hiện đại không có, cho thấy mô hình tiến hóa của não cá phức tạp hơn so với suy nghĩ trước đây. Ông dự đoán, với công nghệ hình ảnh tiên tiến ngày càng trở nên phổ biến hơn đối với các nhà nghiên cứu, những khám phá tương tự trong các mẫu đã biết từ lâu có khả năng xảy ra.

Nhà cổ sinh vật học Matt Friedman, người đứng đầu dự án scan hóa thạch cá đuối, cho biết, phát hiện của nhóm nêu bật tầm quan trọng của việc lưu giữ các mẫu vật.

Theo VTV


Lượt xem:

Trả lời