Tin thế giới

RSS

Thành viên EU thừa nhận nỗ lực cô lập Nga đã thất bại

03/4/2023

Các nước phương Tây đã thất bại trong nỗ lực cô lập Nga trên trường quốc tế, giữa bối cảnh Moscow đảm nhiệm vị trí Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan Pawel Jablonski cho hay ngày 1/4.

Xung đột Ukraine là đụng độ quân sự “công nghệ cao” nhất lịch sử

02/4/2023

Trước đó chưa có cuộc chiến nào sử dụng và thử nghiệm nhiều công nghệ tiên tiến như cuộc xung đột quân sự hiện nay giữa Ukraine và Nga.Cuộc chiến công nghệ

Cuộc chiến Iraq năm 2003 và cuộc xung đột Nga – Ukraine hiện nay đều cung cấp các bài học phong phú cho các lực lượng vũ trang trên thế giới về việc lựa chọn công nghệ mới trong tác chiến. Nhiều chuyên gia đang gọi xung đột vũ trang ở Ukraine là “cuộc chiến công nghệ”.

Các hãng thầu quốc phòng, nhất là ở Mỹ, đã xem cuộc xung đột này như một cơ hội mới để nghiên cứu và quảng bá các hệ thống vũ khí của mình.

xung dot ukraine la dung do quan su cong nghe cao nhat lich su hinh anh 1
UAV trinh sát của Nga. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Công nghệ là nguồn gốc chính cho các cách tân quân sự trong suốt lịch sử loài người. Công nghệ thúc đẩy các thay đổi về tác chiến hơn bất cứ yếu tố nào khác. Chất lượng và số lượng của công nghệ cuối cùng sẽ giữ vai trò áp đảo trong các cuộc chiến tranh.

Xung đột đang diễn ra ở Ukraine đã khiến người ta nghe nhiều đến các thuật ngữ như “trí tuệ nhân tạo” (AI), “phòng thí nghiệm lượng tử”, “công nghiệp 4.0”, “học máy”, “các mạng thần kinh nhân tạo”, robot học và “thuật toán học sâu”.

Đặc điểm xung đột Ukraine về sử dụng công nghệ

Một số chuyên gia cho biết, xung đột Ukraine – Nga là cuộc đụng độ vũ trang hiện đại nhất về công nghệ mà loài người từng chứng kiến. Dưới đây là 3 đặc điểm chính của cuộc xung đột đó

Thứ nhất, “vũ trụ” đã được sử dụng trong cuộc xung đột như chưa bao giờ được sử dụng. Nhiều đến mức các công ty thương mại cũng tham gia.

Tỷ phủ Mỹ Elon Musk (một trong những người giàu nhất thế giới) đã cung cấp Starlink (một “chòm sao” internet vệ tinh do SpaceX vận hành, cung cấp truy cập internet cho 50 nước) để giúp đỡ Ukraine sử dụng các cơ sở của mình để thực hiện các cuộc tấn công bằng UAV vào các vị trí tiền phương của Nga.

Tương tự, các công ty không gian thương mại khác tập trung vào cảm biến từ xa và liên lạc vệ tinh, cung cấp thông tin tình báo kịp thời về di chuyển của binh sĩ Nga và duy trì hoạt động của các mạng liên lạc quân sự Ukraine.

Thứ hai, xung đột Nga – Ukraine dường như sử dụng công nghệ máy bay không người lái (UAV) nhiều hơn các cuộc chiến tranh trước đây. Cả hai bên đều sử dụng các loại UAV khác nhau, trong đó nổi bật là Bayraktar TB2 (do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất, có thể mang bom dẫn đường bằng laser, ngắm bắn xe quân sự, đồn quân sự và binh lính), Switchblade (do Mỹ sản xuất) và Lancet của Nga. UAV của Nga còn được gọi là UAV cảm tử, có thể mang trong ba lô cá nhân, bay lửng lơ và tìm kiếm mục tiêu rồi lao thẳng vào mục tiêu, kích nổ đầu đạn nó mang theo.

Người ta cũng nói rằng chiến sự Nga – Ukraine càng kéo dài, càng có khả năng các UAV được sử dụng để nhận diện, lựa chọn và tấn công các mục tiêu mà không cần trợ giúp của con người. Điều này đánh dấu một cuộc cách mạng trong công nghệ quân sự với độ sâu sắc như việc súng máy được đưa vào sử dụng ồ ạt trước đây.

Thứ ba, đặc điểm này liên quan đến cái trên, đó là chiến trường Ukraine đang trở thành nơi thử nghiệm trí tuệ nhân tạo (AI) với mức độ chưa từng có.

Đức nới lỏng chính sách nhập cư nhằm thu hút lao động có tay nghề khắp thế giới

30/3/2023

Chính phủ Đức ngày 29/03 công bố dự luật mới về nhập cư với nhiều sửa đổi quan trọng theo hướng nới lỏng điều kiện nhập cư, kèm theo rất nhiều ưu đãi nhằm thu hút các lao động có tay nghề từ khắp nơi trên thế giới, trong bối cảnh kinh tế khó khăn và việc thiếu hụt lao động tại Đức đang ngày càng nghiêm trọng.