Tin địa phương

RSS

Bà Tăng Thị Út nhiệt tình với công tác dân vận

30/4/2017

 Nếu như trước đây, thôn Thanh Hà 1, xã Ia Hrung, huyện Ia Grai được biết đến như một địa bàn trọng điểm về an ninh nông thôn với nhiều tệ nạn, đặc biệt là ma túy thì những năm gần đây, nơi này đã có nhiều đổi thay tích cực và trở thành thôn văn hóa cấp huyện. Bộ mặt của thôn Thanh Hà 1 có nhiều khởi sắc, cuộc sống của người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Có thể nói, đó là kết quả đáng ghi nhận cho một hành trình khá gian nan, tốn nhiều công sức và tâm huyết của cả hệ thống chính trị và nhiều cá nhân ở địa phương, trong đó có bà Tăng Thị Út, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Ia Hrung.

Một số biện pháp phòng, chống giông, sét, lốc

28/4/2017

Nhằm nâng cao kỹ năng phòng, chống giông, sét, lốc, mưa đá cho cộng đồng, dân cư; đặc biệt là sau một số cơn mưa kèm theo các hiện tượng cực đoan như giông, sấm sét xảy ra trong thời gian vừa qua trên địa bàn tỉnh Gia Lai; Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (BCH PTTT&TKCN) tỉnh Gia Lai hướng dẫn một số biện pháp phòng, tránh giông, sét; và ứng phó với lốc như sau:

Plei Me – Niềm vui trên vùng chiến địa năm xưa

28/4/2017

Sau 6 năm thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM, bộ mặt nông thôn của tỉnh Gia Lai nói chung, các xã vùng sâu, vùng xa và vùng biên giới của tỉnh đã có nhiều đổi thay tích cực. Hạ tầng nông thôn ngày càng hoàn thiện, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày một nâng cao.
Một trong những nơi có sự thay đổi rõ nét từ chương trình xây dựng NTM đó chính là ở các vùng chiến địa năm xưa, trong đó có xã Ia Ga, huyện Chư Prông- nơi diễn ra chiến dịch Plei Me vào năm 1965. 52 năm – Chừng ấy thời gian cũng đã kịp phủ lên vùng chiến địa đầy mưa bom bão đạn năm xưa một màu xanh no ấm, đủ đầy.

Những lao công bên Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên

28/4/2017

Từ thập niên 30 của thế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) đã tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin vào Việt Nam qua những tác phẩm của mình, giúp công nhân lao động Việt Nam hiểu rõ hơn về phong trào cộng sản, công nhân, công đoàn thế giới, nhất là về Cách mạng Tháng Mười Nga và ngày Quốc tế Lao động (1/5), biểu hiện sự đoàn kết với vô sản, cần lao quốc tế. Ngày 01/5 gắn liền với cả một quá trình đấu tranh cách mạng ở trong nước cũng như ở nước ngoài.

Kỷ niệm 131 năm Ngày Quốc tế Lao động ( 1/5/1886 – 1/5/2017), mời quý vị và các bạn cùng chúng tôi đến với Quảng trường Đại Đoàn kết – thành phố Pleiku nơi đặt Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên để nghe câu chuyện của chính những người lao công đang từng ngày thầm lặng với công việc làm đẹp quảng trường.

Nhiều hoạt động ý nghĩa diễn ra trong Tháng công nhân năm 2017

28/4/2017

Ngày (1/5), ngày Quốc tế Lao động là sự kiện có ý nghĩa trên toàn thế giới nhằm khẳng định, bảo vệ và tôn vinh lợi ích chính đáng của người lao động. Tháng 5 hằng năm cũng chính là tháng diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi để hưởng ứng Tháng công nhân.

Thời điểm này, cùng với nhiều địa phương trên cả nước, tỉnh Gia Lai cũng đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực hướng đến người lao động, đặc biệt là công tác chăm lo đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho công nhân viên chức, người lao động (CNVC – NLĐ).

Sẽ áp dụng giá viện phí mới cho người không có bảo hiểm y tế

28/4/2017

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư số 02/2017/TT-BYT quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ Bảo hiểm y tế trong các cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám chữa bệnh trong một số trường hợp.

Đô thị Pleiku đổi thay sau 42 năm giải phóng

28/4/2017

Lịch sử dù có qua đi theo thời gian nhưng chắc chắn một điều rằng sẽ không bao giờ mất đi; và với những đô thị trung tâm như Pleiku thời gian  sẽ là nhân chứng cho những đổi thay hôm nay và mai sau. 42 năm sau ngày giải phóng, một Pleiku với những hoang tàn, đổ nát sau chiến tranh đã vươn mình mạnh mẽ và ngày càng phát triển.

Niềm vui định canh định cư ở làng mới H’Lang

28/4/2017

Trước đây 85 hộ dân tộc Jrai ở  xã Chư Rcăm, huyện Krông Pa (Gia Lai) nằm sát bên bờ sông Ba. Nhiều năm qua, mỗi khi mùa mưa đến các hộ này đều bị ngập lụt, và sạt lở, gây nguy hiểm đến tính mạng và tài sản của nhân dân. Để tạo điều kiện cho nhân dân có nơi ở mới, ổn định sản xuất, đảm bảo đời sống, năm 2012 thực hiện chính sách hỗ trợ di dân định canh định cư cho đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 33 của Thủ tướng Chính phủ, huyện Krông Pa đã triển khai dự án đinh canh định cư (ĐCĐC) buôn H’Lang, với tổng mức đầu tư gần 11 tỷ đồng. Sau hơn  4 năm  thực hiện, mới đây các hộ đã về làng mới, cuộc sống của người dân đã dần ổn định, góp phần vào thành công của  chương trình định canh định cư một thành tựu lớn của huyện Krông Pa  42 năm sau ngày giải phóng.