Gia Lai Đất Nước Con Người

RSS

Người góp phần bảo tồn, phát triển nghề dệt thổ cẩm

03/5/2023

Nghề dệt thổ cẩm là một trong những giá trị đặc sắc về văn hóa truyền thống của đồng bào Bahnar, Jrai ở Tây Nguyên. Luôn nặng lòng với văn hóa truyền thống, cùng với bàn tay tài hoa, khéo léo, chị Đinh Thị Drinh ở tổ dân phố Plei Nghe, thị trấn Kông Chro, huyện Kông Chro đã đóng góp quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Bahnar. Những sản phẩm đặc sắc của chị Đinh Thị Drinh cùng các chị em phụ nữ ở địa phương làm ra đã góp phần làm cuộc sống đẹp hơn.

Gia Lai – Đa văn hóa tỏa sắc

29/4/2023

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, mỗi dân tộc có nguồn gốc lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, có nền văn hóa truyền thống riêng. Tất cả đã hội tụ làm nên mái nhà Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.Gia Lai – Vùng đất có 44 dân tộc. Trong quá trình dựng xây và phát triển, những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc đã được hình thành và lưu giữ trên vùng đất đại ngàn. Gia Lai đã mang hơi thở của đời sống đương đại, nhưng vẫn giữ cho mình bản sắc vốn có. Chính điều này đã góp phần tạo nên nền văn hoá Việt Nam, văn hóa Tây Nguyên mang tính thống nhất trong đa dạng, tạo tính lan tỏa, cộng hưởng, cộng sinh trong bức tranh đa văn hóa…

Đảng viên Alip- nghệ nhân ưu tú của buôn làng

27/4/2023

Với đôi bàn tay tài hoa khi thành thạo cả về kĩ thuật chỉnh chiêng đến làm đàn, tạc tượng gỗ, đảng viên Alip ở làng Groi Wết từng được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú khi có nhiều đóng góp cho sự nghiệp gìn giữ và phát triển văn hóa dân gian truyền thống. Giờ đây ở tuổi gần lục tuần, ông vẫn đam mê với việc truyền dạy và đào tạo lớp trẻ. Với ông, đó cũng là trách nhiệm của người đảng viên với cộng đồng, với thế hệ hôm nay và cả mai sau.

Độc đáo lễ cúng giọt nước tại Làng Bồ

26/4/2023

Lễ cúng giọt nước là nghi thức quan trọng trong đời sống sinh hoạt, tâm linh của cộng đồng người Jrai ở tỉnh Gia Lai, được bà con ở các buôn, làng gìn giữ từ bao đời nay. Điều đáng mừng, trong mấy năm trở lại đây, nghi lễ này được ngành văn hóa và các địa phương quan tâm phục dựng, tạo nên sự hứng khởi và tiếp thêm động lực cho người dân trong công tác bảo tồn. Cùng đến với làng Bồ, xã Ia Yok, huyện Ia Grai tìm hiểu về nghi lễ tín ngưỡng hết sức độc đáo này.

Quảng trường Đại Đoàn Kết – Điểm hẹn tổ chức các sự kiện quan trọng

17/3/2023

Quảng trường Đại Đoàn Kết là công trình văn hóa tiêu biểu, đặc biệt quan trọng của tỉnh Gia Lai Tọa lạc tại trung tâm thành phố Pleiku, có vị trí thuận lợi, diện tích rộng rãi, 10 năm qua sau khi được xây dựng, hội tụ nhiều giá trị quý báu, Quảng trường Đại Đoàn Kết là nơi diễn ra nhiều sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa mang tầm cỡ quốc gia, quốc tế. Đây còn được xem là một công trình văn hóa kiến trúc nổi bật nhất của Gia Lai được xây dựng trong 48 năm qua, kể từ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Quảng trường Đại Đoàn Kết – Điểm đến ấn tượng

15/3/2023

Với tên gọi bắt nguồn từ tư tưởng của Bác Hồ vĩ đại về tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) – Quảng trường lớn nhất khu vực 05 tỉnh Tây Nguyên là nơi hội tụ, kết tinh văn hóa Tây Nguyên đặc sắc; là niềm tự hào không chỉ của Đảng bộ, quân và dân tỉnh Gia Lai mà còn cả khu vực Tây Nguyên. Sau một thập kỷ, kể từ khi khánh thành đến nay, Quảng trường Đại Đoàn Kết đã trở thành một điểm đến ấn tượng, thu hút đông đảo khách du lịch khi đến Gia Lai.

Quảng trường Đại Đoàn Kết – Trái tim phố núi

14/3/2023

Nằm ở trung tâm TP. Pleiku là tượng đài Bác Hồ uy nghi mà gần gũi, cùng quần thể các hạng mục công trình đặc sắc, ý nghĩa, ấn tượng. Trong suốt 1 thập kỷ qua, Quảng trường Đại Đoàn Kết được ví như là “trái tim phố núi” – là nơi để mỗi người dân Gia Lai tìm về và là điểm hẹn dành cho du khách thập phương.